Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Nguy cơ gian lận xuất xứ đối với mặt hàng dệt may


Đó là thông tin được ông Âu Anh Tuấn – Quyền Cục trưởng Cục giám sát quản lý hải quan (Tổng cục Hải quan) đưa ra tại Diễn đ àn “Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong bố i cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung” diễn ra tại Hà Nội.

NHỮNG DIỄN BIẾN KHÓ LƯỜNG

Trong khi căng thẳng Mỹ – Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sự ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 quốc gia hàng đầu thế giới vẫn đang hiện rõ đối với các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Hiện địa điểm tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 vẫn chưa được tiết lộ. Theo Reuters, một số quan chức cấp cao của Chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết, cuộc gặp có thể sẽ được diễn ra tại London, nơi mà ông Donald Trum sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 3-4/12/2019.

Trước đó, nhiều thông tin cho rằng, Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan theo lộ trình đối với 15% thuế quan đã áp với khoảng 125 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1.9 và 25% mức thuế trước đó với khoảng 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 8/11, ông Trump đã phản bác lại thông tin trên và cho biết chưa đồng ý gỡ bỏ mức thuế đã áp với những mặt hàng của Trung Quốc. Điều đó cho thấy, cơ hội để đạt được thỏa thuận giữa 2 cường quốc đứng đầu thế giới vẫn còn rất đỗi mong manh.

Mới đây, tại Diễn đàn Công nghiệp ở Bắc Kinh hôm 9/11, ông Lou Jiwei – Cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc cho rằng, cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ trở thành cuộc chiến tài chính. “Bước tiếp theo trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc chiến tài chính. Cuộc chiến này được đặc trưng bởi việc sử dụng quyền tài phán kéo dài, bằng nhiều nguyên cớ khác nhau để chặn đứng các doanh nghiệp cụ thể, chẳng hạn cấm vận ZTE và Huawei”, ông Lou Jiwei nhấn mạnh.

Giới quan sát cho rằng, bức tranh kinh tế thế giới sẽ còn u ám tới cuối năm 2019 và có thể sẽ bước sang năm 2020 khi tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc chưa được cải thiện.

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung kéo dài từ 7/2018 – nay đã ảnh hưởng nặng nề đối với các quốc gia xuất khẩu, trong đó có mặt hàng dệt may. Trung Quốc hiện là quốc gia chiếm tới 60% lượng sợi xuất khẩu của Việt Nam, ảnh hưởng của cuộc chiến đã bao phủ bóng ma lên bức tranh toàn cảnh của ngành trong năm 2019. Bởi lẽ, Trung Quốc ngừng thu mua sợi, hoặc mua cầm chừng. Đối với ngành may mặc, nếu như Washington vẫn tiếp tục áp thuế đối với 250 tỷ USD còn lại của Bắc Kinh, bức tranh của ngành Dệt May dự báo sẽ còn “ảm đạm” hơn nữa khi 92% các mặt hàng may mặc của Trung Quốc sẽ bị tăng thuế từ 15/10 nếu như không có thỏa thuận nào được đưa ra.

Thứ trưởng Bộ Công Thương – Trần Quốc Khánh cho rằng, nếu xét về ngắn hạn, cuộc chiến tranh Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có lợi cho Việt Nam, nhất là ngành May khi có sự dịch chuyển các đơn hàng. Tuy nhiên, xét về dài hạn sẽ không có lợi cho Việt Nam bởi chúng ta sẽ bị thiếu vải, cũng như có nguy cơ các mặt hàng Trung Quốc gian lận xuất xứ Việt Nam để “né” thuế từ Mỹ. “Một khi hàng hóa của Trung Quốc đi sang Mỹ bị đánh một mức thuế cao, nguy cơ về gian lận thương mại chắc chắn sẽ xảy ra. Họ có thể gian lận xuất xứ từ Việt Nam, từ Malaysia hoặc bất kỳ quốc gia nào khác để đưa hàng hóa vào Mỹ mà không phải chịu mức thuế trừng phạt của ông Trump. Chúng ta đã có kinh nghiệm xuất khẩu sang Mỹ nhiều năm, ai cũng biết hải quan bên đó không bao giờ yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), vì luật bên đó cho phép các nhà xuất khẩu tự khai C/O. Cho nên, sẽ có những đơn hàng đi thẳng từ một nước thứ 3 tới Mỹ và nói rằng đó là hàng hóa của Việt Nam và vẫn được thông quan. Có 2 trường hợp, một là đơn vị đó vẫn đi qua phía Việt Nam để lấy vận đơn, nhưng cũng có trường hợp đi thẳng tới Mỹ. Nếu như một ngày nào đó, ông Donald Trump thấy quá nhiều hàng hóa may mặc có Made in Vietnam, khi điều tra ra thấy không phải, với tính cách của ông, có thể tất cả hàng may mặc của Việt Nam sẽ bị đánh thuế rất nặng. Do đó, câu chuyện gian lận xuất xứ không chỉ của riêng ai, không phải chỉ của Nhà nước, của DN.” – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Đồng tình với ý kiến của ông Trần Quốc Khánh, ông Lê Tiến Trường – TGĐ Vinatex cho rằng, trong 6.000 DN dệt may trên cả nước, có khoảng 10% là các DN vừa và lớn, làm việc rất lành mạnh. Còn lại, có khoảng phân nửa trong 90% còn lại là những DN nhỏ hoặc rất nhỏ, khu vực dễ bị “cám dỗ” nhất.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH GIAN LẬN XUẤT XỨ?

