Bản tin pháp luật Tháng 09/2021 (Số 128)
Bản tin pháp luật Tháng 09/2021 (Số 128)
- NGHỊ ĐỊNH:
- ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với sơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Theo đó, ngoài quy định về nguyên tắc xác định học phí, mức trần học phí được quy định như sau:
– Học phí đối với giáo dục nghề nghiệp:
+ Mức trần học phí năm học 2021 – 2022 đối với chương trình đào tạo cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư với nhóm ngành, nghề đào tạo sản xuất, chế biến, xây dựng; kỹ thuật công nghệ thông tin là 940.000.000 đồng/sinh viên/tháng;
+ Mức trần học phí đối với khối ngành kỹ thuật đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau: Năm học 2022-2023 là 1.870.000 đồng/sinh viên/tháng; năm học 2023-2024 là 1.992.000 đồng/sinh viên/tháng; năm học 2024-2025 là là 2.040.000 đồng/sinh viên/tháng; năm học 2025-2026 là 2.400.000 đồng/sinh viên/tháng;
+ Mức trần học phí đối với khối ngành sản xuất đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau: Năm học 2022-2023 là 1.794.000 đồng/sinh viên/tháng; năm học 2023-2024 là 1.909.000 đồng/sinh viên/tháng; năm học 2024-2025 là 1.955.000 đồng/sinh viên/tháng; năm học 2025-2026 là 2.300.000 đồng/sinh viên/tháng;
+ Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí trên; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đàu tư được chủ động xây dựng và quyết định mức học phí theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.
– Học phí đối với giáo dục đại học:
+ Mức trần học phí năm học 2021 – 2022 đối với khối ngành đào tạo đại học tại các cơ cở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư với nhóm ngành công nghệ kỹ thuật; kỹ thuật; sản xuất là 1.170.000 đồng/sinh viên/tháng; đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là 2.400.000 đồng/sinh viên/tháng;
+ Mức trần học phí đối với khối ngành đào tạo đại học công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất tại cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau: Năm học 2022-2023 là 1.450.000 đồng/sinh viên/tháng; năm học 2023-2024 là 1.640.000 đồng/sinh viên/tháng; năm học 2024-2025 là 1.850.000 đồng/sinh viên/tháng; năm học 2025-2026 là 2.090.000 đồng/sinh viên/tháng.
Học phí với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên được xác định tối thiểu bằng 2 lần mức trần học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên; học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.
Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2021.
- ngày 25/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử
Theo đó, các hình thức hoạt động sản giao dịch thương mại điện tử được sửa đổi, bổ sung 4 hình thức: (i) Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hoá hoặc dịch vụ; (ii) Websitte cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng; (iii) Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hoá và dịch vụ; (iv) Mạng xã hội có một trong các hình thức trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc hoạt động đó.
Ngoài ra, Nghị định còn bổ sung quy định về thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam là thương nhân, tổ chức có một trong các hình thức sau: Website thương mại điện tử dưới tên miền Việt Nam; website thương mại điện tử có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt; website thương mại điện tử có trên 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong một năm.
Bên cạnh đó, điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử gồm: Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam; nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 01 doanh nghiệp Việt Nam trở lên thuộc nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam.
Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.
- NGHỊ QUYẾT:
- ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnhh dịch Covid-19
Theo đó, mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, HTX, hộ kinh donah gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; giảm thiểu tối đa DN, HTX, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động dịch Covid-19.
Phấn đấu đến hết năm 2021 luỹ kế ít nhất 1 triệu lượt khách hàng là DN, HTX, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng ứng phó với dịch bệnh. Đại đa số các DN, HTX, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ, đào tạo lao động… cho các DN, HTX, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Chính phủ quyết nghị thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
– Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho DN, HTX, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch;
– Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng;
– Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho DN, HTX, hộ kinh doanh;
– Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/9/2021.
- ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Ban hành theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Theo đó,
* Hỗ trợ bằng tiền cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ kết dư Quỹ BHTN:
– Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền là:
+ NLĐ tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021, trừ NLĐ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên.
+ NLĐ đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/10/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu (không bao gồm người hướng lương hưu hàng tháng).
