Hội nghị tổng kết Vitas 2022: Giải pháp cho sự phát triển bền vững
Ngày 16/12, tại Tp. HCM, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình dệt may Việt Nam và thế giới trong năm 2022, đồng thời đưa ra dự báo và kế hoạch phát triển ngành năm 2023.
Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Vitas cho biết, năm 2022 là một năm đầy những biến động khó khăn, thách thức thậm chí còn khó khăn hơn cả giai đoạn Covid – 19 do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam ước đạt 44 tỷ đô la Mỹ, tăng 8,8% so với năm 2021. Để đạt được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự quan tâm hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, của các cơ quan, Ban ngành từ Trung ương đến địa phương, các khách hàng và đối tác, đặc biệt là người lao động đã luôn đồng hành giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức vươn tới mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu của ngành dệt may năm 2023 dự tính kim ngạch xuất khẩu là 47– 48 tỷ đô la Mỹ.
Với chiến lược giải pháp của Chính phủ vừa mở cửa phát triển kinh tế tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đứng trước những khó khăn thách thức như: lạm phát cao, sức mua toàn cầu giảm và các vấn đề địa chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh… Bên cạnh đó, yêu cầu khắt khe của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ, điều chỉnh chính sách của các nhãn hàng phát triển bền vững xanh hóa, tiết kiệm năng lượng, khí thải…
Để đạt được mục tiêu năm 2023 phát triển bền vững, ngành dệt may Việt Nam đưa ra một số giải pháp cụ thể: (1) Tiếp tục kêu gọi đầu tư vào chuỗi cung ứng NPL giải quyết phần cung thiếu hụt của ngành; (2) Xây dựng các giải pháp bán hàng Fob, ODM…; (3) Xây dựng giải pháp phát triển đầu tư công nghệ, tự động hóa, quản trị số và môi trường sản xuất kinh doanh minh bạch bắt kịp xu thế của toàn cầu; (4) Đẩy mạnh mục tiêu giải pháp chương trình đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu đi đôi với bảo vệ môi trường xanh hóa ngành dệt may Việt Nam; (5) đẩy mạnh đào tạo nguồn lực chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex phát biểu tại Hội nghị
Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) cho biết, giai đoạn hiện nay không chỉ có khó khăn của riêng ngành dệt may Việt Nam mà là khó khăn của thị trường toàn cầu khi tổng lượng cầu của thế giới đột ngột giảm sút do kinh tế suy giảm. Đây là giai đoạn mang tính chất ngắn hạn, do đó, giải pháp quan trọng cần xác định đâu là những tài sản cần bảo vệ trong dài hạn. Đối với ngành dệt may thứ nhất là vị trí trong chuỗi cung ứng làm sao phục vụ được các đối tác dài hạn có tên tuổi. Thứ hai phải giữ được đội ngũ lao động có trình độ cao để đảm bảo khi thị trường phục hồi có ngay lực lượng đáp ứng cho yêu cầu của thị trường. Chính vì vậy, giải pháp xoay quanh trọng tâm là giữ được hai tài sản chiến lược này. Đồng thời, tập trung vào việc cải thiện NSLĐ, hiệu quả quản trị, giảm chi phí… song song với tập trung đổi mới công nghệ tự động hóa giảm sức lao động cũng như số lượng lao động.
“Hiện nay, Vinatex tập trung vào sản xuất nguyên liệu nhiều hơn là sản xuất may mặc, chính vì vậy nguyên liệu luôn là khâu đầu thực hiện xanh hóa trước tạo nền tảng cho các nguyên vật liệu đạt yêu cầu của quá trình xanh hóa như là yêu cầu của Mỹ và Châu Âu đặt ra. Vinatex đã tổ chức sản xuất các mặt hàng sợi từ nguồn nguyên liệu tái chế hoặc nguồn nguyên liệu organic. Trong 5 năm trở lại đây có nhiều đơn vị có tỷ lệ sản xuất ra sợi từ thành phần organic trong bông chiếm tỷ lệ 30 – 35% trong tổng sản lượng. Đồng thời các nhà máy sản xuất nguyên liệu được trang bị điện mặt trời để đáp ứng tiêu chuẩn 20% năng lượng sử dụng trong nhà máy là năng lượng xanh. Đây là những tiêu chuẩn mới mà thế giới đưa ra, đòi hỏi chúng ta phải tăng năng lực trong chuẩn bị sản xuất, chuẩn bị năng lượng, nguyên liệu đáp ứng các yêu cầu tới năm 2024 sẽ đưa vào các báo cáo kiểm toán độc lập liên quan đến phát triển xanh khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Trường nhấn mạnh.
Chủ tịch Lê Tiến Trường cũng cho rằng, vị thế cạnh tranh, những bước đi tiến trước của Việt Nam trong vài năm qua thì hai, ba năm nay đã bị các quốc gia đuổi kịp, thậm chí còn vượt. Cho nên Việt Nam bắt buộc phải có những đổi mới bứt phá để giữ vị thế thuộc Top 3 trên thế giới. Ông Trường cũng đưa ra dự báo năm 2023 ngành dệt may Việt Nam sẽ xấu hơn năm 2022. Nếu suy thoái kinh tế thế giới thì năm 2024 còn xấu hơn 2023, còn ngược lại, không suy thoái kinh tế thì năm 2023 và 2024 sẽ có tín hiệu tốt lên nhưng đến năm 2025 mới bằng năm 2021. Dệt may là ngành có chu kỳ sản xuất ngắn, nhu cầu rất nhạy với thu nhập và việc làm trên thế giới nên không thể có một dự báo dài hạn cho cả năm, trong điều kiện kinh tế bất định như hiện nay.
Đại biểu tham dự Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Vitas và ngành dệt may trong năm qua. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành khác để giải quyết những kiến nghị của ngành dệt may. Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đề nghị Vitas và các doanh nghiệp tập trung triển khai các giải pháp để khắc phục khó khăn, tận dụng triệt để các cơ hội phát triển của ngành, có nhiều giải pháp để tận dụng các FTA. Vitas thực hiện tốt vai trò đầu mối kết nối với các doanh nghiệp, giữa cộng đồng doanh nghiệp với các bộ ngành và Chính phủ, tăng cường thúc đẩy xuất khẩu, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hội viên, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển bền vững. Bộ Công Thương luôn ủng hộ, đồng hành cùng Vitas và các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Hội nghị
Hội nghị cũng nghe nhiều ý kiến tham luận của các diễn giả, chuyên gia giàu kinh nghiệm xoay quanh các chủ đề: “Ngành dệt may – Thách thức và giải pháp năm 2023” của bà Hà Thu Thanh – Chủ tịch Công ty Delloite Việt Nam; “Tổng quan về chính sách tài chính – Tiền tệ của Việt Nam và những tác động đến ngành dệt may Việt Nam” của TS. Cấn Văn Lực – TV Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia; “Chuyển đổi số để phát triển bền vững doanh nghiệp dệt may” của ông Đặng Vũ Hùng – Phó Chủ tịch thứ nhất Vitas…
Cẩm Hà