Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Bản tin pháp luật Tháng 05/2020 (Số 113)


  1. NGHỊ ĐỊNH & NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ
  2. Nghị định số ngày 05/5/2020 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Theo đó, miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trong 03 trường hợp sau:

  • Nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã.
  • Nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch.
  • Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác sử dụng.

Ngoài ra, miễn phí đối với:

  • Nước xả từ các nhà máy thủy điện.
  • Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.
  • Nước làm mát không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng…

Nghị định 53/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 và thay thế Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016.

  1. Nghị định ngày 27/5/2020 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Theo đó, doanh nghiệp được đề xuất áp dụng mức đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức đóng bình thường (chỉ phải đóng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thay vì 0,5%) khi đáp ứng các điều kiện sau:
  • Là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Trong vòng 03 năm liền trước năm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội.
  • Thực hiện báo cáo định kỳ tai nạn lao động, an toàn, vệ sinh lao động, chính xác, đầy đủ, đúng hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
  • Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Nghị định 58/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2020.

  1. Nghị quyết số ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.
  • Chính phủ đề ra mục tiêu từ năm 2020-2025 cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đang có hiệu lực thi hành (tính đến hết 31/5/2020 được các Bộ, cơ quan thống kê chi phí và công bố lần đầu trước 31/10/2020). Đồng thời, Chính phủ cũng dự định giảm tối đa số lượng và kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Để thực hiện được mục tiêu trên, Chính phủ đề ra các nhiệm vụ chính như sau: Thực hiện kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng năm; Cập nhật thường xuyên các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ; Tiếp nhận, thu thập, tổng hợp ý kiến, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định không còn phù hợp…

Nghị quyết 68/NQ-CP có hiệu lực từ ngày ký 12/5/2020.

  1. Nghị quyết số ngày 21/5/2020 của Chính phủ về việc xử lý vướng mắc đối với một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu.
  • Cụ thể, đối với dự án nhóm A, trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, doanh nghiệp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.
  • Bên cạnh đó, đối với dự án có giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu và không quá mức vốn của dự án nhóm B quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định đầu tư dự án theo điều kiện và thủ tục quy định tại Luật này.
  • Đồng thời, các Bộ là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương để hình thành tài sản công và giao cho doanh nghiệp quản lý, nhưng chưa tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị định 131/2018/NĐ-CP.

Nghị quyết 75/NQ-CP có hiệu lực từ ngày ký 21/5/2020

  1. THÔNG TƯ
  2. Thông tư số ngày 8/4/2020 của Bộ Công thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại Việt Nam- CuBa.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phải được cấp trong vòng 03 ngày, kể từ ngày xuất khẩu và có hiệu lực 01 năm kể từ ngày cấp. Giấy chứng nhận này sẽ không có giá trị nếu các thông tin được khai báo không đầy đủ, không hợp lệ. Trên Giấy chứng nhận phải có tên, chữ ký và con dấu của cơ quan có thẩm quyền. C/O có thể được cấp cùng ngày hoặc sau ngày phát hành hóa đơn thương mại nhưng không được cấp trước khi phát hành hóa đơn.
  • Đối với các C/O đã cấp mà cần thay đổi thông tin thì không được phép tẩy xóa hay viết thêm mà phải gạch bỏ chỗ sai và bổ sung thông tin cần thiết. Các thay đổi này phải được sự chấp thuận của người có thẩm quyền ký C/O và được cơ quan, tổ chức cấp C/O xác nhận. Trong trường hợp phát hành C/O mới thay thế C/O ban đầu thì C/O mới có số tham chiếu, ngày cấp của C/O ban đầu nhưng phải ghi rõ “replaces C/O No… date of issue…”. C/O mới sẽ có hiệu lực từ ngày cấp của C/O ban đầu.

Thông tư 08/2020/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/5/2020.

  1. Thông tư số ngày 14/5/2020 của Bộ Công Thương quy định về lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh, chuyển khẩu, nếu nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền thì việc nhập khẩu, tái xuất đó chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính được mở theo quy định tại Nghị định 112/2014/NĐ-CP. Quy định này được áp dụng cho cả hàng hóa nước ngoài tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan nếu hàng hóa được nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền.

Thông tư 09/2020/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 30/6/2020.

III. CÔNG VĂN      

  1. Công văn số ngày 20/5/2020 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020.

Bộ Tài chính lưu ý 06 nội dung liên quan đến gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế GTGT tại Điều 3 Nghị định 41 như sau:

  1. Số thuế TNDN còn phải nộp theo quyết toán của kỳ tính thuế năm 2019:
  • Không bao gồm số thuế TNDN tạm nộp theo quý quy định tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định 91/2014/NĐ-CP và Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC.
  • Tối đa bằng 20% tổng số thuế phải nộp cả năm theo quyết toán.
  1. Trường hợp doanh nghiệp có kỳ tính thuế TNDN theo năm tài chính không trùng năm dương lịch: thời hạn nộp thuế được gia hạn xác định phù hợp với kỳ tính thuế TNDN của doanh nghiệp.
  2. Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2019 theo quy định Luật Quản lý thuế làm tăng số thuế TNDN phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn:
  • Số thuế được gia hạn xác định theo nguyên tắc tại lưu ý (1) vừa nêu trên, trong đó số thuế phải nộp cả năm theo quyết toán căn cứ vào hồ sơ khai bổ sung.
  1. Trường hợp có kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế TNDN năm 2019 và ban hành kết luận trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn nộp thuế thì:
  • Tổng số thuế được gia hạn được xác định theo nguyên tắc tại lưu ý (1) nêu trên, trong đó số thuế phải nộp cả năm theo quyết toán căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra.
  • Thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN của kỳ tính thuế năm 2019.
  1. Đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất được gia hạn số thuế GTGT phải nộp bao gồm số thuế GTGT tại trụ sở chính và số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có hoạt động kinh doanh xây dựng vãng lai ngoại tỉnh, xây dựng công trình liên tỉnh.
  2. Đối với nhà thầu thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT, kho bạc nhà nước chưa thực hiện khấu trừ thuế GTGT (trong thời gian gia hạn) trên:
  • Số tiền thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
  • Các khoản thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện chịu thuế GTGT.

Công văn 5977/BTC-TCT được ban hành ngày 20/5/2020.


Các tin khác