Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Hội nghị trực tuyến phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam


Ngày 24/12/2020, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động (CNLĐ).

Cuộc làm việc được truyền hình trực tuyến đến 27 điểm cầu, cũng nhằm đánh giá quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

Đây là lần thứ 5 trong nhiệm kỳ này, Thủ tướng có cuộc làm việc với Tổng LĐLĐ Việt Nam để giải quyết các kiến nghị, xử lý các vấn đề đặt ra về mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ với tổ chức công đoàn.

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Toàn cảnh buổi làm việc

Phát biểu tại cuộc làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chúng ta phải biết ơn, cảm ơn giai cấp công nhân Việt Nam đã ngày đêm lao động miệt mài để phát triển đất nước, vượt qua thách thức”.

Vấn đề đời sống, việc làm và phong trào của giai cấp công nhân rất quan trọng trong hoạt động của hệ thống chính trị. Vì vậy, tại cuộc làm việc, Thủ tướng đề nghị không chỉ đánh giá tổng thể kết quả đạt được, đặc biệt là các tồn tại, mà cùng nhau hoạch định phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn tới, nhất là xung quanh việc tạo điều kiện, việc làm, nâng cao mức sống của công nhân.

Nhân dịp này, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi thân thiết đến công nhân, lao động trên mọi miền Tổ quốc, “chúng ta nói về tăng trưởng phát triển, nhưng ai làm ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, đó chính là giai cấp công nhân. Chúng ta phải biết ơn, cảm ơn giai cấp công nhân Việt Nam đã ngày đêm lao động miệt mài để phát triển đất nước, vượt qua thách thức”.

Cuộc làm việc không dừng lại ở việc tổng kết công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam trong 5 năm qua, mà còn phân tích sâu sắc, rút ra các bài học kinh nghiệm, nhận diện thách thức, bất cập, “tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong các vấn đề như giải quyết việc làm bền vững, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần, nhất là cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động nước ta trong thời gian tới, thời gian mà chúng ta đang thực hiện mục tiêu kép”.

Theo báo cáo do Chủ tịch Tổng LĐLĐ Nguyễn Đình Khang trình bày, tính đến nay, cả nước có khoảng 53,5-54 triệu người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (nữ chiếm khoảng 48%); số lượng lao động làm công hưởng lương là khoảng 24-24,5 triệu người, trong đó, CNLĐ trong các doanh nghiệp chiếm trên 60%. Trong 5 năm qua, CNLĐ trong các doanh nghiệp đã tăng khoảng 26%.

Sau 5 năm, số CNLĐ có việc làm tăng 26%, trong đó số có việc làm bền vững, thu nhập cao tăng đều các năm; mức lương tối thiểu vùng tăng 1,3 lần, thu nhập bình quân tăng 35% góp phần cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động, tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm 31,8 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng. Trong đó 68,9% lao động bị giảm thu nhập, gần 40% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ việc.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giữ bình ổn giá, chỉ đạo các cơ quan chức năng giám sát việc tăng lương đúng quy định, kiểm soát tăng giá, không để lương công nhân tăng không kịp với tăng giá.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/11/2020, quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, mang lại nhiều quyền lợi cho con CNLĐ, được công nhân phấn khởi đón nhận.

Với sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, chính quyền các cấp và doanh nghiệp, từ năm 2016-2020 đã có gần 22 triệu lượt đoàn viên, người lao động được hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán với tổng số tiền ước tính 11.626 tỷ đồng; hỗ trợ xây mới và sửa chữa 13.802 nhà Mái ấm công đoàn với số tiền gần 420 tỷ đồng.

Theo khảo sát của Viện Công nhân và công đoàn, quý IV/2020, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (lương cơ bản) của CNLĐ là 5,22 triệu đồng/tháng, tiền lương làm thêm giờ là 934.000 đồng/tháng, tổng tiền thưởng, chuyên cần là 2,1 triệu/tháng, tổng thu nhập thực tế là khoảng 7,4 triệu đồng/tháng.

Tiền lương tháng thực nhận của CNLĐ phân theo vùng lương trung bình giao động từ 6,860-8,301 triệu đồng/tháng.

Tính đến năm 2019, sau 11 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đã có gần 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 22,6% lực lượng lao động trong độ tuổi cả nước.

Có không ít CNLĐ đã bị mất việc và ra khỏi dây chuyền sản xuất sau khi đã làm việc trong thời gian tương đối dài cho doanh nghiệp (sau nhiều lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn) để doanh nghiệp tuyển lao động mới.

