Bản tin pháp luật Tháng 06/2023 (Số 148)
- NGHỊ ĐỊNH:
- ngày 29/6/2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng
Theo đó:
– Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng đối với người lao động từ 12,5% đến 20,8%, áp dụng từ ngày 01/7/2023;
– Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP;
– Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.
Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/8/2023.
- ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội
Theo đó, từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 giảm thuế GTGT như sau:
– Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
+ Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
+ Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
+ Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
+ Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của thì thực hiện theo quy định của và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
– Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
- THÔNG TƯ:
- 1. ngày 31/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xử hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Theo đó,
– Nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì nộp hồ sơ gồm:
+ 01 bản chính đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC.
+ 01 bản chụp bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.
+ 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc GCN phân tích thành phần (nếu có).
+ 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.
– Khai, nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
+ Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên tờ khai hải quan điện tử tại ô “mô tả hàng hóa” theo mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC cụ thể như sau:
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn về xuất xứ hàng hóa: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&VN”;
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#& (mã nước xuất xứ của hàng hóa)”;
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau, không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam, không đáp quy định tại hai trường hợp trên: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&KXĐ”;
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại ô “xuất xứ” trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được xác định trước xuất xứ theo văn bản thông báo của Tổng cục trưởng TCHQ, người khai hải quan khai số, ngày, thời hạn hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ tại ô “giấy phép” trên TKHQ điện tử theo mẫu 02 Phụ lục II hoặc TKHQ giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ, cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư 33/2023/TT-BTC.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023.
- ngày 06/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
Theo đó,
– Trường hợp cấp mới giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 60.000 đồng/bộ C/O;
– Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 30.000 đồng/bộ C/O.
– Nộp phí khi nộp hồ sơ cấp mới/cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/7/2023.
- ngày 15/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người họ đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng
Theo đó, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau:
(1) Tên ngành, nghề đào tạo.
(2) Trình độ đào tạo.
(3) Khối lượng kiến thức tối thiểu.
(4) Yêu cầu về năng lực:
– Yêu cầu về kiến thức.
– Yêu cầu về kỹ năng.
– Mức độ tự chủ và trách nhiệm.
Ngoài ra, Thông tư còn sửa đổi quy trình xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu năng lực đối với người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2023.
- ngày 15/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
Theo đó, sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da là ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Cụ thể:
– Công nghệ dệt với mã ngành trung cấp là 5540203; với mã ngành cao đẳng là 6540203;
– May thời trang với mã ngành trung cấp là 5540205; với mã ngành cao đẳng là 6540205.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2023 và áp dụng đối với các khóa học tuyển sinh và tổ chức đào tạo từ ngày 30/7/2023.
- ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
Theo đó, từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023, giảm 20% mức thu lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh, tem AB.
Đồng thời, giảm từ 10% – 50% mức thu đối với 35 khoản phí, lệ phí từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023 nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đơn cử như:
– Lệ phí cấp căn cước công dân;
– Phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường;
– Lệ phí cấp chứng nhận (chứng chỉ) năng lực hoạt động xây dựng chi tổ chức; Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng cho cá nhân;
– Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;
– Phí thẩm định thiết kế kỹ thuật (phí thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở); Phí thẩm định dự toán xây dựng;
– Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;
– Phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện;
– Phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn;
– Phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán;
– Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự; giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự;
– Phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
– Phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy;…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023.
- QUYẾT ĐỊNH:
- ngày 16/6/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại ngày 30/12/2016
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/ năm (cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 năm). Giảm 0,5% so với ngày 31/3/2023: 4,5%/năm.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/6/2023 và thay thế ngày 31/3/2023.