Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Chuyên đề số 1: Tận dụng linh hoạt quy tắc De minimis trong QTXX của Hiệp định CPTPP


    1. Giới thiệu về Quy tắc xuất xứ (viết tắt là RoO – Rules of Origin)

1.1. Quy tắc xuất xứ trong các FTA là gì?

Quy tắc xuất xứ hàng hóa là bộ quy tắc được xây dựng để xác định hàng hóa đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nhất định, không phải bộ quy tắc để xác định nước xuất xứ trên nhãn, mác bao bì sản phẩm trong lưu thông.

1.2. Các khái niệm chính của ROO trong FTA

– Hàng hóa đáp ứng các quy tắc xuất xứ được gọi là “hàng hóa có xuất xứ”. Thông thường để trở thành “hàng hóa có xuất xứ” từ nguyên liệu đến thành phẩm phải trải qua quá trình sản xuất để đáp ứng được quá trình “chuyển đổi cơ bản”.

– Hàng hóa không trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản tại một hoặc nhiều Bên là “hàng hóa không có xuất xứ” và sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan của FTA.

  1. Các trường hợp được nào coi là “hàng hóa có xuất xứ” để hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CPTPP?

Hiệp định CPTPP quy định “hàng hóa có xuất xứ” thuộc 1 trong 3 trường hợp:

(1)     Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP, ví dụ như thủy hải sản đánh bắt, khoáng sản…, hoặc

(2)     Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên, toàn bộ từ các nguyên phụ liệu có xuất xứ, hoặc

(3)     Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên sử dụng nguyên phụ liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa thỏa mãn các quy tắc của Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng – gọi tắt là PSRs – Product Specific Rules).

Đối với mặt hàng dệt may là mặt hàng có sử dụng nguyên phụ liệu không có xuất xứ (nhập khẩu bên ngoài khu vực CPTPP) trong quá trình sản xuất nên sẽ rơi vào trường hợp (3) và để xem mặt hàng dệt may có đạt là “hàng hóa có xuất xứ” hay không chúng ta phải kiểm tra “Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng” (trong Thông tư số 03/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương, “Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng” đối với hàng dệt may được quy định tại Phụ lục 7).

“Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng” đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định CPTPP áp dụng là quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa (gọi tắt là CTC – Change in Tariff Classification), tức hàng hóa để đạt được xuất xứ của Hiệp định CPTPP hưởng ưu đãi thuế quan phải trải qua quá trình sản xuất và có sự chuyển đổi về mã HS từ nguyên phụ liệu không có xuất xứ sang thành phẩm.

  • Quy tắc “từ sợi trở đi” ta hay nói đối với mặt hàng dệt may trong CPTPP được thể hiện trên Hiệp định là quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC).

Vậy quy tắc CTC là gì?

Quy tắc CTC yêu cầu tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa phải có mã HS khác với mã HS của thành phẩm mà chúng tạo nên.

Do đó, quy tắc CTC chỉ áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ cấu thành nên sản phẩm.

Tùy vào từng mặt hàng cụ thể, mức độ chuyển đổi mã số HS sẽ khác nhau, về cơ bản gồm 3 cấp độ: Chuyển đổi Chương (gọi tắt là CC – Change in Chapter); Chuyển đổi Nhóm (gọi tắt là CTH – Change in Tariff Heading); Chuyển đổi Phân nhóm (gọi tắt là CTSH – Change in Tariff Subheading).

Trước khi tìm hiểu thế nào là quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa, ta phải nắm được phân loại mã HS của hàng hóa và đối với quy tắc xuất xứ, ta chỉ cần quan tâm đến phân loại mã HS của hàng hóa ở cấp 6 số, ví dụ cụ thể như sau:

Mặt hàng quần áo trẻ em (dệt kim) sợi tổng hợp được phân loại là mã HS 6111.30, tức mặt hàng này nằm ở Chương 61, Nhóm 6111, Phân nhóm 6111.30.

Như vậy nói đến Chương là nói đến 2 số, nói đến Nhóm là nói đến 4 số và nói đến phân nhóm là nói đến 6 số theo mã HS của hàng hóa.

 

 

 

Ví dụ 1 về quy tắc Chuyển đổi Chương:

Chuyển đổi Chương (viết tắt là CC – Change in Chapter) – từ nguyên liệu sang thành phẩm có sự thay đổi 2 số đầu là ký hiệu của Chương mà sản phẩm được phân loại.
Mã HS Mô tả Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng
6111.30 Quần áo trẻ em sợi tổng hợp

CC

Với quy tắc CC cho mặt hàng 6111.30 được hiểu nguyên liệu sử dụng để sản xuất nó phải nằm ở Chương khác Chương 61 của thành phẩm, mới đáp ứng được Chuyển đổi Chương từ nguyên liệu sang thành phẩm.

