Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp làm việc với Vinatex
Sáng 16/8, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp của Chính phủ do ông Nguyễn Hồng Long – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa của Tập đoàn.
Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác với Vinatex
Cùng đi với đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Tiếp và làm việc với đoàn công tác có ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex, ông Cao Hữu Hiếu – Tổng giám đốc Vinatex; Cơ quan Điều hành và lãnh đạo các Ban chức năng của Tập đoàn.
Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex báo cáo với Đoàn công tác về tình hình SXKD của Vinatex sau cổ phần hóa
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Vinatex đã nêu rõ tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn kể từ sau khi cổ phần hóa (CPH) vào năm 2015. Theo đó, so với thời điểm trước CPH, quy mô tổng tài sản của Tập đoàn tăng 13%; vốn chủ tăng 44%; Hiệu quả trên vốn chủ gia tăng theo từng năm; các năm đại dịch (2020) và khủng hoảng 2022 đều có lãi với mức tương đương và cao hơn thời điểm trước CPH; Năng suất lao động tăng 80%; Thu nhập bình quân của người lao động tăng 62%; Nộp ngân sách nhà nước tăng 10 – 15% qua các năm…
Tập đoàn đã tiến hành tái cấu trúc các doanh nghiệp và khoản đầu tư để tập trung vào lĩnh vực cốt lõi; Đổi mới công tác quản trị, hội tụ sức mạnh tập trung của các doanh nghiệp thành viên; Nghiên cứu sản phẩm mới, đa dạng hóa thị trường, thay đổi phương thức kinh doanh để nâng cao giá trị gia tăng; Đẩy mạnh công tác đào tạo để đảm bảo chất lượng vận hành, thích nghi trong bối cảnh mới; Tập trung đầu tư chiều sâu với công nghệ hiện đại nhằm cải thiện năng suất lao động…
Vận dụng tinh thần QĐ360/TTG ngày 17/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”, mặc dù không thuộc đối tượng song Vinatex đã chủ động xây dựng đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025, bổ sung gấp rút chiến lược thành phần mới cho Tập đoàn và doanh nghiệp chủ lực, để có “vũ khí” cạnh tranh trong giai đoạn bùng nổ kinh tế số, sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, zero phát thải carbon…
Trong dài hạn, Vinatex định hướng trở thành một điểm đến (one-stop) có khả năng cung ứng trọn gói giải pháp xanh cho khách hàng doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành dệt may thế giới, với quy mô hàng đầu Việt Nam và khu vực. Mục tiêu chiến lược cho giai đoạn 2021-2025 là trở thành một điểm đến trọn gói cho sản phẩm dệt kim phổ thông với quy mô sản xuất 30.000 – 35.000 tấn vải dệt kim/năm…
Tại buổi làm việc, Vinatex có một số đề xuất, kiến nghị tập trung vào việc: Thay đổi phương thức quản trị người đại diện, cần ủy quyền để tạo sự chủ động đối với những đại diện chuyên trách chuyên sâu về nghề dệt may; thay đổi chính sách đãi ngộ đảm bảo cạnh tranh trên thị trường, giữ chân người lao động có năng lực và thu hút được nhân tài…
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Long – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đánh giá cao kết quả Vinatex đã đạt được sau 8 năm thực hiện cổ phần hóa, nổi bật ở hiệu quả sản xuất kinh doanh và phương thức quản trị doanh nghiệp có nhiều bước tiến rõ rệt. Đồng thời, đề nghị Tập đoàn bổ sung, tổng hợp, hoàn chỉnh báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp để sớm trình Chính phủ xem xét tình hình hoạt động thực tiễn và những kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn.
PV