Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Ngành may mặc châu Á điêu đứng vì đại dịch Covid-19


Chul Sreymom là một thợ may tại nhà máy Sangwoo gần Phnom Penh, nơi sản xuất quần áo cho một số thương hiệu thời trang lớn của thế giới. Trong tuần này, 60 nhân viên nơi cô làm đã phải nghỉ việc, điều đó khiến người công nhân 40 tuổi này lo lắng mình có thể là người tiếp theo, trong khi cô còn có cha mẹ già cần được chăm sóc. Cô là một trong số hàng triệu người trong ngành sản xuất – xuất khẩu hàng may mặc tại châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch virut Corona.

Trong vòng bốn tháng kể từ lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, virut Corona chủng mới đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với các nhà sản xuất – xuất khẩu hàng may mặc của châu Á, nơi cung cấp việc làm cho hàng triệu người và góp phần vực dậy nền kinh tế yếu kém của nhiều quốc gia. Khó khăn bắt đầu xuất hiện vào tháng 2/2020 với tình trạng thiếu nguồn cung vải khi virut tấn công ngành dệt may trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay sau khi Trung Quốc khởi động lại sản xuất thì cầu của thế giới lại suy giảm nghiêm trọng do lệnh phong toả được dựng lên ở nhiều quốc gia, buộc các nhà bán lẻ phải đóng cửa và người dân chỉ chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu. Cuộc khủng hoảng này diễn ra khi ngành may mặc vẫn đang phải đối mặt với viễn cảnh của xu thế đảo ngược toàn cầu hoá khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn về tiêu chuẩn lao động, và các thương hiệu thời trang phương Tây đang xem xét rút ngắn chuỗi cung ứng về gần hơn với trụ sở của mình.

Ken Loo – Tổng thư ký Hiệp hội sản xuất hàng may mặc tại Campuchia cho biết: “Chúng tôi hiện không có dòng tiền về và các nhà mua hàng không tuân theo các điều khoản trong hợp đồng. Bạn nghĩ có bao nhiêu công ty có thể tồn tại lâu dài với dòng tiền bằng con số 0 tròn trĩnh? Ngay cả những hãng hàng không lớn nhất trên thế giới cũng tuyên bố họ có thể phá sản nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ. Đó là những gì chúng tôi đang phải đối mặt”.

Có một sự thực nghiệt ngã rằng trên toàn khu vực đã có hàng ngàn nhà máy phải đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn do ảnh hưởng của đại dịch. Ông Mostafiz Uddin – chủ một nhà máy ở Bangladesh thừa nhận rằng toàn bộ đơn hàng của nhà máy của ông đều đã bị huỷ bỏ. Tại Bangladesh, ước tính khoảng 3 tỷ USD giá trị hợp đồng đã bị huỷ hoăc tạm dừng, và hơn 1 triệu công nhân bị sa thải hoặc buộc phải tạm nghỉ. Trong khi tại Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam ước tính thiệt hại có thể lên đến 467 triệu USD.

Khin Maung Aye – Chủ tịch và là người sáng lập nhà máy sản xuất áo khoác có 10.000 công nhân ở Yangon – Myanmar cho rằng đây là thời khắc “sống còn”. Ông này cho biết tại Myanmar đã có ít nhất 20 nhà máy dừng hoạt động trong bối cảnh thiếu nguồn cung, dự kiến con số này sẽ còn tăng lên trong thời gian tới và tình trạng mất việc làm là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, tình hình sẽ càng thêm khó khăn đối với các nhà cung cấp hoạt động theo phương thức thanh toán khi giao hàng. Một số thương hiệu như H&M và Zara (thuộc Tập đoàn Inditex) đã đưa ra cam kết thanh toán đầy đủ cho các đơn đặt hàng hiện có. H&M cho biết, tình hình căng thẳng hiện tại đã khiến họ phải tạm dừng các đơn đặt hàng mới, tuy nhiên, công ty cam kết vẫn giữ sự hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp.