Tại Diễn đàn, “Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung” diễn ra tại Hà Nội vừa qua, ông Âu Anh Tuấn cho biết, qua việc kiểm tra giám sát tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã xảy ra một số trường hợp “bất thường” về xuất xứ hàng hóa. “Ngoài việc chuyền tải bất hợp pháp, khi kiểm tra chúng tôi phát hiện có một số sản phẩm của Trung Quốc khi nhập hàng hóa qua các cửa khẩu đường bộ hoặc đường biển có dán sẵn nhãn mác Made in Vietnam. Những trường hợp như vậy, đã vi phạm về giả mạo xuất xứ và phải xử lý nghiêm khắc. Còn đối với hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan phối hợp với Bộ Công Thương, cùng với đó là Hải quan Mỹ, Hải quan Đức đã phát hiện ra một số trường hợp DN nhập khẩu từ nước ngoài về, chỉ thực hiện một số khâu gia công đơn giản, không đáp ứng được về QTXX, chuyển đổi mã HS, hàm lượng… Tuy nhiên trên sản phẩm hoặc khi khai hải quan, vẫn khai là hàng hóa xuất xứ Việt Nam.” – Ông Âu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Thậm chí, ông Tuấn còn nêu ra một số ví dụ DN Trung Quốc tại tỉnh Đồng Nai có lượng nhân công ít, sử dụng điện – nước rất hạn chế. Tuy nhiên lượng hàng hóa nhập – xuất lại tăng tương đối nhanh. Khi lực lượng chức năng kiểm tra thì phát hiện những DN này chỉ nhập hàng về, bóc nhãn cũ và dán nhãn mới rồi xuất khẩu, “lợi dụng” những quy định lỏng lẻo của hải quan Mỹ về tự chứng nhận QTXX.

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Với vị trí địa lý tương đối gần Trung Quốc, lại có tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ tương đối cao. Ông Âu Anh Tuấn nhận định rằng rất có thể sẽ có những trường hợp các DN dệt may Trung Quốc “bắt tay” với các DN của Việt Nam để tránh những khoản thuế phía Mỹ đang áp lên hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận rằng hiện nay chế tài xử phạt của Việt Nam còn rất nhẹ, chưa đủ sức răn đe, trong khi đó chủ yếu xảy ra ở khu vực DN nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ. Đối với những DN như vậy, họ có dùng chiêu “ve sầu thoát xác”, thành lập những DN mới để hoạt động trở lại.

Trao đổi ngoài lề Diễn đàn với PV Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam, khi được hỏi về việc phía Cục giám sát và quản lý hải quan sẽ xử lý như thế nào đối với những DN nhỏ “tiếp tay” cho DN Trung Quốc trong việc gian lận xuất xứ, và chế tài xử phạt của Việt Nam hiện nay với những trường hợp được phát hiện, ông Âu Anh Tuấn cho biết: “Đối với những trường hợp về gian lận xuất xứ chúng tôi xử lý trong thời gian qua, chế tài xử phạt còn rất thấp, kể cả những trường hợp phát hiện tại Chi Cục hải quan cửa khẩu có dán sẵn Made in Vietnam. Những trường hợp như vậy chỉ phạt tiền và khắc phục hậu quả, tuy nhiên những biện pháp như vậy chưa đủ mạnh để có tính răn đe.

Với những trường hợp như vậy, ảnh hưởng trực tiếp tới hàng hóa của Việt Nam đi các nước vì có thể bị áp dụng những biện pháp phòng vệ thương mại rất mạnh, cũng như ảnh hưởng đến cả ngành hàng. Hiện tại, cơ quan hải quan đang kiến nghị sửa đổi Nghị định 45 và 127 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan theo hướng tăng các mức phạt liên quan đến gian lận xuất xứ, vi phạm về ghi nhãn. Đồng thời, kiến nghị Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 185 xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất hàng giả, hàng cấm, vi phạm về xuất xứ và nhãn hàng hóa. Còn Bộ KH&CN sửa đổi Nghị định 119 về xử phạt trong hành vi ghi nhãn theo hướng tăng nặng mức xử phạt. Nếu như đồng thời sửa đổi 3 Nghị định nêu trên thì mới có khả năng chống lại hành vi gian lận về xuất xứ hàng hóa.”

Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng thừa nhận rằng, trong thời gian qua việc thành lập các DN rất dễ, thành lập xong thực hiện các hành vi vi phạm rồi bỏ trốn. “Vừa rồi khi chúng tôi đi kiểm tra về các DN có gian lận xuất xứ theo phản ánh của báo chí, khi kiểm tra tới các địa chỉ đăng ký kinh doanh thì hầu hết không có, thậm chí là địa chỉ ma, thậm chí là đã giải thể từ lâu. Việc thành lập DN tương đối dễ theo đúng tinh thần của Thủ tướng, nhưng trong quá trình cấp phép, Sở KH&ĐT lại không đi xác minh xem DN hoạt động như thế nào, do đó trong thời gian tới chúng tôi đang kiến nghị Bộ KH&ĐT xem xét lại việc quản lý DN, cũng như hoạt động của các DN, nhất là các DN vừa và nhỏ.”

Còn theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, việc giám sát hoạt động của DN không ai giỏi bằng chính DN trong ngành. Nếu thấy có những bất thường, một DN vừa mới thành lập lại có những hoạt động XNK tương đối lớn, hoặc không phù hợp về quy mô, các DN trong ngành cần có tiếng nói với các cơ quan hữu quan để giám sát, cũng như theo dõi, đề phòng trường hợp gian lận xuất xứ của 1 số DN lại ảnh hưởng tới toàn bộ ngành hàng.

Theo VTGF (Đón đọc Tạp chí Dệt May & Thời trang số tháng 11 tại đây!)


Các tin khác