Ký kết thành công loạt FTA, điều gì đang chờ đón Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, các hiệp định thương mại tự do đã, đang và sẽ ký kết không chỉ là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, tái cơ cấu doanh nghiệp hiệu quả, mà còn đặt ra bài toán về hoàn thiện thể chế, chính sách của Chính phủ nhằm tận dụng tối đa cơ hội các FTA mang lại.
PV: Thưa Thứ trưởng, các hiệp định thương mại tự do đã ký kết đóng góp như thế nào cho xuất khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Các , đặc biệt là các hiệp định được Việt Nam ký kết sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã và đang đóng góp tích cực cho xuất khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam. Chúng ta đã và đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối đối nhanh trên một số thị trường đã ký kết hợp định thương mại tự do. Ví dụ như xuất khẩu vào Chile và Hàn Quốc tăng bình quân đến 29%/năm, nhất là thị trường Ấn Độ tăng trưởng bình quân đến 36%/năm, giúp chúng ta từ vị thế một nước nhập siêu thành một nước xuất siêu vào Ấn Độ.
Đặc biệt, Hiệp định tuy mới được ký kết và có hiệu lực được 1 năm nhưng cũng giúp xuất khẩu của Việt Nam vào Mexico và Canada tăng ở mức 2,6 triệu USD, và xuất siêu vào các nước CPTPP đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2018.
Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới trì trệ, các hiệp định thương mại tự do còn giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một khu vực thị trường nhất định, mà đó là điều rất tốt cho kinh tế Việt Nam.
PV: Vậy đâu là cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, thưa Thứ trưởng?
Thứ tưởng Trần Quốc Khánh: Khi đã nói về cơ hội và thách thức của các hiệp định thương mại tự do, đối với mỗi doanh nghiệp nhìn cơ hội và thách thức ở một vị thế khác nhau, tuy nhiên khi đứng trên bình diện của cả một nền kinh tế, có thể nhìn thấy cơ hội đầu tiên là mở rộng , thuế được đàm phán và nước ngoài đồng ý giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa của Việt Nam. Đó là cơ hội để chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng nông sản, thực phẩm mà chúng ta có thế mạnh, giúp chúng ta dần dần cân bằng được cán cân thương mại của mình.
Lợi ích thứ hai là khi Việt Nam liên kết được với các thị trường bên ngoài, đặc biệt là các thị trường tiêu thụ lớn như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga… chúng ta có thể tiếp cận các thị trường đó với thuế suất 0%, đấy là điều rất hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Cho nên các hiệp định thương mại tự do từ góc độ đó giúp chúng ta tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của chính mình.
Cơ hội lớn thứ 3 là khi chúng ta có những hiệp định thương mại tự do như vậy, chúng ta có thể giảm bớt được sự phụ thuộc vào một khu vực thị trường nhất định, mình đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu của mình trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, từ đó đi vào những thị trường khác và từ đó tránh việc phụ thuộc vào một khu vực thị trường nhất định.
Lợi ích lớn nhất, cơ hội lớn nhất của các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định tự do thế hệ mới giúp chúng ta có cơ hội hoàn thiện hơn nữa môi trường thể chế của chính chúng ta. Khi chúng ta đưa ra những cam kết tương đối cao như: Cải thiện môi trường đầu tư, dịch vụ hay mở rộng thị trường mua sắm Chính phủ (hay còn gọi là mua sắm công) sẽ giúp chúng ta dần dần hoàn thiện được môi trường kinh doanh của mình, nâng cao sức cạnh tanh, đẩy mạnh sự minh bạch, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Đó là những cơ hội rất lớn mà các hiệp định thương mại đem lại.
Tuy nhiên thì không thể phủ nhận, bên cạnh cơ hội cũng thách thức. Thách thức lớn nhất đối với khu vực luôn là cạnh tranh. Tuy nhiên, cạnh tranh vốn là tính chất bất di bất dịch của nền kinh tế thị trường, không phải cạnh tranh đối với bên ngoài thì cũng là cạnh tranh trong nước. Vậy nên đối với các doanh nghiệp sớm hay muộn họ cũng phải đối diện với cạnh tranh, bất kể là có hiệp định thương mại tự do hay không.
Tuy nhiên, các hiệp định thương mại tự do sẽ làm cho cạnh tranh đó trở nên phức tạp hơn, khó khăn hơn. Chính vì vậy trong đàm phán thì 1 điều mà chính phủ và đoàn đàm phán quan tâm chính là hãy cố gắng làm sao đó để sức ép cạnh tranh đó đến từ từ. Chính vì vậy chúng ta luôn luôn đàm phán, việc mở cửa là theo lộ trình chứ không mở cửa đột ngột. Mở cửa đột ngột sẽ đem đến sự cạnh tranh quá mức trong một thời gian ngắn, dẫn đến doanh nghiệp có thể không chịu đựng nổi. Còn nếu chúng ta mở cửa từ từ thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng lên. Hoặc nếu họ không thể nâng cao được sức cạnh tranh thì họ có thời gian để chuyển đổi sang một việc khác, tức là chính doanh nghiệp của mình.
Thực tiễn cho thấy, từ khi chúng ta mở cửa thì có rất nhiều ngành đã tái cơ cấu thành công. Tôi lấy ví dụ như ngành công nghiệp nhẹ, bóng đèn, phích nước. Hay thậm chí là sản xuất đồ sứ, trước đây ta rất ngại cạnh tranh với bên ngoài, nhưng từ khi chúng ta cải cách và mở cửa thì chúng ta đã có những doanh nghiệp sản xuất bóng đèn, phích nước,… Cả ngành thép cũng vậy, trước đây chúng ta rất ngại mở cửa, vì nghĩ rằng, mở cửa ngành sẽ sụp đổ, nhưng như chúng ta đã thấy, sau khi ngành mở cửa, ngành thép đã tự tái cơ cấu. Và hiện nay, ở Việt Nam đang tập trung ở một số khu vực đang sản xuất thép mà mình có thế mạnh. Với các khu vực khác chúng ta vẫn tiếp tục nhập khẩu. Nói chung là có một sự “chung sống hòa bình” trong ngành thép. Và tôi tin rằng, những ví dụ thành công đó cũng sẽ vẫn đúng với các ngành khác.
Đấy là đối với doanh nghiệp, còn trên bình diện các cơ quan quản lý nhà nước cũng có các thách thức. Bởi khi chúng ta đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh thì bằng việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, chính chúng ta cũng đang đặt các nhà quản lý, đặt chính phủ cũng như các bộ ngành vào 1 cuộc cạnh tranh. Cạnh tranh ở đây là cạnh tranh giữa các Chính phủ các nước với nhau trong việc đưa ra 1 môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Thế thì, khi chúng ta có các hiệp định thương mại tự do đó, chính phủ nào đưa ra được những hướng đúng đắn nhất giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do, giúp cho môi trường kinh doanh trở nên thuận lợi hơn, tốt hơn thì chính phủ đó sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các chính phủ bên ngoài. Vậy nên, khi nhìn vào thách thức, chúng tôi luôn nhìn vào 2 phương diện: thách thức cho doanh nghiệp và thách thức cho bản thân cơ quan điều hành. Cơ quan điều hành cũng cố gắng đi cùng các doanh nghiệp, cũng phải cố gắng bước qua được, vượt qua được những thách thức của các hiệp định thương mại tự do.
theo //tapchicongthuong.vn/