Trong khi đó, các thương hiệu khác đã kích hoạt điều khoản “bất khả kháng” trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. C&A – một thương hiệu thời trang lâu đời ở châu Âu đã gửi thư huỷ hợp đồng tới toàn bộ các nhà cung cấp, và gọi đó là “biện pháp phòng ngừa” trong thời điểm diễn ra khủng hoảng. Phát ngôn viên của C&A Jens Volmicke chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực để giảm thiểu tối đa tác động đối với các nhà cung ứng và bảo đảm sẽ vẫn nhận hết tất cả các đơn hàng đã rời khỏi nhà máy”.

Edward Hertzman đến từ tờ Sourcing Journal cho rằng, việc đơn phương huỷ hoặc sửa lại hợp đồng sẽ làm gia tăng các vấn đề pháp lý tiềm ẩn và khiến các nhà máy cũng như bên cho vay vốn của họ gặp nhiều rủi ro. “Đây là hiệu ứng domino thực sự đáng sợ”, Hertzman nói. “Đó không chỉ là về việc các cửa hàng đóng cửa và mở cửa trở lại thế nào, quan trọng là có rất nhiều thiệt hại một khi đã xảy ra thì khó có thể hồi phục”.

Những tổ chức ủng hộ quyền của người lao động cũng đồng loạt lên án động thái hoãn – huỷ đơn hàng. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi các nhãn hàng không nên “bỏ rơi” công nhân của các nhà máy . Điều phối viên của “Chiến dịch quần áo sạch” Christie Miedema cũng đòi hỏi trách nhiệm của các thương hiệu: “Họ đã thu được nhiều lợi nhuận từ lao động giá rẻ trong nhiều thập kỷ mà không phải trả tiền cho an sinh xã hội. Và lợi nhuận đó cần phải được trả lại ngay bây giờ, bởi vì nhiều quốc gia không hề có chế độ an sinh xã hội, vậy nên những lao động mất việc không thể duy trì cuộc sống”.

Bên cạnh đó, mối lo ngại lây lan virut tại các nước vẫn ngày càng gia tăng. Bangladesh và Việt Nam đã bắt đầu thực hiện việc giãn cách xã hội. Tại Campuchia, 91 nhà máy may đã tạm dừng hoạt động, khiến cho 61.500 công nhân tạm thời mất việc làm. Về mặt kinh tế, cuộc khủng hoảng virut Corona đã vượt xa mọi thứ mà

ngành may mặc phải đối mặt trước đây, một phần vì không ai biết đến bao giờ nó mới kết thúc.

Ông Gareth Leather, chuyên gia kinh tế cấp cao của Hãng nghiên cứu Capital Economics có trụ sở tại Luân Đôn nhận định rằng, các nước sản xuất dệt may đặc biệt dễ bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng này. “Tại Anh, các nhà mua lớn lo lắng cho sự sống còn của chính họ, chứ không quá quan tâm tới sự tồn tại của những mắt xích xa hơn trong chuỗi”, và họ sẽ sẵn sàng thay thế những mắt xích này nếu cần.

Đối với Campuchia, đại dịch đã giáng một đòn thứ hai vào ngành may mặc trị giá 10 tỷ USD với hơn 800.000 công nhân lao động, sau khi nước này bị EU quyết định tạm dừng một phần quyền miễn thuế do liên quan đến vấn đề nhân quyền hồi tháng 2. Cộng với ngành du lịch thất thu nghiêm trọng, tăng trưởng GDP của nước này được dự báo có thể giảm từ 7% năm ngoái xuống còn 1% năm nay trong trường hợp xấu nhất, theo Dự báo kinh tế gần đây của Ngân hàng thế giới (WB). Cũng theo dự báo này, tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam được dự đoán sẽ giảm từ 7% xuống 4,9%, Myanmar giảm từ 6,3% xuống 3% và Indonesia giảm từ 5% xuống 2%.

Sheng Lu – Phó Giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Thời trang và May mặc của Đại học Delwar cho biết, sự phụ thuộc nặng nề của các nền kinh tế này vào ngành may mặc bắt nguồn từ tốc độ toàn cầu hóa kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. “Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Indonesia và Bangladesh chỉ là những đối tác nhỏ trong chuỗi thương mại may mặc thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, đến nay tất cả những nước này đều có hàng triệu công nhân làm việc trong ngành may mặc”. Do đó, rủi ro chưa bao giờ cao như hiện tại.

