Động lực từ ưu tiên chăm lo quyền lợi người lao động
Trong những tháng đầu năm 2024, trong khi nhiều doanh nghiệp khác được cải thiện về đơn hàng xuất khẩu phải đối diện với áp lực thiếu hụt lao động, thậm chí tới trên dưới 25-30%, thì các doanh nghiệp trong Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng vẫn có được đội ngũ lao động ổn định, gắn bó với đơn vị lâu dài và đang nỗ lực hoàn thành các kế hoạch, định mức sản xuất kinh doanh của đơn vị và cá nhân.
Hy sinh lợi nhuận để giữ đơn hàng, ổn định việc làm cho người lao động
Một trong số những nguyên nhân quan trọng để giữ được nguồn lực này là những nỗ lực và kết quả đáng ghi nhận về công tác chăm lo quyền lợi người lao động (NLĐ) trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường trong và ngoài nước.
Năm 2023 là năm khó khăn nhất đối với ngành dệt may trong gần 30 năm qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành giảm tới 10% do tổng cầu đơn hàng và giá giảm mạnh, bình quân giảm hơn 30%, cá biệt mặt hàng số lượng lớn giảm tới 50%. Các quốc gia cạnh tranh về giá để lấy được đơn hàng, dù là đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn. Nhiều doanh nghiệp (DN) ngành phải cho lao động nghỉ việc hàng loạt…
Trong bối cảnh đó, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã phối hợp tham mưu và thống nhất cao với chủ trương của các cấp ủy Đảng, chuyên môn, đoàn thể trong ngành là ưu tiên đảm bảo việc làm và đời sống cho NLĐ. Các DN trong Vinatex sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để giữ đơn hàng; thậm chí, chấp nhận những đơn hàng nhỏ, khó, giá thấp, thời gian giao nhanh và ít lặp lại…;
Để san sẻ khó khăn về việc làm, nhiều DN xây dựng và thực hiện linh hoạt giờ làm, nghỉ luân phiên, nghỉ thứ 7, không tăng ca; đồng thời, tập trung nguồn lực, đưa ra các phương án kịp thời trong điều hành để duy trì đơn hàng, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa mặt hàng và khách hàng.
Bên cạnh đó, các đơn vị thành viên cũng coi trọng việc cải thiện chất lượng bữa ăn ca của NLĐ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, định suất, định lượng…
Bên cạnh việc tuyên truyền vận động NLĐ thấu hiểu tình hình, nỗ lực thi đua nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý, quản trị rủi ro, nhiều DN còn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo toàn diện cho NLĐ; bồi đắp, lan tỏa văn hóa, giá trị Vinatex và các DN; nâng cao năng lực thích ứng cho NLĐ, đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm trong xu hướng tăng yêu cầu về dệt may và thời trang xanh, thực hiện các cam kết và sáng kiến về môi trường, xã hội, quản trị công ty (ESG).
Đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống người lao động là “thước đo” tăng trưởng bền vững
Năm 2024, các DN dệt may trong nước đang đối diện với các cơ hội và những khó khăn, thách thức.
Theo đó, những cơ hội gồm: Việt Nam có nền chính trị và môi trường đầu tư ổn định, khá hấp dẫn khi tham gia 16 FTAs (đã có hiệu lực); Lao động dệt may có tay nghề cao, có kỷ luật, chăm chỉ và truyền thống tương thân tương ái. Ngành may có uy tín với nhãn hàng; bắt kịp tự động hóa, quản trị số toàn cầu; nỗ lực đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng; Chủ động chuyển từ sản xuất theo phương thức gia công sang OEM (FOB), ODM và tiếp tục đầu tư vào xanh hóa (giảm phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon…);.
Bên cạnh đó, cũng có những thách thức nổi bật là: Sức mua thị trường cả trong và ngoài nước đều chưa có nhiều đột phá; Yêu cầu cao hơn trong chính sách mua hàng của các nước nhập khẩu, nhất là yêu cầu sản phẩm có thành phần sợi tái chế, sợi tự nhiên…, trong khi thời gian giao hàng ngắn lại; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chịu áp lực trực tiếp và gián tiếp từ Đạo luật chống lao động cưỡng bức của Mỹ và sự gia tăng cạnh tranh căng thẳng, xung đột lợi ích kéo dài, phức tạp trong quan hệ kinh tế và địa chính trị giữa các nước lớn, trong khi bản thân thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư “chuyển đổi xanh, chuyển đổi số” và khó khăn trong phát triển thương hiệu riêng.
