Lãnh đạo Vinatex chúc Tết các đơn vị miền Trung
Ngày 17/2, Lãnh đạo Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) do ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex và ông Cao Hữu Hiếu – Tổng Giám đốc Vinatex dẫn đoàn đã tới thăm hỏi, động viên và chúc Tết một số đơn vị thành viên tại khu vực miền Trung. Cùng đi có bà Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam, lãnh đạo Cơ quan điều hành và các Ban chức năng của Tập đoàn.
*Tại khu vực Thừa Thiên Huế: Chúc Tết các đơn vị trên địa bàn gồm: Công ty CP Dệt May Huế, Công ty CP Sợi Phú Bài, Công ty CP Vinatex Phú Hưng và một số đơn vị ngành Sợi Vinatex góp vốn, trong không khí Xuân mới, Chủ tịch Lê Tiến Trường đã nẩy câu Kiều “Mình cùng một mẹ sinh ra/Dẫu bao trắc trở vẫn là anh em”. Anh em là chân tay, với điều kiện khó khăn, các doanh nghiệp thực sự phải đoàn kết, gắn bó, chân thành và tình nghĩa với nhau hơn nữa. Cùng với sự gắn bó, sẻ chia là tinh thần sáng tạo dù trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào. Minh họa về sức sáng tạo, Chủ tịch Lê Tiến Trường chia sẻ câu chuyện về Trung tâm đổi mới sáng tạo của Tổng Công ty Đức Giang – CTCP (Dugarco) vừa khánh thành vào cuối năm 2023, Chủ tịch Lê Tiến Trường cho biết, dù thị trường khó khăn, nhưng Dugarco vẫn dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới. Vải thời trang được Dugarco lựa chọn khá đa dạng. Dệt may là ngành có sự cạnh tranh lớn, Chủ tịch Lê Tiến Trường cho biết, Ban SXKD Sợi của Tập đoàn sẽ tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu thị trường vải, sớm cung cấp những thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành Sợi. Chủ tịch Lê Tiến Trường chúc tập thể các đơn vị thành viên tại Thừa Thiên Huế năm mới “Cởi mở – Dân chủ – Linh hoạt” thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra trong năm 2024.
Chủ tịch Lê Tiến Trường chúc tập thể các đơn vị thành viên tại Thừa Thiên Huế năm mới “Cởi mở – Dân chủ – Linh hoạt” thực hiện tốt kế hoạch năm 2024
*Tại Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ (Hòa Thọ): Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex chia sẻ, phương thức sản xuất cũ hiện đã không còn dư địa cho phát triển khi thị trường đang thiết lập mặt bằng mới sau đại dịch Covid-19, các biến động địa chính trị trên toàn cầu, cùng với đó là xu thế bảo hộ thương mại tại các thị trường xuất khẩu dệt may chính khiến cho các quốc gia sản xuất dệt may, trong đó có Việt Nam ngày càng khó khăn hơn tình hình đơn hàng. Bên cạnh khó khăn về thị trường, thì thách thức chưa dừng lại khi các quốc gia cạnh tranh, đứng đầu là Trung Quốc vẫn chưa phục hồi 100% so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Hiện sau 1 năm mở cửa với rất nhiều chính sách ưu đãi từ Chính phủ thì ngành dệt may của quốc gia này mới chỉ phục hồi khoảng 60-70% tổng công suất thiết kế, do đó khi tín hiệu tích cực từ thị trường quay lại, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt với số lượng nhà cung ứng lớn từ Trung Quốc.
