Cơ hội nào cho dệt may Việt Nam trong năm 2024?
Tận dụng những cơ hội nhỏ nhất từ thị trường, mở rộng tệp khách hàng, đa dạng hóa mặt hàng… là một trong những giải pháp được các DN dệt may thực hiện để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2024 dự báo còn rất nhiều khó khăn, DN đã xây dựng các kế hoạch thích ứng, duy trì hoạt động SXKD, giữ chân người lao động.
Đón nhận những cơ hội nhỏ nhất từ thị trường
Theo ghi nhận của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), trong quý 4/2023 các DN đã bắt đầu có đơn hàng trở lại, thậm chí có những DN đã có một số đơn hàng lớn, thị trường ngành may bắt đầu ấm khi kỳ nghỉ Giáng sinh và Tết Dương lịch 2024 đang đến gần. Kỳ vọng khi sức mua của người tiêu dùng tăng lên trong dịp nghỉ lễ, kéo lượng hàng tồn kho giảm thì sẽ có những “điểm sáng” và cải thiện về thị trường trong năm 2024. Tuy nhiên, vẫn còn rất khó khăn khi tình hình xung đột địa chính trị, lạm phát trên toàn cầu vẫn còn ở mức cao, đồng thời dệt may vẫn luôn là mặt hàng không nằm trong thứ tự ưu tiên của người tiêu dùng tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu…
Trước những khó khăn “bất định” của thị trường, đại diện Vitas cho biết, các DN cần tiếp tục mục tiêu đa dạng hóa thị trường, mặt hàng, khách hàng. Dựa trên những bài học kinh nghiệm của năm 2023; Phát triển bền vững, đi đôi với những yêu cầu của thị trường toàn cầu về dệt may bền vững. Đi sâu vào đầu tư quản trị số, giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch… để đáp ứng được các yêu cầu cao nhất của khách hàng; Đầu tư vào công nghệ hóa, tự động hóa ở các dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ nhưng chất lượng sản phẩm cao. Đây chắc chắn sẽ là một trong những thay đổi mang tính chiến lược với các DN ngành may khi mà các đơn hàng lớn, chuyên biệt hóa sẽ ngày một ít đi; Tập trung giải pháp cho ngành công nghiệp thời trang.
Trong bối cảnh các quốc gia sản xuất dệt may có cạnh tranh gay gắt khi tổng cầu suy giảm, Việt Nam vẫn nổi lên là điểm sáng trong khu vực với sự ổn định về chính trị, năng lực sản xuất cao, tay nghề người lao động khéo léo, đồng thời các chính sách đãi ngộ cho NLĐ của Việt Nam đang tốt hơn với các quốc gia cạnh tranh như Bangladesh hay Campuchia. Trong chuyến khảo sát của Vitas và các DN dệt may tại Bangladesh, hiện nay quốc gia này mới chỉ có khoảng 200 nhà máy đạt chứng chỉ LEED Platinum trên tổng số 4.000 DN dệt may. Tuy nhiên, họ có sự hậu thuẫn lớn từ phía các cơ quan truyền thông trong việc quảng bá và xây dựng hình ảnh toàn ngành. Nếu so với Việt Nam, thì chính sách và chế độ đã ngộ đối với NLĐ còn ở mức rất thấp, do đó đây chắc chắn sẽ không phải là trở ngại của các DN dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Điều quan trọng là các DN dệt may trong nước cần nâng cao hơn nữa năng lực, tay nghề NLĐ, linh hoạt trong sản xuất, chấp nhận các đơn hàng khó, có tính kỹ thật phức tạp nhưng có giá trị gia tăng cao…
Linh hoạt trong sản xuất, mở rộng tệp khách hàng
Bà Hoàng Thùy Oanh – Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ cho biết: Qua theo dõi và quan sát, chúng tôi thấy thời điểm hiện tại thị trường ngành may mặc chưa có định hình rõ nét và có thể tóm gọn vào 5 đặc điểm sau: (1) Thị trường năm 2024 sẽ còn có nhiều biến động, do đó các DN cần chủ động xây dựng các biện pháp thích ứng để giảm mức độ tác động khi thị trường xấu đi; (2) Theo dự báo của Wood Mackenzie thì GDP toàn cầu sẽ giảm so với năm 2023 và 2022, tình hình xung đột địa chính trị còn kéo dài… dẫn tới áp lực cho người tiêu dùng toàn cầu, giảm mua sắm các hàng hóa không thiết yếu trong đó có dệt may, điều này sẽ tác động trực tiếp tới tình hình đơn hàng của các DN dệt may; (3) DN dệt may sẽ có cơ hội tăng trưởng ở thị trường Mỹ và Nhật Bản khi Việt Nam thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 2 quốc gia này; (4) Hành vi tiêu dùng của khách hàng đang dần thay đổi theo hướng chuyển sang bền vững với thời trang tuần hoàn, các sản phẩm sẽ mang tính đặc thù rõ nét hơn từ chất liệu cho tới giá thành; (5) Người tiêu dùng và các nước nhập khẩu ngày càng quan tâm hơn tới trách nhiệm của nhà nhập khẩu, các thành viên trong chuỗi cung ứng… điều này đặt ra những yêu cầu mới về năng lượng sạch, tái chế sản phẩm, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất hay cơ chế điều chỉnh thuế carbon… và chắc chắn trong thời gian tới sẽ có thêm các tiêu chuẩn khác để hướng nhà sản xuất có trách nhiệm hơn đối với môi trường và người lao động.