– Mức hỗ trợ dự trên thời gian đóng BHTN nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
+ Thời gian đóng BHTN dưới 12 tháng: Hỗ trợ 1.800.000 đồng/người;
+ Thời gian đóng BHTN từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: Hỗ trợ 2.100.000 đồng/người;
+ Thời gian đóng BHTN từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: Hỗ trợ 2.400.000 đồng/người;
+ Thời gian đóng BHTN từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: Hỗ trợ 2.650.000 đồng/người;
+ Thời gian đóng BHTN từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: Hỗ trợ 2.900.000 đồng/người;
+ Thời gian đóng BHTN từ đủ 132 tháng trở lên: Hỗ trợ 3.200.000 đồng/người.
– Thời gian thực hiện việc hỗ trợ NLĐ từ ngày 01/10/2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12/2021.
* Giảm mức đóng vào Quỹ BHTN cho NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19:
– Đối tượng áp dụng: NSDLĐ quy định tại Điều 43 Luật Việc làm (không bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia BHTN trước 01/10/2021.
– Mức giảm đóng: Giảm đóng từ 1% xuóng 0% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN.
– Thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, kể từ 01/10/2021-30/9/2021.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (24/9/2021).
III. THÔNG TƯ:
- 1 ngày 07/9/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) khi:
– Nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022; và
– Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thoả thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022 (trước đó, tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN quy định việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí đến ngày 31/12/2021).
Thông tư này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/9/2021.
- ngày 07/9/2021 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH sửa đổi Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động
Theo đó:
– Sửa đổi Điều 4 về trình tự, thủ tục bảo vệ: “Trình tự, thủ tục bảo vệ được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Tố cáo”.
– Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 8 như sau: “Trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp mà người lao động đó là thành viên phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời báo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và báo cáo tổ chức đại diện cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ”.
– Bãi bỏ Điều 5, Điều 6 Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH.
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2021.
- ngày 17/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
Theo đó, sửa đổi quy định về phân loại doanh nghiệp (DN) để thực hiện đánh giá xếp loại DN như sau:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ vào danh mục sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên để phân loại DN.
(So với hiện hành, cụm từ “sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên” được sử dụng để thay cho cụm từ “sản phẩm, dịch vụ công ích”).
Đối với DN an ninh quốc phòng, Cơ quan đại diện chủ sở hữu (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) quyết định phân loại DN cụ thể đối với từng DN.
Việc phân loại DN để thực hiện đánh giá xếp loại DN được Cơ quan đại diện chủ sở hữu nêu cụ thể trong quyết định giao kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho từng DN.
Trường hợp là DN hoạt động kinh doanh thì xếp loại DN theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
Trường hợp là DN thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên thì xếp loại DN theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2021.
- ngày 17/9/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ
Theo đó, Thông tư này quy định một số nội dung về hoá đơn điện tử gồm:
– Uỷ nhiệm lập hoá đơn điện tử;
– Mẫu hiển thị các loại hoá đơn điện tử;
– Ký hiệu mẫu số hoá đơn điện tử, ký hiệu hoá đơn điện tử;
– Chuyển đổi áp dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
– Áp dụng hoá đơn điện tử đối với một số trường hợp khác;
– Hoá đơn điện tử có mã số của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nội với dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
– Tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hoá đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
– Dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hoá đơn và các dịch vụ khác có liên quan.
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022.
- QUYẾT ĐỊNH:
- ngày 08/9/2021 về việc hỗ trợ cho trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19
Theo đó, đối tượng hỗ trợ là trẻ em là con của sản phụ bị nhiếm Covid-19 được sinh ra trong khoảng thời gian từ 27/4/2021 đến 31/12/2021, với mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/trẻ em, nguồn kinh phí được vận động từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 08/9/2021.
- ngày 25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
Theo đó, đối tượng được giảm tiền thuê đất của năm 2021 là:
Tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.
Về mức giảm tiền thuê đất:
– Giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021, không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2021 và tiền chậm nộp (nếu có).
– Mức giảm tiền thuê đất này được tính trên số tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định thì mức giảm 30% tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp sau khi đã được giảm theo quy định của pháp luật.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (25/9/2021).