Ông cũng nhận định,, Trung Quốc với tư cách là nhà sản xuất dệt may lớn nhất thế giới, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi người mua ở Mỹ và EU hủy đơn đặt hàng. Ông dự đoán rằng, Việt Nam có một thị trường xuất khẩu đa dạng và linh hoạt, hiện đang ở trong một vị trí tốt. Bangladesh là nhà cung cấp hàng đầu cho cả Châu Âu và Châu Mỹ, do vậy cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Các báo cáo đã ước tính, nước này có thể mất tới 6 tỷ USD doanh thu xuất khẩu hàng may mặc.

Tình trạng mất việc làm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn khu vực, ước tính nếu xuất khẩu giảm 10% sẽ dẫn tới giảm ít nhất 4-9% việc làm. “Ở các nước đang phát triển như Bangladesh và Campuchia, ngành may mặc vẫn mang lại nhiều việc làm nhất cho nền kinh tế địa phương, đặc biệt là đối với phụ nữ”. Nghiên cứu được công bố vào cuối tháng 3 bởi Trung tâm Quyền Công nhân Toàn cầu của Bang Pennsylvania đã trích dẫn một cuộc khảo sát với 316 nhà cung cấp ở Bangladesh –

quốc gia có khoảng 4,1 triệu công nhân may mặc. Cuộc khảo sát từ ngày 21-25/3 cho thấy, phần lớn các đơn đặt hàng của họ đã bị hủy bỏ, hầu hết người mua hàng từ chối chi trả chi phí sản xuất và nguyên vật liệu. Gần 60% các nhà máy phải ngừng hoạt động và hơn 70% công nhân nghỉ việc mà không được trả lương.

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina gần đây đã công bố gói 588 triệu USD để hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu trị giá 40 tỷ USD của nước này, trong đó hàng may mặc chiếm 84%. Bà yêu cầu các công ty sử dụng tiền hỗ trợ để trả lương cho công nhân.

Tại Campuchia, Chính phủ đã tuyên bố miễn thuế cho các nhà máy đang gặp khó khăn và đề xuất chương trình trợ cấp 60% lương cho công nhân buộc phải tạm nghỉ việc trong thời gian dài, trong đó 20% do Chính phủ hỗ trợ và 40% được trả bởi các nhà máy.

Một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia cho biết, sẽ có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ được đưa ra trong thời gian tới. Tuy nhiên, những hoài nghi đã xuất hiện về việc liệu các biện pháp đã được công bố có khả thi hay không. Ông Leather của hãng Capital Economics cảnh báo rằng, chính phủ ở các nước đang phát triển đơn giản là không có đủ tiềm lực tài chính để cứu trợ ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp may mặc của các nước có thể phục hồi nhanh như thế nào, trước tiên phụ thuộc vào thời điểm virut Corona được kiểm soát, với tiến trình có thể thay đổi theo từng quốc gia. Nếu nhu cầu được cải thiện, ngành may mặc thế giới có thể sẽ “phục hồi khá nhanh”. “Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, kim ngạch xuất khẩu may mặc thế giới giảm 12,8% trong năm 2009, nhưng đã hồi phục mạnh mẽ và tăng trưởng ngoạn mục 11,5% ngay năm sau đó” – ông cho biết.

Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu và nhà máy sản xuất hàng may mặc cũng có thể sẽ phải đối phó với tình trạng thiếu lao động, tăng giá nguyên liệu và thiếu năng lực sản xuất, kể cả đối với những nền kinh tế hùng mạnh nhất. Chỉ có duy nhất một điều có thể chắc chắn, đó là viễn cảnh sẽ không bao giờ như xưa.

(Các nhân viên Nikkei bao gồm: Yuichi Nitta ở Yangon và Erwida Maulia ở Jakarta đã đóng góp nội dung cho báo cáo này).

Bài đã được đăng tải trên Tạp chí số tháng 4/2020, xem chi tiết tại đây!


Các tin khác