Nghiên cứu sinh trường Đại học Boras tạo ra vật liệu dệt phát quang
Ảnh của Đại học Boras
Trong quá trình nghiên cứu luận án tiến sĩ, một nhà nghiên cứu tại Đại học Borås đã thành công trong việc tạo ra hàng dệt may phát quang bằng cách sử dụng hiện tượng phát quang trong tự nhiên. Công trình của cô trong lĩnh vực công nghệ dệt có thể hữu ích trong một số lĩnh vực vì vật liệu phát quang có nhiều ứng dụng bao gồm y sinh học, cảm biến sinh học, an toàn, kiến trúc và thẩm mỹ. Nhà nghiên cứu đã nỗ lực và đạt thành công đầu tiên trong việc tạo ra các loại vải dệt phát quang nhờ vào việc lợi dụng hiện tượng phát quang trong tự nhiên. “Nghiên cứu của tôi đã chứng minh rằng phát kiến này khả thi”, nhà nghiên cứu luận án tiến sĩ của Đại học Boras , Sweta Iyer nói.
Hình ảnh một con cá màu neon bơi sống động qua biển, thắp sáng mặt nước là nguồn cảm hứng cho luận án tiến sĩ của Iyer với tên đề tài “Chất liệu dệt phát quang sử dụng các sản phẩm sinh học – Phương pháp tiếp cận sinh học”, dựa trên việc có các sinh vật sống trong tự nhiên với các đặc tính mà con người có thể lợi dụng theo nhiều cách. Ví dụ điển hình là hiện tượng phát quang trong tự nhiên, tức là các vật thể phát ra ánh sáng lạnh không nhìn thấy được, có thể được sử dụng như thế nào để tạo ra hàng dệt may phát quang.
Iyer tốt nghiệp Thạc sĩ hóa lý tại Đại học Mumbai. Sau đó, cô làm nghiên cứu viên tại một số công ty dệt may. “Công việc này đã cho tôi cái nhìn sâu sắc về cả quy trình dệt và công nghiệp chế biến. Lĩnh vực tôi nghiên cứu đã thúc đẩy tôi đi học tiến sĩ. Vấn đề thu hút sự quan tâm của tôi là làm thế nào các hóa chất mới có thể được ứng dụng trong dệt may nhằm đạt được các chức năng mới cho vải vóc. Đó cũng chính là trọng tâm trong luận án tiến sĩ của tôi” cô nói.
Iyer nhận ra rằng có một lỗ hổng trong lĩnh vực nghiên cứu dệt may cần được lấp đầy. “Hiện tượng phát quang sinh học trong tự nhiên và cơ chế phản ứng của chúng đã được nghiên cứu rộng rãi trong ngành sinh học và hóa sinh, nhưng trước đây không được áp dụng cho hàng dệt may”. Mục đích của nghiên cứu giúp tạo ra vật liệu dệt phát quang với sự hỗ trợ của các sản phẩm sinh học. Iyer nói: “Vấn đề quan trọng của nghiên cứu là tìm hiểu cơ chế phản ứng phát quang sinh học tồn tại trong các sinh vật sống khác nhau và việc lựa chọn hệ thống phản ứng”
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp cố định enzyme và công nghệ sinh thái như xử lý huyết tương. Và kết quả thật khả quan. “Cùng với việc sử dụng các phương pháp nhuộm và in thông thường, ngay cả các phương pháp tiết kiệm tài nguyên như in phun và in phun màu cũng đã được vận dụng thành công”.
Vật liệu phát quang có nhiều ứng dụng khác nhau, từ y sinh học, cảm biến sinh học, an toàn đến kiến trúc và thẩm mỹ. Các đặc tính như chống tia cực tím và đặc tính kháng khuẩn cũng thu được hiệu quả.
Nghiên cứu này hoàn toàn mới khi đề cập đến các ứng dụng dệt may – nhưng nó còn đi xa hơn thế nhiều. Iyer nói rằng đề tài này có một phạm vi tiếp cận rộng lớn và mang lại những quan điểm mới vì hàng dệt được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu. Ba trường đại học – ENSAIT ở Pháp, Đại học Soochow ở Trung Quốc và Đại học Borås – đã tham gia vào nghiên cứu. Iyer nói: “Đề tài này đã mang lại cho tôi rất nhiều kiến thức về phương pháp nghiên cứu tại các trường đại học khác nhau cũng như một mạng lưới khoa học rộng lớn. Tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau cũng là một phần thú vị của chương trình”. Tôi hy vọng công việc của mình có thể đóng góp cho việc cải tiến và phát triển các loại vải sợi phát quang lấy cảm hứng từ sinh học hiệu quả về mặt sinh thái trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
//www.technicaltextile.net/news/bor-s-doctorate-student-creates-luminescent-textiles-270584.html
Người dịch: Nguyễn Thị Hồng Liên