Bản tin pháp luật Tháng 06/2021 (Số 125)
Bản tin pháp luật Tháng 06/2021 (Số 125)
- NGHỊ ĐỊNH:
- ngày 04/06/2021 của Chính phủ về việc bổ sung điểm (g) khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Theo đó, bổ sung đối tượng doanh nghiệp được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 01/01/2015.
– Đáp ứng điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo Luật sửa đổi các luật về thuế năm 2014;
– Được cơ quan cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Theo Phụ lục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may gồm:
– Xơ thiên nhiên: Bông, đay, gai, tơ tằm;
– Xơ tổng hợp: PE, Viscose;
– Sợi dệt kim, sợi dệt thoi, sợi Polyster có độ bền cao, sợi Spandex, Nylon có độ bền cao;
– Vải: Vải kỹ thuật, vải không dệt, vải dệt kim, vải dệt thoi;
– Chỉ may trong ngành dệt may;
– Hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm phục vụ ngành nhuộm hoàn tất vải;
– Phụ liệu ngành may: Cúc, mex, khoá kéo, băng chung.
Nghị định này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/06/2021.
- ngày 21/06/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
– Sau mỗi thời kỳ ổn định (05 năm) các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh rà soát, nâng mức độ tự chủ tài chính của đơn vị nhóm 3 như sau:
+ Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên sang đơn vị nhóm 2;
+ Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;
+ Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên.
– Lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
+ Đến năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, trường hợp do khó khăn khách quan cần xây dựng lộ trình khác, các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh trình Chính phủ xem xét, quyết định;
+ Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công đang được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí thì tiếp tục thực hiện theo giá tính đủ chi phí.
– Khi Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Ngân sách nhà nước chỉ cấp bổ sung sau khi đơn vị sử dụng hết nguồn trích lập cải cách tiền lương.
Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2021.
- THÔNG TƯ:
- ngày 26/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-Cp ngày 13/10/2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018; Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ
Theo đó:
– Điều chỉnh vốn điều lệ khi bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12, Điều 14 và Điều 18 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Điều 1 Nghị định số 121/2020/NĐ-CP; khoản 9 và khoản 10 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện vốn có trách nhiệm yêu cầu công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên thực hiện đăng ký số vốn tăng thêm theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đồng thời có thông báo bằng văn bản tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước đã đầu tư (thực góp) tại công ty và số lượng cổ phiếu do cổ đông nhà nước nắm giữ (đối với đầu tư vào công ty cổ phần) trong thời hạn 01 tháng sau khi công ty tăng vốn điều lệ để gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu theo dõi quản lý.
– Nguyên tắc, thẩm quyền quyết định và phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; khoản 15 và khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; khoản 18, khoản 19 Điều 2 và khoản 4, khoản 5 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.
Tổ chức có chức năng thẩm định giá căn cứ các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp quy định tại Thông tư số ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) để xác định giá khởi điểm chuyển nhượng vốn, trong đó giá trị thương hiệu (bao gồm cả giá trị văn hóa, lịch sử) trong giá trị doanh nghiệp được xác định theo các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định.
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/07/2021 và thay thế Thông tư số 219/2015/TT-BTC, Thông tư số 59/2018/TT-BTC.
- sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính
Theo đó, bổ sung dụng cụ y tế, thiết bị y tế chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% khi có một trong các loại giấy tờ sau:
– Giấy phép nhập khẩu;
– Chứng nhận đăng ký lưu hành;
– Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về y tế;
– Theo Danh mục tăng thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT và văn bản sửa đổi, bổ sung nếu có.
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2021.
- ngày 18/06/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt
Theo đó, Thông tư quy định về khung giá nước sạch sinh hoạt; nguyên tắc, phương pháp định giá nước sạch sinh hoạt (bao gồm cả nước sạch cung cấp cho mục đích sinh hoạt và cho mục đích khác). Cụ thể:
– Nguyên tắc xác định giá nước sạch:
+ Giá nước sạch được tính đúng, tỉnh đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ trong quá trình khai thác, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và có lợi nhuận;
+ Giá bản lẻ nước sạch bình quân do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định phải đảm bảo phù hợp với khung giá nước sạch quy định tại Điều 3 Thông tư này.
– Khung giá nước sạch:
+ Đô thị đặc biệt, đô thị loại: Giá tối thiểu 3.500 đồng/m3; giá tối đa 18.000 đồng/m3;
+ Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5: Giá tối thiểu 3.000 đồng/m3; giá tối đa 15.000 đồng/m3;
+ Khu vực nông thôn: Giá tối thiểu 2.000 đồng/m3; giá tối đa 11.000 đồng/m3;
– Phương pháp xác định tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch quy địn tại Điều 5.
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2021.
- ngày 18/06/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Theo đó, quy định giao dịch được đề nghị áp dụng APA như sau:
– Giao dịch được đề nghị áp dụng APA là các giao dịch liên kết được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
(Hiện hành, giao dịch được áp dụng APA là giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh liên quan đến hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thuộc phạm vi điều chỉnh của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá).
– Giao dịch được đề nghị áp dụng APA phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Giao dịch thực tế đã phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn đề nghị áp dụng APA.
+ Giao dịch có cơ sở để xác định được bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định 132/2020, dựa trên các thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế.
+ Giao dịch không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về thuế.
+ Giao dịch được thực hiện minh bạch, không nhằm mục đích trốn, tránh thuế hoặc lợi dụng Hiệp định thuế.
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/08/2021 và thay thế Thông tư số 201/2013/TT-BTC.
- ngày 11/06/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
Theo đó, để hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ phải được nộp cho cơ quan hải quan Việt Nam trong thời gian 02 năm kể từ thời điểm nhập khẩu.
Cơ quan hải quan có thể yêu cầu bản dịch nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ không phải bằng tiếng Anh.
Bên cạnh đó, quy định về thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ theo UKVFTA như sau:
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành tại Nước thành viên xuất khẩu và phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực.
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu sau thời hạn hiệu lực quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 02/2021 vẫn có thể được chấp nhận để hưởng ưu đãi thuế quan UKVFTA trong trường hợp: Nhà nhập khẩu không thể nộp các chứng từ đó trong thời hạn hiệu lực vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu.
– Trong trường hợp xuất trình muộn khác, cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa đã được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực được quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 02/2021.
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/06/2021.