Bên cạnh đó, tình hình quan hệ lao động tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Tình trạng vi phạm pháp luật lao động còn khá phổ biến, gây nên bất bình, mâu thuần và tranh chấp lao động, số vụ đình công giảm nhưng đã xuất hiện những yếu tố ngoài quan hệ lao động tác động đến các vụ đình công, gây mất an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Ngành Dệt May Việt Nam (DMVN) là ngành thu dụng lao động nhiều bậc nhất cả nước, với khoảng 3 triệu người lao động, chiếm tỷ trọng trên 10% tổng số lao động trong ngành công nghiệp cả nước. Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Vinatex – doanh nghiệp đầu tàu trong Ngành, cho biết: “Năm 2020, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố dịch Covid-19, Tập đoàn đã triệu tập cuộc họp khẩn với các đơn vị thành viên để xem xét, đánh giá tình thị trường và đề ra các giải pháp trong tình thế khẩn cấp. Theo đó, Tập đoàn đã quán triệt, trong điều kiện “bình thường mới” toàn hệ thống tập trung toàn lực ưu tiên ổn định lao động, đảm bảo việc làm, tăng cường phòng dịch để không gián đoạn hoạt động và tạo đà phục hồi nhanh sau đại dịch. Do vậy đã đảm bảo ổn định lực lượng lao động, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động trong tình hình khó khăn do dịch bệnh. Tổng số lao động bình quân toàn Tập đoàn ước thực hiện năm 2020 là 70.654 người. Nếu tính cả các công ty con của doanh nghiệp thành viên thì tổng số lao động trong toàn hệ thống Tập đoàn khoảng 150.000 người. Tổng số lao động bình quân năm 2020 bằng 94% so với  năm 2019 và bằng 96% so với kế hoạch năm 2020. Mức giảm lao động 6% năm 2020 là mức giảm tự nhiên, tương đương với 2019 và các năm trước. Tuy nhiên số lao động được tuyển mới ít hơn năm 2019 (số tuyển mới là 9.671 người, bằng 76% so với 2019) do thời gian giãn cách XH, các doanh nghiệp dừng tuyển dụng lao động, thu nhập bình quân toàn Tập đoàn ước TH năm 2020 là 8,05 triệu đồng/người/tháng, giảm 4,5% so với 2019 (350.000 đồng/ người/ tháng), mức giảm không đáng kể do nhiều doanh nghiệp đã sử dụng quỹ tiền lương dự phòng từ các năm trước để ổn định thu nhập, đời sống cho người lao động. Do ảnh hưởng dịch bệnh, các doanh nghiệp phải giảm giờ làm, cho người lao động nghỉ luân phiên, nhiều DN không tăng ca, làm thêm giờ như năm trước nên tổng số giờ công lao động năm 2020 giảm khoảng 10%, thu nhập bình quân tính theo giờ công vẫn tăng khoảng 8,5%. Mặc dù tình hình năm 2020 rất khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong Tập đoàn vẫn đảm bảo mức thưởng Tết bình quân là 1,5 tháng lương, tương đương khoảng 13 triệu đồng/người (bằng 90% so với 2019), doanh nghiệp thưởng thấp nhất là 1 tháng lương, cao nhất là 3 tháng lương. Ngoài tiền thưởng Tết, các hoạt động chăm lo khác đối với người lao động được Tập đoàn và Công đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục được duy trì. Công đoàn Dệt May sẽ trao 3.000 suất quà cho NLĐ, mỗi suất quà trị giá 500.000đ cùng nhiều hàng hóa, nhu yếu phẩm; trao hơn 2.000 tấm vé nghĩa tình để NLĐ tỉnh xa về quê đón Tết. Tổng số tiền chi cho công tác từ thiện xã hội và chăm lo cho NLĐ năm 2019 là 29,3 tỷ đồng. Năm 2020, số tiền hỗ trợ cho người lao động dệt may bị ảnh hưởng thiên tai, bão lụt là 15 tỷ đồng, tổng số tiền hỗ trợ cho người lao động (bao gồm cả chăm lo tết) dự kiến lên tới 45,5 tỷ đồng.”

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Vinatex tại Hội nghị

Cũng trong Hội nghị, đồng chí Lê Tiến Trường nêu kiến nghị: “Hiện nay, Tập đoàn đang được Chính phủ tạm giao quản lý 03 trường đào tạo, trong đó có trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Nam Định. Do công tác tuyển sinh của trường CĐ Công nghiệp DM Nam Định gặp khó khăn, nguồn thu hạn chế, dẫn đến tình trạng hơn 200 CBCNV bị nợ lương, nợ BHXH. Tập đoàn có khả năng để hỗ trợ cho nhà trường nhưng do chỉ được tạm giao quản lý, vướng về cơ chế khi hỗ trợ nhà trường. Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ sớm có cơ chế quản lý chính thức đối với nhà trường.”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, vị thế và vai trò của Ngành Dệt May rất quan trọng vì giải quyết việc làm cho rất đông người lao động, chỉ riêng tại các doanh nghiệp có quy mô trên 100 lao động đã lên tới trên 2,7 triệu người, không kể lực lượng lao động tham gia sản xuất phụ trợ, logistic, cung cấp dịch vụ cho ngành và người lao động. Với trên 7.000 doanh nghiệp, gần như 100% các địa phương trên cả nước có doanh nghiệp Dệt May. Do đó, ảnh hưởng xã hội, đảm bảo việc làm và an sinh xã hội là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành Dệt May.


Các tin khác