Bản tin pháp luật Tháng 10/2021 (Số 129)
Bản tin pháp luật Tháng 10/2021 (Số 129)
- NGHỊ ĐỊNH:
ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19
Theo đó,
– Việc giảm thuế TNDN áp dụng với tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật;
+ Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định;
+ Tổ chức khác được thành lập theo quy định có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.
+ Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2021 đối với trường hợp DN quy định tại khoản 1 Điều này, có doanh thu trong kỳ tính thuế của năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế của năm 2019. Không áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách.
+ Cách xác định số tiền thuế thu nhập được giảm: Số tiền thuế TNDN được giảm trong kỳ tính thuế năm 2021 được tính trên toàn bộ thu nhập của DN, bao gồm cả khoản thu nhập được quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật thuế TNDN, số thuế TNDN được giảm quy định tại Nghị định này được tính trên số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021, sau khi đã trừ đi số tiền thuế TNDN mà DN đang được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Kê khai giảm thuế thực hiện theo khoản 4 Điều 1 Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực thi hành (tức ngày 19/10/2021).
- NGHỊ QUYẾT:
- Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
Theo đó, sửa đổi quy định về chính sách hỗ trợ với NLĐ ngừng việc như sau:
– NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động bị ngừng việc vì lý do theo khoản 3 Điều 99 ; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Phải điều trị Covid-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước theo nguyên tắc của Chỉ thị của Thủ tướng;
+ Do NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện,…trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch:
Từ 14 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Mức hỗ trợ một lần 01 triệu đồng/người.
Hiện hành chỉ quy định áp dụng với đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Nghị quyết này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (08/10/2021).
- ngày 11/10/2021 của Chính phủ Ban hành Quy chế tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”
Theo đó, áp dụng thống nhất trên toàn quốc các nội dung về biện pháp phòng chống dịch theo cấp độ được quy định tại Nghị quyết 128, tạm thời không áp dụng các quy định sau:
– Chỉ thị ngày 27/3/2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
– Chỉ thị ngày 31/3/2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19;
– Chỉ thị ngày 24/4/2020 về tiếp tục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới;
– Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của BCĐQG phòng, chống dịch COVID-19 ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19”;
– Khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 do Chính phủ ban hành;
Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cao hơn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết này chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2021.
- ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19
Theo đó, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật thuế TNDM :
– Có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng;
– Doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.
Lưu ý: Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021.
Bên cạnh đó, miễn thuế TNCN, thuế GTGT và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các tháng quý III, IV năm 2021 với:
Hộ, cá nhân tại địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021 do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Không áp dụng miễn thuế với khoản thu nhập, doanh thu từ cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện tử, phim số, ảnh số, nhạc số; quảng cáo số.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (19/10/2021).
- QUYẾT ĐỊNH:
- ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Theo đó, trình tự, thủ tục thực hiện đối với NLĐ đang tham gia BHTN như sau:
– Cơ quan BHXH lập danh sách NLĐ đang tham gia BHTN theo Mẫu số 01 gửi NSDLĐ.
Chậm nhất đến hết ngày 20/10/2021, cơ quan BHXH hoàn thành việc gửi danh sách đến tất cả NSDLĐ và công khai thông tin danh sách NLĐ thuộc đối tượng hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của BHXH cấp tỉnh.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách do cơ quan BHXH gửi, NSDLĐ công khai danh sách NLĐ thuộc đối tượng được hỗ trợ để NLĐ biết, đối chiếu, bổ sung thông tin (nếu có);
Sau đó, NSDLĐ lập và gửi danh sách NLĐ có thông tin đúng, đủ và NLĐ tự nguyện không nhận hỗ trợ theo Mẫu số 02 đến cơ quan BHXH.
– Trường hợp có thông tin NLĐ cần điều chỉnh thì NSDLĐ lập theo Mẫu số 03, kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định đến cơ quan BHXH chậm nhất đến hết ngày 10/11/2021.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách NLĐ đúng, đủ thông tin và trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách NLĐ điều chỉnh thông tin do NSDLĐ gửi, cơ quan BHXH chi trả tiền hỗ trợ, khuyến khích chi trả qua tài khoản ngân hàng của NLĐ.
Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan BHXH thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (01/10/2021).
- ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025
Theo đó, để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, một số giải pháp phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại được đưa ra như sau:
– Phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, dựa trên ứng dụng những công nghệ cốt lõi như: trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn (AI, Big Data, Data Analytics), điện toán đám mây (Cloud Computing),…;
– Đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động, như: thanh toán qua QR Code, thanh toán di động (Mobile Payment), Ví điện tử,…;
– Khuyến khích đầu tư phát triển, sắp xếp hợp lý và gia tăng chức năng, tiện ích trên các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, POS) với các hình thức phù hợp, hiệu quả;
– Xây dựng các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử;
– Xây dựng hệ thống giải quyết phản ánh khiếu nại tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (ngày 28/10/2021)
- CHỈ THỊ:
- ngày 03/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị liên quan:
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, lao động nước ngoài được nhập cảnh và thực hiện cách ly theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước rà soát, kịp thời hướng dẫn các chính sách, quy định về miễn giảm thuế, triển khai để ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng cho các doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết ngày 09/9/2021.
Bộ Y tế khẩn trương ban hành các quy định cụ thể về:
– Giãn cách, xét nghiệm trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Quy định về điều kiện sản xuất và cách thức xử lý khi phát hiện người lao động trong khu cụm công nghiệp nhiễm COVID-19;
– Quy định về biện pháp cách ly người tiếp xúc gần nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ thị có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (03/10/2021).