Hòa Thọ bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2022 – 2027
Sáng 16/4 tại Đà Nẵng, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ (Hòa Thọ) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Tới dự và chỉ đạo Đại hội có ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng ; ông Phạm Văn Tân – Phó TGĐ thường trực Tập đoàn; ông Nguyễn Đức Trị – Phó TGĐ Tập đoàn, Chủ tịch HĐQT Hòa Thọ; ông Nguyễn Văn Hải – TGĐ Hòa Thọ, cùng lãnh đạo Cơ quan điều hành, các phòng ban chức năng của Tổng Công ty.
Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Hòa Thọ
Tại Đại hội, ông Nguyễn Văn Hải – TGĐ Hòa Thọ đã báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2021; phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2022. Theo đó, năm 2021 là năm chịu ảnh hưởng “khốc liệt” nhất của dịch Covid-19 đối với ngành Dệt May Việt Nam, trong đó có Hòa Thọ. Nhiều thời điểm công ty mẹ và các đơn vị trong hệ thống của Hòa Thọ phải thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì đơn hàng, nhưng chi phí vận hành tăng cao nên không có hiệu quả. Nhưng bằng sự nỗ lực của chỉ đạo sát sao của HĐQT, Cơ quan điều hành cùng sự cố gắng, đoàn kết của toàn thể CBNV, năm 2021 Hòa Thọ đã về đích và hoàn thành mục tiêu SXKD năm 2021 được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2021 thông qua với doanh thu đạt 3.863 tỷ đồng, vượt 19% so với cùng kỳ và đạt 111% với KH của ĐHĐCĐ giao; lợi nhuận hợp nhất đạt 221,4 tỷ đồng, tăng 216% so với 2020, đạt 295% kế hoạch ĐHĐCĐ giao; thu nhập bình quân đạt 8,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 19% so với năm 2020; cổ tức dự kiến 37%/vốn điều lệ (trong đó 10% bằng tiền mặt và 27% bằng cổ phiếu).
Năm 2022, với những bất ổn của nền kinh tế thế giới, xung đột Nga – Ukraina leo thang, lạm phát tại Châu Âu, Mỹ, khủng hoảng về nguồn nguyên liệu, logistic, cùng với giá nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may tăng cao, trong khi giá bán lại có xu hướng đi xuống… khiến những dự báo cho hoạt động SXKD khó khăn hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp. Do đó, Hòa Thọ đặt mục tiêu doanh thu 4.200 tỷ đồng tăng 9% so với 2021; kim ngạch xuất khẩu 230 triệu USD tăng 3% so với 2021; lợi nhuận hợp nhất trước thuế 213 tỷ đồng; thu nhập bình quân tăng 5 – 10% so với năm 2021; cổ tức 20%.
Nhằm đạt được mục tiêu, Hòa Thọ định hướng mở rộng một số ngành nghề kinh doanh phù hợp với tình hình SXKD của Tổng Công ty. Làm tốt công tác thị trường, tận dụng tối đa các cơ hội, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và khả năng cạnh tranh. Đồng thời mở rộng các kênh thương mại điện tử cho thị trường hàng may mặc nội địa. Bên cạnh đó, Hòa Thọ cũng mở rộng quy mô bằng việc đầu tư một số dự án trọng điểm như xây dựng nhà máy mới Hòa Thọ – Triệu Phong, Nhà máy wash tại May Hòa Thọ – Quảng Ngãi, lắp điện mặt trời áp mái tại 36 Ông Ích Đường (trụ sở Hòa Thọ), hợp tác đầu tư Nhà máy Sợi và May tại Khu liên hợp Quế Sơn… với tổng mức đầu tư của năm 2022 và các năm tiếp theo là 192 tỷ đồng.
Đại hộị cũng đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2021; Phương án phát hành cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông. Theo đó, sau khi phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ mới của Hòa Thọ sẽ đạt 300 tỷ đồng (trước khi phát hành cổ phiếu 236,25 tỷ đồng). Tỷ lệ phân phối là 100/27 (với mỗi cổ đông có 100 cổ phiếu, sẽ được cộng thêm 27 cổ phiếu mới); Quyết toán thù lao năm 2021 và kế hoạch chi trả thù lao của HĐQT, BKS năm 2022; Chuyển sàn giao dịch chứng khoán từ UPCOME sang HOSE nhằm thuận lợi trong kênh huy động vốn dài hạn và tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của TCT; Điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài từ 50% xuống 0% do Tổng Công ty đăng ký kinh doanh một số ngành nghề, theo hướng dẫn của UBCKNN, đây là những ngành nghề có quy định sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là 0%… Với 97 phiếu tương đương 100% cổ đông có mặt, Hội nghị đã thông qua với biểu quyết 100% các nội dung nêu trên.