Hơn nữa, khó khăn với DN còn nặng nề hơn từ việc tăng 6% tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7, tăng giá điện và một số chi phí khác gắn với yêu cầu sử dụng năng lượng xanh, sản xuất sạch hơn, giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường trong hành trình triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả các cam kết và sáng kiến về ESG, xây dựng năng lực cạnh tranh bằng hình ảnh DN có trách nhiệm với người tiêu dùng và NLĐ, tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị trường thông qua đầu tư vào chuỗi giá trị theo hướng xanh hóa và phát triển bền vững, tập trung cho các chỉ tiêu xanh, sản xuất sạch, nguyên liệu và sản phẩm tuần hoàn.
Lao động và vị trí trong chuỗi cung ứng ngành toàn cầu là tài sản lớn nhất mà mọi DN dệt may ngành phải bảo vệ bằng mọi giá; Bởi vậy, thực tiễn ngày càng cho thấy, DN cần chủ động hoá giải mối đe dọa đặc thù lao động ngành may là “dễ đến thì cũng dễ đi” bằng nhiều biện pháp, như chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ trong việc giám sát thực hiện chế độ, chính sách, chất lượng bữa ăn ca; duy trì, thực hiện nhiều chương trình phúc lợi cho đoàn viên và các hoạt động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, thu nhập chính đáng cho NLĐ…; sắp xếp cho NLĐ nghỉ luân phiên, xây dựng lộ trình nghỉ, ngưng việc và phương án trả lương những ngày nghỉ ngừng việc; tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ưu tiên phiên giao dịch việc làm trực tuyến, phiên giao dịch việc làm tại các địa phương huyện, xã…
Bên cạnh đó, còn cần chủ động có chính sách riêng phù hợp với nhóm đối với lao động trẻ đang dần trở thành lực lượng lao động chủ đạo tại các tổ chức, doanh nghiệp và có nhu cầu mạnh mẽ về việc tiếp cận công nghệ thông tin, và rất coi trọng sự phát triển của bản thân.
Đặc biệt, cần chú ý áp dụng mô hình quản lý tổ chức đa thế hệ, hoạch định chính sách nhân sự, đáp ứng tối đa kỳ vọng của nhân viên trên cơ sở nắm được nhân viên từng thế hệ cần gì, họ mong muốn điều gì trong công việc và điều gì là động lực khiến họ đi làm mỗi ngày; xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh và văn hoá doanh nghiệp đủ sức hút, chuyên nghiệp, năng động, văn hóa gắn kết với những phúc lợi hấp dẫn; áp dụng các tiêu chí đánh giá năng lực lẫn thái độ làm việc không chỉ nên dựa vào thời gian làm việc, mà còn phải dựa trên chất lượng sản phẩm, kỹ năng quản trị công việc,…
Bên cạnh các chính sách riêng, đặc thù cho từng vị trí làm việc, DN cần xây dựng khung chính sách phúc lợi chung cho toàn thể NLĐ trong công ty, như tạo cảnh quan nhà máy xanh, sạch, đẹp; cải thiện chất lượng bữa ăn ca và tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, nhiều cơ hội phát triển, có chế độ tiền lương thu nhập gắn liền với hiệu quả, năng suất cũng như thường xuyên nắm bắt thông tin, tư tưởng NLĐ, thăm hỏi, động viên, chia sẻ kịp thời, đảm bảo an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống để NLĐ thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn của DN, mong muốn DN có đơn hàng để duy trì việc làm, sản xuất, thu nhập được ổn định.
Thực tiễn đã, đang và sẽ còn cho thấy, trong bối cảnh thị trường khó khăn, đơn hàng ít và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thì việc đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống NLĐ luôn là “thước đo” và động lực đánh giá sự tăng trưởng bền vững, hiệu quả; cũng như để NLĐ ngày càng gắn bó hơn với DN, sẵn sàng thi đua, nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần nâng tầm thương hiệu Việt Nam và gia tăng vị thế DN trong chuỗi cung ứng trên bản đồ dệt may thế giới… |
Bài: TS.Nguyễn Minh Phong