Chế tạo áo “điều hòa không khí”, dệt “áo giáp” và hết mình vì “thời trang” – Tin tức về các doanh nghiệp thời trang Thạch Sư đang khám phá chuyển đổi
Một chiếc áo len tự động sinh nhiệt, một chiếc áo khoác bông có thể chuyển ánh sáng mặt trời thành điện năng, một bộ quần áo mô tô tự bung ra túi khí khi gặp va chạm và một bộ đồng phục thanh niên mang đậm phong cách Trung Quốc … Phóng viên gần đây đã đến thăm một Công ty thời trang ở Thạch Thất, Tuyền Châu, Phúc kiến, Trung Quốc và phát hiện một số trang phục ẩn chứa nhiều “bí ẩn”.
Năm 2020, do ảnh hưởng của đợt đại dịch mới, sức tiêu thụ yếu và chi phí vận chuyển hàng hóa tăng vọt, nhiều công ty thương mại nước ngoài bị thua lỗ nặng. Nhưng doanh thu của Công ty TNHH công nghệ thời trang Nhất Bút Thành ở Thạch Thất, Tuyền Châu, Phúc Kiến lại đi ngược xu hướng, tăng trưởng 60% so với năm 2019.Ông Trang Tiểu Thanh, Tổng giám đốc Công ty này cho biết: Vì sự chuyển đổi, công ty Nhất Bút Thành đã từ bỏ cách làm quần áo truyền thống cũ, lấy sự khác biệt hóa sản phẩm làm phương hướng chuyển đổi, kiên trì và quyết tâm sử dụng công nghệ để nâng cao vị thế của quần áo và đi theo con đường thông minh hóa trang phục.Ông Trang Tiểu Thanh nói: “Chúng tôi đã nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm bằng cách tăng cường chức năng kiểm soát nhiệt độ, chức năng chống thấm nước và thoáng khí, chức năng bảo vệ khẩn cấp và các chức năng khác của quần áo, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn và có thể bù đắp được ảnh hưởng của việc tăng chi phí vận chuyển hàng hóa ở nước ngoài. “.
Công ty Nhất Bút Thành được thành lập vào năm 2013, đến năm 2015 mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty vẫn là mặt hàng quần áo cấp thấp, nhưng sự cạnh tranh trong lĩnh vực mặt hàng cao, lợi nhuận ít. Để tồn tại, từ năm 2015 Công ty Nhất Bút Thành đã bắt đầu chuyển hướng sang loại hình trang phục thông minh.
Sản xuất trang phục thông minh không thể tách rời đầu tư vào công nghệ. Vì mục tiêu này, Nhất Bút Thành dùng cổ phần để khuyến khích, thu hút nhân tài và thành lập nhóm nghiên cứu và thiết kế. Ngoài ra, đối với những đề tài không có khả năng giải quyết, Nhất Bút Thành giao cho các viện nghiên cứu khoa học và trường đại học để thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài. Trong những năm gần đây, đầu tư cho nghiên cứu khoa học của công ty chiếm hơn 14% doanh thu.
Hiện nay, Nhất Bút Thành đã thiết lập một dây chuyền hoàn chỉnh từ R & D, thiết kế đến sản xuất. Giá xuất xưởng của một sản phẩm cao hơn gấp ba hoặc bốn lần so với trước khi chuyển đổi và 70% sản lượng được bán cho các nước phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Sự hỗ trợ của công nghệ chỉ là một con đường để chuyển đổi. So với trang phục làm “điều hòa nhiệt độ” và “áo giáp” của công ty Nhất Bút Thành, công ty TNHH Dệt may thời trang Jijile chuyên về thời trang trẻ em ở thành phố Thạch Sư lại hết mình vì “thời trang”, nỗ lực thể hiện phong cách của người Trung Quốc
Theo chủ tịch Wu Qing Hu của Công ty JiJile: trong những năm gần đây, do chi phí lao động tăng cao và sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may Đông Nam Á, sự cạnh tranh trên thị trường thời trang trẻ em ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy, Công ty JiJile từ năm 2016 bắt đầu tìm kiếm sự đột phá, lấy việc thiết kế có hồn cho các bộ đồng phục học sinh làm phương hướng chuyển đổi.
Ông Wu QingHu chia sẻ: “Công ty JiJile đã sớm ra mắt đồng phục cho thế hệ trẻ tiên phong. Chúng tôi đã sử dụng những nét văn hóa như nghệ thuật tết dây của Trung Quốc, Vạn lý trường thành, ngôi sao năm cánh và các yếu tố khác trong các chi tiết ở cổ áo, ống tay, cúc áo và một số bộ phận khác.. Học sinh là tương lai của đất nước, vì vậy thiết kế dành cho học sinh cần có tính giáo dục tư tưởng và thể hiện những di sản văn hóa”.
Qiu HanQing – Chủ tịch Hội xúc tiến Thương mại Quốc tế thành phố Thạch Sư cho biết: học sinh là một quần thể đặc biệt, nhưng chất liệu vải của đồng phục học sinh truyền thống lại kém, thiếu sự chỉn chu trong thiết kế và tương đối cứng nhắc. Tuy nhiên, một số công ty thời trang trẻ em ở Thạch Sư nhấn mạnh văn hóa truyền thống Trung Quốc và các giá trị chủ đạo trong thiết kế trên các chi tiết, đây chính là nguồn gốc cạnh tranh của sản phẩm.
Ji Jile đã nếm trải “vị ngọt” sau khi chuyển đổi hướng đi. Giá trị sản lượng đồng phục học sinh hàng năm của công ty đã tăng từ hơn 10 triệu nhân dân tệ từ năm 2016 lên khoảng 150 triệu nhân dân tệ vào năm 2020. “Trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh khiến hoạt động ngoại thương và các công ty thời trang trẻ em khác bị thu hẹp đáng kể, đồng phục học sinh đã giúp doanh nghiệp chúng tôi có thể đứng vững”, ông Wu QingHu nói.
Để tăng cường thiết kế, nghiên cứu và phát triển, chúng tôi hợp tác với Hiệp hội ngành thiết bị Giáo dục Phúc Kiến để thành lập một Viện nghiên cứu thời trang trong khuôn viên trường và cố gắng mỗi năm cho ra hơn 100 sản phẩm mới”, ông Wu QingHu cho biết.
Hong Woyi – Phó chủ tịch Phòng Thương mại Thanh niên thành phố Thạch Sư cho biết: “Hàng dệt may và thương mại quốc tế ở Thạch Sư rất phát triển, nổi tiếng khắp cả nước trong những năm 1980,1990 và từng được gọi là Hồng Kông thu nhỏ. Nhưng những năm gần đây, nhiều công ty cạnh tranh trong lĩnh vực cấp thấp này, cuộc chiến về giá cả với nhiều mức giá, khách hàng trong và ngoài nước đều ép giá dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ngày càng thấp, thậm chí nhiều công ty có khả năng bị “xóa sổ” bởi sự biến động tỷ giá. Do vậy, chỉ thay đổi mới có thể có lối thoát”.
Nguồn: Trang Tân Hoa 15h45 ngày 01/02/2021
//finance.sina.com.cn/tech/2021-02-01/doc-ikftpnny3234468.shtml
Người dịch: Đỗ Thị Kim Dung