Thay mặt HĐQT Hòa Thọ, ông Nguyễn Đức Trị – Chủ tịch HĐQT đã báo cáo Hội nghị về kết quả hoạt động của HĐQT năm 2021, kế hoạch hoạt động năm 2022, định hướng chiến lược nhiệm kỳ 2022 – 2027. Trong đó, mục tiêu định hướng của Tổng Công ty giai đoạn 2022 – 2030, Hòa Thọ sẽ là một trụ cột của Vinatex tại khu vực miền Trung với quy mô ngành May đến năm 2025 đạt 185 chuyền, năm 2030 đạt 220 chuyền; Quy mô ngành Sợi năm 2025 đạt 13 vạn cọc sợi, năm 2030 đạt quy mô 30 vạn cọc sợi; Doanh thu đến năm 2025 đạt 6.000 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt 10.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ đến năm 2025 đạt 500 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt 1.000 tỷ đồng…
Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex tặng hoa chúc mừng HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2022 – 2027 của Hòa Thọ
Đại hội cũng đã bầu ra HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2022 – 2027. Với sự đồng thuận cao, ông Nguyễn Đức Trị – Phó TGĐ Vinatex, Chủ tịch HĐQT Hòa Thọ; ông Nguyễn Văn Hải – TV HĐQT, TGĐ Hòa Thọ; ông Nguyễn Ngọc Bình – TV HĐQT, Phó TGĐ Hòa Thọ; ông Lê Quốc Ân – nguyên Chủ tịch HĐQT Vinatex, thành viên độc lập HĐQT Hòa Thọ; bà Trần Tường Anh – TV HĐQT, Phó TGĐ Hòa Thọ đã trúng cử HĐQT Hòa Thọ nhiệm kỳ 2022 – 2027. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Kim Khanh – Trưởng BKS Hòa Thọ; ông Vũ Ngọc Tú – CV Ban TCKT Vinatex; Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Công đoàn Hòa Thọ đã trúng cử Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022 – 2027.
Ông Lê Tiến Trường giao nhiệm vụ cho cho HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2022 – 2027
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex đánh giá cao thành công của HĐQT và BKS Hòa Thọ nhiệm kỳ 2016 – 2021, biểu dương đơn vị hoàn thành xuất sắc các kế hoạch, chỉ tiêu được ĐHĐCĐ giao hàng năm. Trong nhiệm kỳ, lợi nhuận của Hòa Thọ đã tăng trưởng 3 lần, từ 70 tỷ đồng đã đạt được hơn 200 tỷ đồng vào năm 2021. Ngoài ra, đây cũng là đơn vị có chất lượng tăng trưởng dẫn đầu của Tập đoàn về: năng suất lao động, chất lượng thị trường, công nghệ tiên tiến hướng tới công nghệ xanh… Sau một nhiệm kỳ, “thế” và “lực” của Hòa Thọ đã tăng trưởng vượt bậc khi Hòa Thọ đã có nguồn vốn tích lũy để tăng vốn điều lệ, đội ngũ lao động chất lượng cao, cùng với cơ cấu thị trường tương đối bền vững. Với quy mô có 10 nghìn nhân lực, Hòa Thọ là đơn vị top đầu có nhân lực chất lượng có trình độ đại học, cán bộ nguồn mạnh, tham gia tới 20 – 25% các khóa đào tạo của Tập đoàn… Đồng thời, đây cũng là đơn vị có mức độ ổn định cao trong kinh doanh, cũng như có một tập thể luôn cầu thị, học hỏi trong sự phát triển chung của tập thể.
Đặt ra các mục tiêu mới cho HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2022 – 2027, Chủ tịch HĐQT Vinatex lưu ý những lĩnh vực mà Hòa Thọ cần tập trung trong định hướng phát triển chung của Tập đoàn. Trong đó, Hòa Thọ cần cải thiện hơn về tốc độ tăng quy mô và doanh thu. Ngành May phải là đơn vị đứng đầu trong Vinatex, do đó cần phải cải thiện doanh thu/đầu người. Đối với ngành Sợi cần phải kịp thời đầu tư, bổ sung thiết bị hiện đại để không bị tụt lại so với các đơn vị khác trong cùng hệ thống. Với định hướng dài hạn, về quy hoạch trong 10 năm tới, Hòa Thọ cần phải có quy hoạch một khu vực lớn để trở thành một đơn vị lớn, có sản xuất tập trung cao, thay vì trải đều tại nhiều địa phương. Bên cạnh đó, với định hướng về quy mô ngành Sợi, ngành May, vốn điều lệ, doanh thu định hướng tới 2030, Hòa Thọ cần phải trở thành nhà SX trên nền tảng số, là nhà sản xuất xanh, có ngành Sợi nhiều mặt hàng, đón đầu các xu thế của thế giới, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.
Với những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, thay mặt Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng , ông Lê Tiến Trường đã trao Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu về chất lượng tăng trưởng giai đoạn 2016 – 2021 cho tập thể lãnh đạo, CBNV-NLĐ Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ.
Quang Nam