Đẩy nhanh tiến độ sản xuất kinh doanh năm 2021
Ngày 21/10, đoàn cán bộ của Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) do đồng chí Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT cùng các đồng chí Cao Hữu Hiếu- Tổng Giám đốc, Phạm Nguyên Hạnh, Phạm Văn Tân – Phó Tổng giám đốc và đại diện lãnh đạo các Ban của Tập đoàn đã làm việc trực tiếp tại Nhà máy Xử lý hoàn tất Vải Hưng Yên thuộc Công ty TNHH MTV Đông Xuân và Tổng công ty May Hưng Yên để kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức sản xuất 9 tháng năm 2021 và kết quả SXKD năm 2021.
Thăm dây chuyền sản xuất của Nhà máy xử lý hoàn tất Vải Hưng Yên, Chủ tịch HĐQT Lê Tiến Trường đánh giá cao tiến độ khẩn trương hoàn thành các đơn hàng năm 2021 của Nhà máy.
Đoàn công tác thăm dây chuyền sản xuất của Nhà máy xử lý hoàn tất vải Hưng Yên.
Giám đốc Nhà máy Nguyễn Thọ Tuấn đã báo cáo nhanh hoạt động SXKD 3 tháng quý 3 năm 2021 của Nhà máy với sản lượng đạt được là hơn 500 tấn vải thành phẩm phục vụ khách hàng chiến lược. Để tăng công suất thực hiện đơn hàng trong chuỗi cung ứng, Nhà máy đã cải tiến qui trình sản xuất bằng tái sử dụng nước nóng để không phải nâng nhiệt khi giặt nóng (tiết kiệm điện, hơi nước); nâng hiệu suất khai thác máy từ 65% lên 90%; điều chỉnh công đoạn nấu tẩy đạt độ hút nước mà không cần sử dụng hóa chất hút nước; bổ sung hệ thống khử sắt sơ bộ để cải thiện chất lượng nước đầu vào, giảm khả năng khác ánh màu do sắt tồn trong nước; nâng trọng lượng cuộn vải thành phẩm từ 17kg lên 24 kg để tiết giảm chi phí nguyên phụ liệu, nâng cao năng suất, tiêu hao…
Bên cạnh thuận lợi là đơn hàng số lượng (MOQ) lớn; số lượng trên màu (MCQ) lớn; dây chuyền thiết bị công nghệ sẵn có của Đông Xuân phù hợp với loại vải khách hàng yêu cầu, hiện Nhà máy gặp phải một số khó khăn như: Các máy nhuộm công suất nhỏ (<500 kg) gây ra cần nhiều mẻ nhuộm, dẫn đến việc kiểm soát chất lượng độ đều giữa các mẻ nhuộm khó khăn, chi phí điện, nước, hơi còn chưa được tối ưu. Thiết bị trước đây ít vận hành hoặc không được vận hành thường xuyên, công tác bảo trì không đầy đủ, nên khi huy động có nhiều sự cố ảnh hưởng đến chất lượng vải. Yêu cầu khắt khe của chuỗi cung ứng về chất lượng và kiểm soát để xuất hàng, thiết bị đo lường và nhân sự của Đông Xuân chưa đáp ứng được hoàn toàn…
Đoàn công tác nghe Nhà máy xử lý hoàn tất vải Hưng Yên báo cáo tình hình SXKD của đơn vị.
Chủ tịch Lê Tiến Trường đề nghị, để khắc phục khó khăn hoàn thành tiến độ hơn 500 tấn vải thành phẩm trong 3 tháng cuối năm 2021, Nhà máy cần chú trọng giữ ổn định dài hạn nguồn nguyên liệu đầu vào, đẩy nhanh việc mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất đơn hàng mới nhất là thiết bị thí nghiệm – kiểm tra, đồng thời thực hiện tối ưu hoá chi phí điện, hơi nước, hóa chất…
Tại Tổng công ty May Hưng Yên- Công ty Cổ phần, đoàn công tác đã nghe đồng chí Phạm Thị Phương Hoa- Tổng Giám đốc Tổng công ty báo cáo kết quả thực hiện một số chỉ tiêu 9 tháng năm 2021, ước năm 2021. Theo đó, 9 tháng năm 2021, do tác động của đại dịch Covid-19, Tcty gặp nhiều khó khăn về đơn giá gia công bị giảm, các chi phí SXKD tăng… Tuy nhiên, với sự nỗ lực của tập thể CBNV-NLĐ, Tcty đã đạt doanh thu sản xuất CM gần 15 triệu USD, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2020. Trên cơ sở chỉ tiêu tài chính đã thực hiện 9 tháng năm 2021, Tcty dự kiến cả năm 2021 đạt doanh thu sản xuất 20,5 triệu USD, lợi nhuận trước thuế đạt 75 tỷ đồng…
Lãnh đạo Tcty May Hưng Yên báo cáo tình hình SXKD 9 tháng của đơn vị.
Ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực vượt khó trước tác động của dịch Covid-19 cũng như những biến động của thị trường của Tcty May Hưng Yên, Chủ tịch HĐQT Lê Tiến Trường mong muốn đơn vị tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động SXKD trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Lãnh đạo Tập đoàn cũng thông tin nhanh tình hình SXKD của Tập đoàn 9 tháng năm 2021, trong đó nêu rõ chủ trương hình thành Trung tâm sản xuất sản phẩm Dệt kim trọn gói (từ sợi đến May) ở Hưng Yên. Đây là bước đi tiếp theo nằm trong chiến lược trọng tâm của Tập đoàn, đó là Một điểm đến cung cấp giải pháp trọn gói cho cho khách hàng doanh nghiệp toàn cầu.
Chủ tịch Lê Tiến Trường cho biết: Trung tâm Dệt kim ở Hưng Yên muốn làm đến cuối cùng sản phẩm dệt kim phải dựa vào lực lượng May Hưng Yên. Theo đó, bước 1 May Hưng Yên có thể tham gia với hệ thống ~10% công suất sản xuất quần áo toàn hệ thống, bên cạnh duy trì hiệu quả các hoạt động SXKD của đơn vị.
Đoàn công tác trao đổi với Tcty May Hưng Yên.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo và định hướng của Lãnh đạo Tập đoàn, Chủ tịch HĐQT Tcty May Hưng Yên Nguyễn Xuân Dương bày tỏ: Quan điểm của đơn vị là luôn mong muốn và quyết tâm trở thành thành viên tích cực trong sự phát triển của Tập đoàn. Với năng lực hiện có về vốn và nguồn nhân lực cũng như kế hoạch đầu tư sản xuất nhà máy mới, May Hưng Yên sẽ nhận nhiệm vụ làm may cho chuỗi sản xuất dệt kim. “Chiến lược đầu tư cả dệt, sợi và may của Tập đoàn ở Hưng Yên là rất hợp lý, phù hợp với xu thế hiện nay khi mà chúng ta đang tận dụng thuế vào EU đòi hỏi phải nguyên phụ liệu tại chỗ. Trong thời gian tới, Tcty sẽ bàn thảo phương án cho định hướng làm thành viên cùng hợp tác với Tập đoàn trong sản xuất sản phẩm dệt kim…”- Ông Nguyễn Xuân Dương nhận định.
Giang Nguyễn