Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất 3 phương án dừng đóng một phần Quỹ BHXH
Ngành dệt may kiến nghị nhiều chính sách dừng đóng BHXH, BHTN và hỗ trợ tiền lương để tránh rơi vào kịch bản 50 % lao động dệt may có nguy cơ thiếu việc trong vài tháng tới vì Covid-19.
Đây là nội dung buổi trao đổi giữa Hiệp hội dệt may VN và Bộ LĐ-TB&XH chiều 25/3 tại Hà Nội. Tại đây, Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết 3 đề xuất mới trong việc tạm dừng đóng một phần Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) trong điều kiện dịch Covid-19 còn phức tạp.
Kịch bản xấu tới hàng triệu lao động
Thông tin tại buổi trao đổi, ông Lê Tiến Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam – cho biết, ngành dệt may Việt Nam hiện có khoảng 6.800 doanh nghiệp với 2,8 triệu lao động.
Quy mô tiêu thụ của toàn ngành dệt may VN đạt khoảng 45 tỉ đô la, trong đó năng lực tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 5 tỉ đô la, còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu.
“Dịch Covid-19 khiến thị trường Mỹ đóng cửa. Nhiều khách hàng lớn báo huỷ, hoãn việc thực hiện hợp đồng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới công ăn việc làm của người lao động dệt may” – ông Trường cho biết.
Tìm giải pháp tạo việc làm cho lao động ngành dệt may trước diễn biến của dịch Covid-19
Dự báo của Hiệp hội, nếu dịch Covid-19 diễn biến xấu trong 4-5 tháng tiếp theo, nhiều doanh nghiệp sẽ thực sự đối mặt với kịch bản xấu.
Nhằm giảm áp lực, đại diện Hiệp hội dệt may kiến nghị việc tạm dừng ngay việc đóng vào Quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và kinh phí công đoàn tới tháng 6/2020 hoặc tới tháng 12/2020 tuỳ theo tình hình thực tế.
“Nếu chỉ được dừng đóng BHXH với tỷ lệ nhất định, Bộ nên nghiên cứu cho doanh nghiệp áp dụng việc dừng đóng khi thiệt hại thấp chứ không chờ tới mức 50%. Đồng thời bổ sung thêm nguồn chi lương cho người lao động ngừng việc do dịch Covid-19” – ông Lê Tiến Trường kiến nghị.
Giải thích về đề xuất trên, ông Lê Tiến Trường đơn cử về một Tổng công ty may thuộc loại lớn nhất của Việt Nam với 35.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 700 triệu đô la/năm.
Khi áp dụng quy định trả lương ngừng việc do dịch bệnh, Tổng công ty này sẽ phải chi ra tối thiểu 140 tỉ đồng/tháng.
“Nếu áp dụng khoảng chi trên liên tiếp trong 3- 4 tháng tới đây, Tổng công ty lớn này sẽ mất hoàn toàn số vốn chủ sở hữu…” – ông Trường lo lắng.hấn để phóng to ảnh
Nếu Tổng công ty chọn cách chấm dứt hợp đồng lao động để tránh tình trạng phải trả lương như trên, nhiều khó khăn sẽ phát sinh: Quỹ BHTN sẽ phải bù một khoản kinh phí lớn cho người lao động, người lao động mất việc và doanh nghiệp lại thiếu lao động nếu dịch Covid-19 qua đi và có đơn hàng mới.
“Trong 2-3 tháng tới, Hiệp hội kiến nghị việc dùng Quỹ BHTN hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc trả lương ngừng việc cho người lao động theo tỉ lệ Quỹ BHTN chi 50 % hoặc 40 % và doanh nghiệp chi phần còn lại…” – ông Trường đề nghị.
Khó dừng đóng toàn bộ Quỹ BHXH
Ghi nhận kiến nghị của Hiệp hội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết tinh thần của việc hỗ trợ là hướng tới người lao động, doanh nghiệp nhưng cần bảo toàn Quỹ BHXH.
“Ngành dệt may đang thu hút tới 2,8 triệu người lao động làm việc. Chưa kể phía sau họ còn có những người thân trong gia đình. Con số này có thể lên tới cả chục triệu người. Bởi vậy, những khó khăn của lao động ngành may đang tác động tới xã hội” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định.
Liên quan tới đề xuất dừng đóng toàn bộ Quỹ BHXH, Bộ trưởng cho biết không thể áp dụng được điều này. Vì Quỹ BHXH có nhiều thành phần, như: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí và tử tuất.
Với những vấn đề vượt thẩm quyền, Bộ cần xin ý kiến của Chính phủ, thậm chí là Quốc hội để sửa luật liên quan mới có thể áp dụng được.
Đồng thời, Bộ trưởng gợi ý việc đề xuất ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp vay để trả lương ngừng việc cho người lao động do dịch Covid-19. Về lãi suất, Nhà nước sẽ hỗ trợ mức vay ưu đãi cùng các điều kiện liên quan.
Về bảo hiểm thất nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đưa ra đề xuất người lao động sẽ được tạm dừng đóng từ tháng 2-12/2020.
Đề xuất 3 phương án tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ đang trình Chính phủ 3 phương án trên cơ sở Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Phương án 1: Theo quy định hiện đang áp dụng. Doanh nghiệp được tạm dừng đóng một phần Quỹ BHXH khi có 1 trong 2 điều kiện: Từ 50 % lao động đóng BHXH phải tạm thời nghỉ việc hoặc thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản, không kể giá trị tài sản là đất.
Phương án 2: “Nới rộng” quy định về mức thiệt hại và hỗ trợ. Tuỳ theo tình hình thiệt hại của doanh nghiệp do Covid-19 gây ra. Mức suy giảm và có tỷ lệ lao động bị ngừng việc tới đâu thì hỗ trợ ở mức bấy nhiêu.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong chừng mực nào đó, chính sách này là công bằng và hỗ trợ những doanh nghiệp sử dụng đông lao động.
“Mức thiệt hại 10 % ở doanh nghiệp quy mô 100 lao động sẽ khác với doanh nghiệp quy mô 5.000 – 10.000 lao động. Nếu cứng nhắc chờ tới mức 50 % người lao động có BHXH bị ngừng việc thì hậu quả sẽ rất lớn ở doanh nghiệp đông lao động” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Phương án 3: Tạm dừng đóng vào quỹ hưu và tử tuất cho tất cả các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đặc biệt là những doanh nghiệp thiêt hại nặng như vận tải, du lịch, chế biến thuỷ sản, may mặc…Thời hạn tạm dừng có thể kéo dài tới tháng 6. Nếu còn khó khăn thì có thể kéo dài tới tháng 12/2020.
Theo //dantri.xatosex.com/