Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Áp lực có xoay chuyển thành động lực?


Trước nhiều chính sách mới trong lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), có tác động lớn đến các doanh nghiệp dệt may, thì các DN này sẽ xoay chuyển thế nào để đáp ứng mà không bị suy giảm sức cạnh tranh?
Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Liệu có giải pháp tổng thể nào giúp cho DN dệt may không kiệt sức trước quỹ đạo tăng chóng mặt của lương và các khoản chi phí khác cho NLĐ? Áp lực này có xoay chuyển thành động lực để DN dệt may tạo nên thay đổi bứt phá, chứ không chỉ loay hoay đối phó?

Doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã tổ chức Hội thảo Tác động của chính sách mới trong lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH) đến doanh nghiệp dệt may vào sáng 4-10, tại Hà Nội.

Cập nhật những cơ chế, chính mới trong lĩnh vực lao động tiền lương và BHXH, ông Mai Đức Thiện, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu vùng năm 2018 với mức tăng 6,5%. Cơ sở xác định mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 dựa trên 2 chỉ số là chỉ số giá tiêu dùng và năng suất lao động. Theo tính toán, tổng mức chi phí của DN và người lao động cho các loại quỹ là khoảng 35%, trong đó DN là 23,5% và người lao động ở mức 11,5%. Ông Mai Đức Thiện đánh giá, mức chi phí này ở các DN trong nước cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực (các nước khoảng 13-14% cho cả hai bên). Tuy nhiên, các nước khác trong khu vực có nền lương đóng các loại quỹ cao hơn nước ta rất nhiều.

Nhiều DN tỏ ra băn khoăn, từ ngày 1-1-2018, tiền lương đóng BHXH cho người lao động bao gồm thêm các khoản bổ sung khác, nhưng không rõ các khoản bổ sung khác là những khoản gì và mức tăng là bao nhiêu? Lý giải điều này, ông Mai Đức Thiện cho biết, khoản bổ sung là những khoản đã được DN và người lao động thỏa thuận và có ghi trong hợp đồng lao động. Mặt khác, Luật BHXH 2014 cũng quy định những khoản đóng BHXH không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác.

Ông Mai Đức Thiện cũng lưu ý, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động đã được Quốc hội giao Chính phủ xem xét lại toàn bộ và trình Quốc hội vào thời gian thích hợp. Lý do là có nhiều vấn đề liên quan đến cạnh tranh của DN, liên quan đến thể chế khi có nhiều tác động của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Mặt khác, Bộ luật Hình sự có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2018 quy định một số tội liên quan đến lĩnh vực lao động, trong đó có tội trốn đóng BHXH, sa thải người lao động trái pháp luật… Theo đó, gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Tội trốn đóng BHXH, BHYT… đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm…

Cần có những quy định phù hợp hơn với ngành dệt may

Đánh giá những tác động của các chính sách đến ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may cho rằng, tính từ năm 2008 đến 2017, Nhà nước tăng lương tối thiểu vùng 10 lần với tỷ lệ cao, trong đó DN trong nước tăng bình quần 21,9%, còn DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,2%. Trong khi GDP giai đoạn 2008-2016 tăng bình quân 5,96%; CPI tăng 8,77% và năng suất lao động tăng 3,65%. Việc tăng lương tối thiểu vùng làm tăng nền đóng BHXH, tăng chi phí nhân công cho DN. Qua khảo sát hơn 20 DN lớn trong ngành dệt may, chi phí của DN tăng lên rất lớn. Riêng toàn ngành dệt may, với mức lương tối thiểu tăng lên 6,5% từ năm 2018 thì chi phí đóng BHXH, BHYT của DN lên tới hàng nghìn tỷ, riêng chi phí đóng quỹ công đoàn lên tới 500 tỷ trong toàn ngành.

 Ông Trương Văn Cẩm cũng cho rằng, Luật BHXH năm 2014 quy định từ ngày 1-1-2018, lao động nữ đóng BHXH 30 năm mới được hưởng 75% lương hưu. Tuy nhiên, với lao động nam lại có lộ trình bắt đầu từ năm 2022, đóng đủ 35 năm BHXH mới được hưởng 75% lương hưu là không hợp lý. Việc tăng thời gian đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng tối đa 75% lương hưu, trong khi người lao động ngành dệt may hầu hết là nữ và phải ra khỏi dây chuyền trước thời gian quy định được nghỉ hưu, do vậy không những khó đạt được mức lương hưu 75% mà mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi phải trừ 2% thay vì 1% lương hưu như trước đây sẽ tác động không nhỏ đến thu nhập người lao động. Hiện đang có tình trạng, người lao động gần đến tuổi nghỉ hưu thì xin nghỉ hàng loạt để không chịu tác động những quy định về BHXH từ năm 2018, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của DN. Vì vậy, theo ông Trương Văn Cẩm, cần bổ sung ngành dệt may vào danh mục ngành nghề được phép cho thuê lại lao động; nghiên cứu các quy định để người lao động không lợi dụng trợ cấp thôi việc…

PV


Các tin khác