Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành may mặc Malaysia gia tăng


Năm nay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Malaysia đang tăng thêm trên cơ sở hiệu quả vững chắc của năm 2017.

Theo một quan chức từ Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA) thì từ tháng 1 tới tháng 6 năm 2017, tổng đầu tư vào ngành đã đạt 244,8 triệu Ringit (58,73 triệu USD), trong đó FDI chiếm 112 triệu Ringit (26,87 triệu USD),

Quan chức này nói với báo chí rằng so với đầu tư 428,8 triệu Ringit (102 triệu USD)  được phê chuẩn cho 12 dự án cho ngành dệt may năm ngoái khi có mức đầu tư là 322,3 triệu Ringit (77,35 triệu USD) và 75,2% đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Tất cả các dự án này tạo nên 1.850 việc làm gồm các vị trí có tay nghề cho kỹ sư, nhân viên kiểm tra chất lượng và các kỹ thuật viên có tay nghề cao.

MIDA kỳ vọng đầu tư tiếp tục tăng trong năm 2018 dựa trên hiệu quả trong nửa đầu  năm nay. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng đã nói tích cực về sự gia tăng FDI nói chung trong năm 2018.

Sự thực rằng một số đầu tư đang chảy vào các công nghệ kỹ thuật số đã làm tăng sự lạc quan và mang đến một đặc tính mới cho ngành, và đang khuyến khích ngành dệt may Malaysia khám phá phục vụ các thị trường ngách nhiều hơn và đẩy mạnh sản xuất cuối dòng.

Theo dữ liệu của chính phủ thì dệt may là ngành lớn thứ 11 góp phần vào xuất khẩu  hàng hóa chế biến trong năm 2017 của Malaysai, tạo nên 15,3 tỷ Ringit (3,67 tỷ USD).

MIDA đang hỗ trợ để ngành may mặc Malaysia thích ứng với các khái niệm tự động hóa và sản xuất thông minh và các công nghệ trong quá trình gia công. MIDA đã tổ chức Hội nghị Thời trang và Thiết kế 2018 vào tháng 9 vừa qua, mang đến các nhà cung cấp giải pháp, các hoạt động thiết kế và nghiên cứu và các nhà sản xuất nguyên liệu với cố găng đưa ngành thời trang của Malaysia lên mức phát triển sản phẩm tiếp theo.

Hơn nữa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã làm nổi bật lợi thế sản xuất hàng may mặc của Hiệp hội  các nước Đông Nam Á, gồm cả Malaysia.

Với việc các nhà sản xuất dệt may Trung Quốc đang tìm kiếm để chuyển sản xuất do chi phí tăng và có thể để tránh thuế của Mỹ, nên các nước ASEAN là địa chỉ đến ưa thích.

Nguyễn Hoàng Minh


Các tin khác