Trong khi nguyên phụ liệu sợi và vải được phân loại từ Chương 50 đến 60, do đó nếu doanh nghiệp sử dụng sợi, vải không có xuất xứ (tức nhập khẩu bên ngoài khu vực CPTPP) về cắt, may là đạt quy tắc xuất xứ CC.

Ví dụ 2 về quy tắc Chuyển đổi Nhóm:

Chuyển đổi Nhóm (viết tắt là CTH – Change in Tariff Heading) – từ nguyên liệu sang thành phẩm chỉ cần có sự thay đổi 2 số ở cấp độ Nhóm, nguyên liệu và thành phẩm vẫn có thể nằm cùng Chương.
Mã HS Mô tả Quy tắc cụ thể mặt hàng
5106.10 Sợi len lông cừu chải thô, chưa đóng gói để bán lẻ, có tỷ trọng lông cừu từ 85% trở lên

CTH

Với quy tắc CTH cho mặt hàng 5106.10 được hiểu nguyên liệu sử dụng để sản xuất nó phải nằm ở Nhóm khác Nhóm 5106, ví dụ nguyên liệu sử dụng để kéo sợi len lông cừu chải thô chính là lông cừu đã chải thô phân loại tại nhóm 5105, nguyên liệu và thành phẩm vẫn được phép nằm cùng Chương 51, chỉ cần khác 2 số ở cấp độ Nhóm.

Tương tự quy tắc Chuyển đổi Phân nhóm (CTSH), nguyên liệu và thành phẩm chỉ cần thay đổi 2 số ở cấp độ Phân nhóm, được phép nằm cùng Nhóm và Chương.

Như vậy, nếu một mặt hàng đáp ứng quy tắc CC, thì cũng đương nhiên đáp ứng quy tắc CTH và quy tắc CTSH. Một mặt hàng đáp ứng quy tắc CTH thì cũng đương nhiên đáp ứng được quy tắc CTSH. Do đó, quy tắc CC được coi là quy tắc xuất xứ chặt nhất trong nhóm quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa, sau đó đến quy tắc CTH linh hoạt hơn và linh hoạt nhất là quy tắc CTSH.

Đối với hàng dệt may chỉ có Chuyển đổi Chương (CC) và Chuyển đổi Nhóm (CTH), không có mặt hàng nào có quy tắc Chuyển đổi Phân nhóm (CTSH).

Trên thực tế quy định của CPTPP, quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa đối với mặt hàng dệt may không chỉ đơn thuần là CC hay CTH, nó còn chặt chẽ hơn vì đi kèm với các ngoại trừ khi chuyển đổi.

Ví dụ 3 về quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa kèm “ngoại trừ”

Mã HS Mô tả Quy tắc cụ thể mặt hàng
6001.10 Vải dệt kim vòng lông dài CC, ngoại trừ từ nhóm 51.06 đến 51.13, Chương 52, nhóm 54.01 đến 54.02, phân nhóm 5403.33 đến 5403.39 hoặc 5403.42 đến 5403.49, hoặc nhóm 54.04 đến 54.08, hoặc Chương 55

 

Với ví dụ 3, nếu chỉ áp dụng quy tắc Chuyển đổi Chương – CC và không có ngoại trừ thì được hiểu doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ (nhập khẩu ngoài CPTPP) với điều kiện các nguyên liệu này được phân loại ở Chương khác Chương 60.

Tuy nhiên các nguyên liệu không có xuất xứ lại nằm trong diện “ngoại trừ” theo quy tắc trong ví dụ 3 nêu trên  thuộc nhóm 51.06 đến 51.13, Chương 52, nhóm 54.01 đến 54.02, phân nhóm 5403.33 đến 5403.39 hoặc 5403.42 đến 5403.49, hoặc nhóm 54.04 đến 54.08, hoặc Chương 55. Mặc dù các nguyên liệu đều đáp ứng được yêu cầu cầu của quy tắc CC là nằm ở Chương khác với Chương 60 nhưng vì thuộc diện “ngoại trừ” nên doanh nghiệp không được nhập khẩu bên ngoài CPTPP.

Như vậy các nguyên liệu không có xuất xứ (nhập khẩu ngoài CPTPP) trong diện “ngoại trừ” của quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa mặc dù đáp ứng được yêu cầu của quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa đó nhưng vì thuộc diện “ngoại trừ” nên không được nhập khẩu bên ngoài CPTPP, tức các nguyên liệu trong diện “ngoại trừ” đó PHẢI CÓ XUẤT XỨ CPTPP.

Giả sử trong quá trình sản xuất doanh nghiệp có sử dụng sợi và vải staple nhân tạo thuộc Chương 55 không có xuất xứ thì không đáp ứng được quy tắc này.

