Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Nhìn lại năm 2023-Vững bước trên con đường thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 – 2025


Năm 2023 đầy biến động đã qua đi, đến thời điểm này, chúng ta có thời gian nhìn lại những thành quả và khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đã gặp phải và vượt qua.

Khó lường diễn biến nền kinh tế thế giới

Cuối năm 2022, trong không khí hồ hởi, phấn khởi trước kết quả thần kỳ mà nền kinh tế đã đạt được, chúng ta đã xây dựng một kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2023 đầy tham vọng với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6 – 6,5%, các chỉ tiêu về xuất nhập khẩu tăng trưởng tương tự như năm 2022, sự hấp thụ vốn của nền kinh tế đầy hào hứng, dự báo có thể tăng từ 14 -14,5% tín dụng,… Nhưng, chúng ta chưa lường trước hết được các yếu tố của kinh tế thế giới và kinh tế khu vực tác động tới nền kinh tế Việt Nam cũng như sức khỏe của các doanh nghiệp trong nội tại nền kinh tế. Về kinh tế đối ngoại, chúng ta mặc nhiên coi việc tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ với các biện pháp tăng lãi suất của Fed là cây đũa thần kỳ giúp cho nền kinh tế Mỹ đạt được tốc độ tăng trưởng như trước dịch. Chúng ta chưa hình dung ra được nền kinh tế Mỹ với lãi suất tăng cao kỷ lục ở mức 5 – 5,5% nhưng số lượng việc làm mà nền kinh tế Mỹ tạo ra vẫn tăng so với các năm trước. Việc Chính phủ Mỹ tăng cường hỗ trợ an ninh – kinh tế cho Ukraine trong cuộc xung đột Nga – Ukraine lên tới hơn 100 tỷ USD nhưng phần lớn số tiền đấy lại nằm ở lại nước Mỹ để trả cho các doanh nghiệp sản xuất vũ khí, giúp cho nền kinh tế Mỹ có một đơn đặt hàng cực lớn nhằm tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động Mỹ. Mặt khác, việc các nước phương Tây áp đặt trần giá dầu đối với dầu của Liên bang Nga xuất khẩu ra thế giới không đạt được như kỳ vọng, nước Nga bằng các biện pháp uyển chuyển của mình vẫn đạt doanh thu từ xuất khẩu dầu khí lớn hơn năm 2022, nền kinh tế của Nga từng bước vượt qua hơn 12.000 lệnh cấm vận, đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất khu vực châu Âu. Nền kinh tế của các nước EU tiếp tục đứng bên bờ vực của suy thoái kinh tế do không giải quyết được vấn đề năng lượng đầu vào cho sản xuất công nghiệp và tiêu dùng phục vụ đời sống. Các nền kinh tế của EU đều có mức tăng trưởng thấp dấn đến sức mua của thị trường giảm sút. Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng trên 5% và hầu hết các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 10/2022 đặt ra đều hoàn thành. Nhận định về nền kinh tế Trung Quốc, nhiều nhà phân tích kinh tế đều đánh giá kinh tế Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Việt Nam ứng phó thích hợp trước biến động

Nếu khách quan nhìn lại, chúng ta thấy trong năm 2023 hầu hết các trung tâm kinh tế của thế giới như EU, Mỹ, Đông Bắc Á đều gặp khó khăn chứ không riêng gì nền kinh tế của Trung Quốc. Trong khi đó, ở thị trường nội địa, nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19 có những chuyển hướng tích cực, tỷ trọng thương mại và dịch vụ điện tử ngày càng gia tăng và trở thành một điều bình thường mới trong nền kinh tế, điều mà các nhà dự báo kinh tế trước đại dịch Covid-19 cũng chưa bao giờ nghĩ tới. Việc tái cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở vừa nhằm hướng tới mục tiêu đề ra lại vừa phải khắc phục những khuyết tật trong quá trình phát triển như việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp bất động sản quá lớn mà tài sản đảm bảo lại không đáp ứng được yêu cầu. Việc một số doanh nghiệp sân sau của một số ngân hàng thương mại cổ phần bất chấp quy định của pháp luật rút ruột hàng trăm ngàn tỷ đồng để mưu lợi cá nhân đã được tích tụ trong nhiều năm trước, trong dịp này mới bùng nổ. Bên cạnh đó, sức mua của thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như EU giảm sút nên làm giảm một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế là xuất khẩu. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp sản xuất do mất đầu ra nên sụt giảm làm tốc độ tăng trưởng tín dụng không như dự kiến ban đầu.

Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam từ lâu nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần nên khi mất đầu ra của thị trường, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất và đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động. Để khắc phục những khó khăn ngoài dự kiến như đã nêu trên, Việt Nam đã có những biện pháp ứng phó tương đối thích hợp. Trước hết, Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2025 trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc đã triển khai rất quyết liệt, cải cách thể chế để thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nhờ vậy, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn giữ được tốc độ như các năm trước nhưng điểm sáng là chúng ta đã tạo điều kiện để giải ngân nguồn vốn đã cam kết này với tốc độ nhanh hơn các năm trước, do vậy tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư về sự ổn định về thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Trong năm 2023, Chính phủ đã tích cực soạn thảo và trình Quốc hội sửa nhiều luật và ban hành các nghị quyết mới để xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua các luật như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và đang tiến hành tiếp thu, chỉnh sửa ý kiến của nhân dân và các đại biểu Quốc hội đối với Luật Đất đai. Đây là một bước đột phá về thể chế để tiến tới một thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu của nhiều phân khúc nhà ở. Đặc biệt, đối với vùng động lực phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ đã quyết định kết thúc việc thực hiện thí điểm Nghị quyết 54 về cơ chế tài chính đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh, thay bằng Nghị quyết 92 có tính chất toàn diện và triệt để hơn để có thể khôi phục lại sức mạnh kinh tế của thành phố, đảm bảo vị trí đầu tầu của nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đối với nền kinh tế cả nước. Đối với lĩnh vực đầu tư, Chính phủ đã kiên trì quan điểm đẩy mạnh “đầu tư công”, lấy “đầu tư công” dẫn dắt “đầu tư tư”. Nhờ đó, trong năm 2023 chúng ta đã đưa vào hoạt động gần 700 km đường bộ cao tốc. Nhiều dự án lớn được hoàn thiện và đưa vào vận hành trong năm 2023 và Quý 1/2024 như Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy lọc dầu Long Sơn, ….

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Một điểm nổi bật của năm 2023 là các hoạt động đối ngoại của đất nước đều hướng tới ổn định môi trường phát triển cho nền kinh tế, thực hiện chủ trương Việt Nam muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhờ đó, tạo được môi trường thuận lợi cho hợp tác kinh tế phát triển. Chỉ riêng trong năm 2023, việc Việt Nam liên tiếp nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các trung tâm kinh tế lớn của quốc tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản và làm sâu sắc thêm mối quan hệ truyền thống Việt Nam – Trung Quốc là những bước chạy đà rất quan trọng cho những năm tiếp theo. Đặc biệt, trong các chuyến công tác cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển công nghiệp đường sắt đã cụ thể hóa các định hướng phát triển đường sắt Việt Nam với hai đối tác quan trọng là Nhật Bản và Trung Quốc để chuẩn bị cho việc triển khai xây dựng đường sắt khổ 1.435mm là một bước chuẩn bị cho quá trình phát triển lâu dài của Việt Nam. Việc phát triển vận tải đường sắt theo hướng tổ chức liên vận quốc tế với các nước trong khu vực theo đề xuất của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị các nước khu vực lan thương đã góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng của Việt Nam, từng bước phá vỡ thế độc canh của vận tải đường biển số lượng lớn, giảm áp lực đầu tư đối với đường bộ trong nước để tạo tiền đề cho phát triển bền vững sau năm 2030.

