Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

EVFTA – Sân chơi không dành cho các doanh nghiệp thụ động


Cách hiệu quả nhất đối với DN sau khi ký Hiệp định EVFTA là cần chủ động nắm nội dung tổng thể Hiệp định qua các cổng thông tin, phổ biến của chuyên gia…

Đến thời điểm này, Việt Nam đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA). Để tận dụng các cơ hội ở tất cả các hiệp định thương mại này, doanh nghiệp phải thực sự chủ động nhập cuộc, am hiểu và đáp ứng. Với “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU” (EVFTA) mới được ký kết, đòi hỏi đó lại càng cao hơn…

Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã tham gia vào thị trường châu Âu từ những năm 2000 và đến nay sản phẩm ngày càng được ưa chuộng. Đến khi Việt Nam và Liên minh châu Âu bắt đầu đàm phán EVFTA, doanh nghiệp này cùng các doanh nghiệp thủy sản khác có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản, hưởng ưu đãi về thuế.

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Các đại biểu trao đổi về xuất khẩu nông sản vào EU.

Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, doanh nghiệp này đã chuẩn bị vùng nguyên liệu theo yêu cầu nuôi trồng bền vững với 50% do doanh nghiệp tự nuôi, 50% ký kết với nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn nhất định, chủ động đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của hiệp định này khi có hiệu lực. Đồng thời, Vĩnh Hoàn chủ động tìm hiểu điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan đối với các sản phẩm gia tăng từ cá tra, cá ba sa để có thể đưa vào thị trường châu Âu khi EVFTA có hiệu lực.

Bà Tâm cho biết: “Mức giảm thuế là một cơ hội, nhưng sản phẩm cá tra nói riêng và thủy sản nói chung phải làm sao tăng độ nhận diện, uy tín trong lòng người tiêu dùng, làm sao để kích cầu. Chúng tôi cũng nhiều năm nỗ lực phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng có thể xuất khẩu đi châu Âu. Chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn, rà soát kỹ lộ trình giảm thuế để có thể khởi động lại, bắt đầu các dự án phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng”.

Việt Nam có thế mạnh về nông sản và sản phẩm nông sản xuất khẩu, dễ dàng đạt được các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nếu tổ chức sản xuất quy mô, bài bản, đúng quy trình. Thế nhưng trên thực tế, nông sản Việt Nam chưa tạo được uy tín cao ở thị trường châu Âu. Cụ thể như với mặt hàng cà phê là thế mạnh của Việt Nam, nhưng tại các siêu thị, không có nhiều người tiêu dùng châu Âu chọn mua cà phê Việt.

Theo bà Miriam Garcia Ferrer, Trưởng Ban Kinh tế và Thương mại Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, quan trọng nhất là doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu hiệp định, nâng cấp sản xuất để đáp ứng yêu cầu.

Bà Miriam Garcia Ferrer cho biết: “Chúng tôi có các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn rất cao ở Liên minh châu Âu và chúng tôi muốn các công ty xuất khẩu vào châu Âu đều phải tuân thủ. Một số sản phẩm của Việt Nam hiện nay chưa đạt chuẩn của châu Âu mà sẽ phải nâng cấp và chuẩn bị. Điều đó sẽ mở cửa vào thị trường châu Âu. Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn của châu Âu, vào được châu Âu rồi thì gần như vào được hầu hết các thị trường khó tính khác”.

Trong các quy định để hưởng ưu đãi cắt giảm thuế từ các FTA, sau CPTPP, đến lượt EVFTA đặc biệt nhấn mạnh quy tắc xuất xứ hàng hóa. Đây là hiệp định song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu nên quy tắc này chỉ áp dụng đối với sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam.

Điều này buộc doanh nghiệp phải lưu ý là trong sản phẩm có nhiều thành phần có xuất xứ khác nhau, không loại trừ có những thành phần nguyên liệu được nhập khẩu từ nhiều nguồn và phải tính tỷ lệ các thành phần trong từng sản phẩm đủ để đáp ứng quy tắc này. Cả hai phía đều xem đây là điểm mấu chốt để phòng ngừa gian lận thương mại, đảm bảo tính minh bạch, công bằng giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và xuất khẩu.

Ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch EuroCham Việt Nam cho biết, EVFTA có cơ chế bảo vệ tốt hơn cho quyền sở hữu trí tuệ, công nhận chỉ dẫn địa lý của sản phẩm và các doanh nghiệp châu Âu muốn đem vốn, đem công nghệ đến Việt Nam đầu tư vào chế biến nông sản, giao thông vận tải và logistic.

Ông Jean Jacques Bouflet lưu ý các doanh nghiệp Việt: “Hiệp định này có một chương về phát triển bền vững thương mại và đây là một thách thức cơ bản đối với các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Chúng ta cần phải tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, các quy tắc liên quan đến xuất xứ hàng hóa và truy xuất nguồn gốc, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đảm bảo các điều kiện an toàn cho người lao động. Thực ra thì người tiêu dùng châu Âu rất nhạy cảm và quan tâm vấn đề này”.

Việt Nam đang có thặng dư thương mại lớn tại EU. Hiện thị trường này đứng thứ 3 về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Với EVFTA, doanh nghiệp Việt có cơ hội tìm kiếm lợi ích từ thị trường này với điều kiện chủ động lớn mạnh để thực hiện các yêu cầu của hiệp định, chứ không phải xem đó là rào cản.

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu – Châu Mỹ, Bộ Công thương Việt Nam khẳng định: “EVFTA không phải cơ hội đến với tất cả mọi người. Cơ hội chỉ đến với một số người, một số doanh nghiệp, một số địa phương. Người nắm bắt được cơ hội trong ngành nông nghiệp chắc chắn là những doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và các địa phương hình thành các vùng chuyên canh. Bởi vì EU đòi hỏi rất cao các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng”.

Tóm lại, để tận dụng cơ hội mà EVFTA đem lại, nhất thiết doanh nghiệp phải chuẩn hóa quy trình sản xuất, thực hiện các quy định về lao động, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa xuất vào thị trường châu Âu. Cách hiệu quả nhất là doanh nghiệp cần chủ động nắm nội dung tổng thể Hiệp định qua các cổng thông tin, phổ biến của chuyên gia, của các hiệp hội, sau đó đi sâu vào các chương, các điều khoản đặc thù…/.

Theo VOV


Các tin khác