Và trong trường hợp này ta cần nghĩ tới quy tắc linh hoạt De minimis để đáp ứng được quy tắc xuất xứ.

  1. Áp dụng linh hoạt De minimis như thế nào là đúng quy định?

Thời gian vừa qua một số tờ báo đưa tin về việc doanh nghiệp dệt may vi phạm xuất xứ 10% vẫn hưởng ưu đãi thuế từ CPTPP, cụ thể “trong 100 tấn sợi, doanh nghiệp dệt may có quyền vi phạm 10 tấn liên quan đến xuất xứ vẫn được hưởng ưu đãi thuế từ CPTPP”. Cách hiểu này chưa đúng với bản chất của quy tắc De minimis trong Hiệp định CPTPP (quy định tại Điều 4.2, Chương 4 về dệt may) cũng như các Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký trước đây.

Đối với quy tắc De Minimis: đây là quy tắc xuất xứ phổ biến đều có trong Chương Quy tắc xuất xứ của các Hiệp định FTA. Quy tắc De Minimis là một trong các linh hoạt giúp nhà sản xuất/xuất khẩu tăng khả năng đáp ứng được quy tắc xuất xứ của Hiệp định FTA trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu của họ phải đáp ứng quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa nói trên, KHÔNG áp dụng cho quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực (gọi tắt là RVC).

Điều này có nghĩa nhà sản xuất/xuất khẩu được phép sử dụng một tỷ lệ nhất định nguyên phụ liệu không đáp ứng được quy tắc CTC trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, thông thường là 10% giá trị hoặc khối lượng của hàng hóa đó, tùy theo cam kết của từng Hiệp định.

Đặc biệt lưu ý, quy tắc De Minimis không áp dụng cho quy tắc RVC. Điều này có nghĩa doanh nghiệp KHÔNG được phép “trộn” 10% hàng hóa không có xuất xứ vào thành phẩm xuất khẩu để yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định. Không phải 100 tấn sợi xuất khẩu được “trộn” 10 tấn sợi không đạt xuất xứ (nhập khẩu bên ngoài CPTPP) vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan từ CPTPP.

Mấu chốt của quy tắc linh hoạt De minimis là hàng hóa thành phẩm vẫn phải trải qua quá trình “chuyển đổi cơ bản” thông qua quy tắc CTC, tức doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu về để sản xuất thực. Vì lý do nào đó, một phần nguyên phụ liệu không đáp ứng được quy tắc CTC thì hàng hóa thành phẩm vẫn đạt xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định FTA.

Chúng tôi xin trích dẫn lại quy định De Minimis đối với hàng dệt may trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP để doanh nghiệp tham khảo như sau:

“2.     Hàng dệt may trong Phụ lục 4-A: “Quy tắc cụ thể mặt hàng dệt may” phân loại ngoài Chương 61 đến 63 không phải là hàng hóa có xuất xứ vì nguyên phụ liệu sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa đó không đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa tương ứng được quy định tại Phụ lục 4-A: “Quy tắc cụ thể mặt hàng dệt may”, sẽ vẫn được coi là có xuất xứ nếu tổng trọng lượng của các nguyên phụ liệu đó không vượt quá 10% tổng trọng lượng của hàng hóa đó.

  1. Hàng dệt may phân loại từ Chương 61 đến 63 không phải là hàng hóa có xuất xứ vì sợi sử dụng trong quá trình sản xuất ra bộ phận quyết định đến phân loại mã số hàng hóa của hàng hóa đó không đáp ứng được quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa được quy định tại Phụ lục 4-A: “Quy tắc cụ thể mặt hàng dệt may”, sẽ vẫn được coi là có xuất xứ nếu tổng trọng lượng của sợi đó không vượt quá 10% tổng trọng lượng của bộ phận đó.”

Quay trở lại ví dụ đối với mặt hàng vải vòng lông dài 6001.10 nêu trên, giả sử doanh nghiệp sử dụng sợi staple có chứa polyester 85% trở lên thuộc HS 5509.12 nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ không đáp ứng được quy tắc xuất xứ nhưng nếu khối lượng sợi đó chiếm không quá 10% khối lượng vải thành phẩm thì vẫn đạt quy tắc xuất xứ. Và đó chính là nhờ quy tắc linh hoạt De minimis.

Lưu ý, nếu sử dụng sợi đàn hồi để sản xuất thì sợi đàn hồi phải có xuất xứ toàn bộ của CPTPP, quy tắc De minimis không được áp dụng.

Trong các số Tạp chí tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp các chuyên đề khác để giúp đáp ứng được quy định về xuất xứ hàng hóa của Hiệp định CPTPP./.

Bài: Vương Đức Anh


Các tin khác