Bình tĩnh, tự tin tận dụng cơ hội năm 2024

Trên cơ sở phân tích các điều kiện đầu vào và nội tại nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 với các chỉ tiêu nếu so với khu vực và thế giới là cao. Đây là những mục tiêu định hướng lớn để các ngành và địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn về thể chế, triển khai và thực hiện tốt nguồn vốn đầu tư công trong năm 2024 để khắc phục những tồn tại của năm 2023 và tận dụng cơ hội năm 2024. Để hoàn thành được nhiệm vụ nặng nề nêu trên, công việc trọng tâm trong năm 2024 có thể nêu một số nét chính như sau:

Thứ nhất: Đối với cải cách thể chế, cần hạn chế việc sửa các luật do tuổi đời các luật còn đang rất ít mà trọng tâm là rà soát tính đồng bộ của các luật, tránh chống chéo, trùng lắp. Theo nghiên cứu của một số nhà kinh tế thì khó khăn chủ yếu hiện nay là việc các quy định tại nhiều nghị định lại chặt hơn, không mở như là định hướng khu xây dựng luật. Bên cạnh đó, việc nhận thức về cùng một điều luật ở các địa phương khác nhau lại có sự khác biệt nên gây khó khăn cục bộ cho các doanh nghiệp. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình vận dụng và vận động chính sách theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp mà không thực hiện quan điểm hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ. Có thể dẫn chứng ra trong lĩnh vực bất động sản, nhiều doanh nghiệp vốn nhỏ dùng các biện pháp đòn bẩy tài chính để xin các dự án đầu tư khu đô thị, thương mại nhưng khi nền kinh tế gặp khó khăn, doanh nghiệp không đảm bảo được các điều kiện về tài chính và pháp lý thì gây áp lực ngược trở lại đối với các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa nghĩ tới việc đầu tiên phải tái cơ cấu lại doanh nghiệp, tái cơ cấu lại các nguồn lực tài chính, hạ giá thành sản phẩm để tạo ra dòng tiền, giúp cho doanh nghiệp tồn tại. Các doanh nghiệp lớn về bất động sản có xu hướng đẩy rủi ro về phía người tiêu dùng mà không hiểu rằng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc một doanh nghiệp khi không thực hiện được các nghĩa vụ của mình đã cam kết với các cổ đông hoàn toàn có thể bị phá sản theo yêu cầu của các bên có liên quan bị ảnh hưởng về quyền lợi. Đặc biệt, Chính phủ đã có quyết định cho phá sản Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Công ty mẹ và 7 công ty thành viên là một tín hiệu rất mạnh mẽ đối với việc cải cách thể chế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để vừa đảm bảo nền kinh tế và doanh nghiệp vận hành theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường hiện đại, đồng thời tối đa hóa nguồn lực của đất nước trong việc phát triển một ngành công nghiệp theo định hướng đã đề ra.

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Thứ hai: Về đầu tư và đầu tư công. Tiếp tục phát huy kết quả đạt được của năm 2023, dồn nguồn lực của đầu tư công cho các công trình quan trọng, có tính lan tỏa cao để sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động. Sau đó, có thể thực hiện thoái vốn Nhà nước tại các công ty này để tạo nguồn lực tiếp tục triển khai các công trình, dự án khác. Đặc biệt, đối với các nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý cần phải có các biện pháp kiên quyết để sử dụng hiệu quả nguồn lực rất lớn, hơn 3,5 triệu tỷ đồng thông qua việc áp dụng các quy luật của nền kinh tế thị trường mà không phân biệt đến nguồn gốc sở hữu để đảm bảo mọi doanh nghiệp không phân biệt sở hữu đều bình đẳng trước pháp luật. Qua đó, tạo độ mở cho đội ngũ làm quản trị doanh nghiệp ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được giao quản lý. Từ đó, tạo ra lợi nhuận tối đa cho nguồn vốn nhà nước chưa được khai thác hiệu quả. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban Quản lý vốn có thể hợp vốn để thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm của Nhà nước được Chính phủ chỉ định. Trong năm 2024, cần khẩn trương trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương xây dựng tuyến đường sắt khổ 1.435mm tốc độ cao tuyến Bắc – Nam và tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Có thể đối với tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh cần giao cho các doanh nghiệp nhà nước làm đối tác để mua giấy phép sản xuất của các công ty đang sở hữu công nghệ nguồn trong lĩnh vực vận tải đường sắt để kết hợp với tuyến đường sắt quốc tế đã được nước bạn hoàn thiện tới Châu Âu. Việc sớm đưa tuyến này vào thi công là một đóng góp quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam hình thành ngành công nghiệp đường sắt Việt Nam trong việc sản xuất toa xe, ray, hệ thống tự động điều khiển chạy tàu cũng như các công nghệ thi công mới.