Với Hòa Thọ, kết quả lợi nhuận tháng 1 đạt 30 tỷ đồng là một tín hiệu tích cực, có thể đưa Tổng Công ty quay trở lại ngưỡng lợi nhuận trên 300 tỷ đồng trong năm 2024, nhưng chắc chắn “thuyền to sóng lớn”, ban lãnh đạo Tổng Công ty không “chủ quan” khi thị trường có những dấu hiệu phục hồi với cả ngành Sợi và ngành May. Với các doanh nghiệp có quy mô lớn như Hòa Thọ, lãnh đạo Tập đoàn luôn có những trăn trở về tính hoàn thiện của toàn hệ thống. Chúc Tết đầu năm Giáp Thìn 2024 với các đơn vị miền Bắc, lãnh đạo Tập đoàn đã lưu ý một số đơn vị không mở rộng thêm quy mô mà tập trung nghiên cứu và phân tích từng nhà máy để xác định điểm hòa vốn và hiệu quả, từ đó có các phương án cho từng nhà máy, đơn vị thành viên. Trong giai đoạn mới khi thị trường ngày một khó khăn, những điểm yếu trong hệ thống có nguy cơ lan rộng, những đơn vị làm ăn tốt có tỷ suất lợi nhuận cao khó có thể bù đắp cho những đơn vị thua lỗ, dẫn tới kéo tụt kết quả SXKD của toàn bộ hệ thống.
Với Hòa Thọ trong thời gian tới cần tập trung vào 2 nhiệm vụ trong tâm: (1) Không có “điểm đen” trong hệ thống và phải xử lý dứt điểm trong thời gian ngắn khi có đơn vị yếu. Xây dựng hệ thống toàn diện, toàn bộ hệ thống đều đạt chuẩn với kết quả có tính đồng bộ; (2) Tập trung đẩy mạnh quản trị nhân lực, xây dựng hệ thống đồng thuận, đoàn kết thực chất, phát huy vai trò cá nhân để phụng sự tập thể. Đồng thời, có các phương án về nhân sự để các thế hệ chuyển giao và kế thừa ổn định.
Ông Nguyễn Đức Trị – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Chủ tịch HĐQT Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng và cho biết, toàn thể CBCNV sẽ tiếp thu những ý kiến chia sẻ, chỉ đạo của Chủ tịch Vinatex để triển khai các chương trình hành động một cách thực chất, hiệu quả, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ mà Lãnh đạo Tập đoàn giao phó.
Lãnh đạo Tập đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng ban lãnh đạo Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ
*Tại Công ty CP Vinatex Đà Nẵng: Lãnh đạo Tập đoàn đã chúc mừng Công ty có những bước tái cơ cấu thành công, di dời nhà máy khỏi nội đô và xây dựng quy mô năng lực mới với 4 nhà máy mới có hạ tầng và nhân lực ở mức khá so với các đơn vị ngành May trong Tập đoàn. 10 năm tái cơ cấu là một chặng đường tương đối vất vả cả về nhân lực và vật lực, nhưng với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo Công ty, cùng với sự hỗ trợ của Tập đoàn, diện mạo mới của Vinatex Đà Nẵng đã khang trang hơn, nhân sự chủ chốt có sự gắn bó cùng với tập thể để thực hiện quá trình tái cấu trúc khi doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Nếu như trước đây, khi ngành công nghiệp dệt may chưa bị cạnh tranh gay gắt từ các ngành chế biến chế tạo, điện tử… thì vấn đề lao động và thị trường tương đối thuận lợi, Vinatex Đà Nẵng đã từng có những giai đoạn phát triển mạnh, có chỗ đứng trên thị trường nhưng lại “ngủ quên trên chiến thắng”, chậm đổi mới, đầu tư về chiều sâu dẫn tới bị tụt lại trên thị trường. Trong giai đoạn tới, khi thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, thì những nỗ lực tái cấu trúc của Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả mà cần linh hoạt, đổi mới hơn nữa để đáp ứng được với đòi hỏi của thị trường. Vinatex Đà Nẵng cần tập trung vào công tác thị trường, chăm sóc khách hàng và phát triển mẫu… Thị trường ngày càng linh hoạt, sẽ không còn các nhà máy sản xuất các mặt hàng chuyên dụng, do đó Vinatex Đà Nẵng cần nâng cao hơn nữa tay nghề của NLĐ, đáp ứng sản xuất các đơn hàng nhỏ, có kỹ thuật cao nhưng đơn giá tốt. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động có thể triển khai nhiều loại mặt hàng với hệ thống quản trị sản xuất đa dạng hơn. Đồng thời, Vinatex Đà Nẵng cần kịp thời thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực đáp ứng các yêu cầu ngày càng phức tạp của thị trường.
Nhóm PV