Với 5 đặc điểm cơ bản của thị trường trong giai đoạn tới, Ban lãnh đạo Tổng Công ty đặt ra một số phương án để ứng phó, linh hoạt trong sản xuất và điều hành. Trong đó, tập trung vào công tác thị trường, những người làm công tác thị trường cần bám sát thị trường, đối tác để có những dự báo, xây dựng phương án cho sản xuất, duy trì hoạt động của doanh nghiệp; Với thị trường Mỹ và Nhật Bản cần nghiên cứu sâu về tệp khách hàng, nguồn hàng để tận dụng tối đa cơ hội tại 2 thị trường này, đồng thời tiếp tục mở rộng, xúc tiến thương mại tại các thị trường khác như: EU, Hàn Quốc, Thái Lan…; Với dự báo biến động liên tục về thị trường, tại các nhà máy cũng phải linh hoạt trong chuyển đổi mặt hàng theo năng lực tìm kiếm đơn hàng của phòng thị trường. Với xu hướng thời trang bền vững, thì sẽ cần có sự thay đổi về mặt chất liệu, cơ cấu mặt hàng sản xuất, tại Hòa Thọ hiện nay, tỷ trọng khách hàng ở phân khúc thấp còn tương đối nhiều, do đó Tổng Công ty tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch chuyển dần sang phân khúc trung và cao cấp. Trong trung và dài hạn, DN cần có sự đầu tư nghiêm túc, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, thì DN mới có cơ hội tiếp cận nguồn hàng, duy trì hoạt động SXKD.
Cũng như vậy, bà Lê Thị Quê Hương – Phó Tổng Giám đốc, Công ty CP Sợi Phú Bài chia sẻ: Trong báo cáo của Công ty CP Sợi Phú Bài về kế hoạch năm 2024 gửi Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng , chúng tôi vẫn nhận định thị trường ngành Sợi năm sau tương đối yếu, ít nhất là phải tới hết quý 1, 2. Với Sợi Phú Bài, từ năm 2018 chúng tôi đã bắt đầu chuyển đổi và thực hiện kéo sợi recycled và tới thời điểm hiện tại, công ty đang chạy đủ công suất của 3 nhà máy với khoảng 70 – 80% là mặt hàng này. Mặc dù đánh giá đây là thị trường hẹp, nhưng với Sợi Phú Bài thì có lẽ đây là điều may mắn ở thời điểm hiện tại vì dù dung lượng thị trường nhỏ, nhưng vẫn có hiệu quả tuy không cao.
Với Nhà máy Sợi 3 – nhà máy sợi 2 tầng vừa đầu tư đồng bộ, trước đây chúng tôi chuyên kéo sợi 100% cotton, nhưng tới thời điểm này, công ty cũng đã phải chuyển đổi mặt hàng để đáp ứng với thị trường và khách hàng. Với thị trường, từ trước tới nay Sợi Phú Bài vẫn là một trong những đơn vị có thị trường xuất khẩu ổn định, tập trung vào 2 thị trường chính là Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù thị trường còn nhiều bất định khi cầu ngành may năm 2024 còn tương đối thấp, kế hoạch sản xuất hiện nay không còn tính theo quý và chỉ theo tháng, nhưng hiện tại chúng tôi đã cố gắng có đủ đơn hàng tới hết tháng 1 năm 2024 để chạy đủ công suất của 3 nhà máy.
Bài: An My