Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Bản tin pháp luật Tháng 05/2021 (Số 124)


Bản tin pháp luật Tháng 05/2021 (Số 124)

I. NGHỊ ĐỊNH:

1.  ngày 21/05/2021 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len giai đoạn 2021-2022

– Hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Được nhập khẩu vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len;

+ Có chứng từ vận tại (bản sao) thể hiện đích đến là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len;

+ Có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bản sao và dịch tiếng anh hoặc tiếng Việt).

– Tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai tờ khai xuất khẩu, áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu, tính thuế và nộp thuế theo quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan nộp đầy đủ chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng quy định của Nghị định này và thực hiện khai bổ sung để áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu theo Hiệp định UKVFTA.

– Đối với hàng hoá nhập khẩu từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len vào Việt Nam, các điều kiện để được áp dụng thuế xuất thuế nhập khẩu ưu đãi gồm:

+ Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;

+ Được nhập khẩu vào Việt Nam từ Liên hiệp Vương quốc anh và Bắc Ai-len, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước);

+ Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định UKVFTA.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2021.

2.  ngày 21/05/2021 của Chính phủ quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường

Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường bao gồm dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Dự án đầu tư công (trừ các dự án đầu tư công khẩn cấp, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch);

– Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP);

– Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư;

– Dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2021.

3.  ngày 24/05/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

            – Bổ sung tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập…

            – Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm, mức phạt vi phạm các quy định về thực hiện kế hoạch môi trường; vi phạm quy định về thực hiện nghị quyết phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc triển khai xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường; vi phạm quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải có chức thông số vi sinh vật; vi phạm quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;…

            Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 10/07/2021.

II. THÔNG TƯ:

1.  ngày 14/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kéo dài hiệu lực thi hành của Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/03/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 127/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên quan chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19

– Kéo dài hiệu lực thi hành của Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/03/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 127/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giáo dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đến hết ngày 31/12/2021.

– Sau ngày 31 tháng 12 năm 2021, mức giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Thông tư số  ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2021.

2.  ngày 17/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế

 Theo đó Thông tư này có một số điểm mới sau:

– Bổ sung một số nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Điều 4;

– Bổ sung phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế (NNT) tại Điều 5, đó là phương pháp học máy bên cạnh phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm và phương pháp xếp hạng theo danh mục.

– Bổ sung các mức độ tuân thủ pháp luật thuế, rủi ro NNT gồm 4 mức độ: Tuân thủ cao, tuân thủ trung bình, tuân thủ thấp, không tuân thủ; phân loại rủi ro NNT là doanh nghiệp gồm 5 hạng: NNT rủi ro rất thấp, NNT rủi ro thấp; NNT rủi ro trung bình; NNT rủi ro cao; NNT rủi ro rất cao.

– Bổ sung đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro NNT trong quản lý thuế tại khoản 4 Điều 9.

Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/07/2021 và thay thế Thông tư số 204/2015/TT-BTC.

3.  ngày 17/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hoá của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần

            Theo đó, Thông tư này có một số điểm mới sau:

            – Cuộc bán đấu giá cổ phần không thành công là cuộc đấu giá thuộc một trong 04 trường hợp sau đây: Không có nhà đầu tư đăng ký tham gia; Chỉ có 01 nhà đầu tư đăng ký tham gia; Tất cả các nhà đầu tư không nộp phiếu tham dự đấu giá; Tất cả các nhà đầu tư trúng đấu giá trong cuộc đấu giá công khai nhưng từ chối mua.

            – Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa triển khai phương án bán cổ phần lần đầu theo các phương thức sau: Phương thức bán đấu giá; Phương thức thỏa thuận trực tiếp; Phương thức bảo lãnh phát hành; Phương thức dựng sổ. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc bán cổ phần theo các phương thức đã phê duyệt trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày phương án cổ phần hóa được phê duyệt.

            – Nhà đầu tư tham gia mua cổ phần theo phương thức đấu giá có trách nhiệm nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần đặt mua tính theo giá khởi điểm vào tài khoản của Tổ chức thực hiện bán đấu giá tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày đấu giá theo quy định. Đối với phương thức bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh phát hành nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần bảo lãnh đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh tại thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh phát hành.

            Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2021.


Các tin khác