Cần xác định rõ quan điểm Việt Nam vẫn phải tận dụng lợi thế trong giai đoạn hiện nay về nguồn lao động và thị trường đối với lĩnh vực dệt may, da giày. Đây là một ngành có kim ngạch xuất khẩu gần tương đương với kim ngạch xuất khẩu của Samsung 1 năm nhưng số lao động giải quyết được rất lớn, gấp nhiều lần và phần giá trị gia tăng có tỷ lệ cao hơn so với xuất khẩu điện thoại thông minh. Cần phải có chiến lược ít nhất đến năm 2050 đối với ngành này bởi vì nếu xét trên các yếu tố nhiều quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 10.000 USD/năm vẫn tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất của hàng dệt may, da giày trong lúc Việt Nam phấn đấu đến năm 2045 cũng chỉ đạt GDP bình quân đầu người trên 10.000 USD/năm. Mặt khác, đây cũng là lĩnh vực hiện đang tiên phong trong áp dụng công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo trong quá trình sản xuất ở khâu thiết kế, sợi, dệt và nhuộm.

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Thứ ba: Cuộc xung đột Nga – Ucraine và Israel – Hamas có thể tạo ra cho thế giới một cuộc cách mạng mới tương tự như cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, đã tạo ra một cuộc cách mạng về sử dụng nhiên liệu hóa thạch là dầu hỏa chuyển mạnh sang sử dụng khí. Cuộc khủng hoảng lần này cũng sẽ là một áp lực rất lớn buộc kinh tế thế giới phải có đột phá về năng lượng mới, giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu Hydrocarbon, hướng tới phát triển xanh, bền vững. Trên thế giới, trong vài ba năm gần đây, các nghiên cứu về năng lượng hydrogen ammoniac được đẩy nhanh nghiên cứu và đưa vào sản xuất, dự kiến đến cuối thập kỷ này, những nhà máy sản xuất điện đầu tiên từ hydrogen ammoniac đi vào hoạt động. Cùng với sự ra đời của các nhà máy sản xuất điện xanh này, việc đẩy mạnh nghiên cứu lưu trữ điện và các phương tiện sử dụng điện cũng đang có những bước đột phá. Nếu nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được với việc triển khai rộng rãi nền kinh tế số lại đứng trước yêu cầu phát triển năng lượng xanh thì sẽ là một cản trở rất lớn trong quá trình hoành thành công nghiệp hóa của đất nước theo kế hoạch. Chính phủ vì vậy cần phải có những thông điệp mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp hiện đang sử dụng nhiều nhiên liệu hydrocarbon và các trung tâm đào tạo lớn của đất nước phải dành nguồn lực thích đáng cho việc đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu về công nghệ và sản xuất trong thời kỳ mới. Cần áp dụng đòn bẩy tài chính, chính sách tài khóa đối với những cơ sở tiên phong đào tạo và ứng dụng các công nghệ này. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có đủ nguồn nhân lực để thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế số, xanh và bền vững.

Một số đề xuất được nêu trên là những nét gợi mở để chúng ta có thể hình dung được các khó khăn, thuận lợi trong năm 2024 và những năm tiếp theo đối với nền kinh tế Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể bình tĩnh, tự tin trước các sự việc, diễn biến của nền kinh tế thế giới và khu vực tác động đến nền kinh tế Việt Nam để vững bước trên con đường thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 – 2025 thắng lợi.

Bài: Tiến sỹ Nguyễn Đức Kiên – Nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ


Các tin khác