NHNN phản hồi Hiệp hội dệt may: Đã ban hành các chính sách cần thiết hỗ trợ DN khó khăn sau dịch COVID-19
Ngân hàng nhà nước đã có những phản hồi cụ thể về kiến nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giảm phí, cho vay mới với lãi suất thấp để phục hồi sản xuất kinh doanh cũng như cho vay trả lương với lãi suất 0% của Hiệp hội dệt may Việt Nam.
Thông tin từ Hiệp hội Việt Nam (Vitas) cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản trả lời kiến nghị về tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đối với ngành dệt may.
Cụ thể, ngay sau khi nhận được báo cáo, kiến nghị của Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex), Thống đốc NHNN đã trực tiếp có buổi làm việc với Tập đoàn để xem xét, xử lí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh.
Trong đó, về kiến nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giảm phí, cho vay mới với lãi suất thấp để phục hồi sản xuất kinh doanh, NHNN cho biết đơn vị đã ban hành đầy đủ cơ chế chính sách và chủ động chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng tạo cơ sở pháp lí để các tổ chức tín dụng (TCTD) hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Cụ thể như cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi suất cho khách hàng và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị sụt giảm doanh thu do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và giao TCTD quy định cụ thể đối tượng, điều kiện khách hàng được hỗ trợ, xem xét cho vay mới với lãi suất thấp.
Do đó, NHNN đề nghị các thành viên của Vitas và Vinatex chủ động làm việc với các TCTD để được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, cho vay mới và các chính sách hỗ trợ khác.
Về kiến nghị cho vay trả lương với lãi suất 0%, NHNN cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trong đó qui định người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế không quá 3 tháng với lãi suất 0%.
Thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Bên cạnh đó, NHNN đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) vay tái cấp vốn tại NHNN để cho người sử dụng lao động vay trả lương với lãi suất 0%, tổng qui mô tái cấp tối đa 16.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, Ngân hàng CSXH đã ban hành văn bản số 2129 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động.
Do đó, NHNN đề nghị thành viên của Hiệp hội dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam khi có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định làm việc với Ngân hàng CSXH để được xem xét cho vay trả lương với lãi suất 0% theo quy định và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
NHNN đề nghị các thành viên của Vitas và Vinatex chủ động làm việc với các tổ chức tín dụng để được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, cho vay mới. Ảnh: Vinatex.
Trước đó, Hiệp hội dệt may Việt Nam đã có công văn 40 kiến nghị một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19.
Liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, Hiệp hội cho biết Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết 41 gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Thủ tướng giảm giá điện cho một số đối tượng và đã thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7/2020.
VITAS đã kiến nghị các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương có hướng dẫn và triển khai đồng bộ để thực hiện Nghị định và chính sách rất thiết thực và kịp thời này.
Theo VITAS, hiện nay có nhiều doanh nghiệp nợ đọng thuế, những khó khăn do dịch COVID-19 nên chưa nộp được. Theo quy định của ngành thuế nếu nợ đọng quá 90 ngày thì doanh nghiệp sẽ bị phong tỏa tài khoản ngân hàng và hóa đơn.
Hiệp hội đề nghị cho giãn nộp 6 tháng đối với số thuế còn nợ đọng và không tính lãi chậm nộp.
Bên cạnh đó, với chính sách hỗ trợ cho phép cơ cấu lại thời gian trả nợ, gia hạn nợ gốc, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, Hiệp hội kiến nghị các ngân hàng, TCTD và các địa phương triển khai đồng bộ, kịp thời để doanh nghiệp tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ này.
Đồng thời đề nghị NHNN chỉ đạo hệ thống ngân hàng, TCTD không yêu cầu doanh nghiệp chứng minh trên báo cáo kế toán các ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm suy giảm khả năng trả nợ, vì những tác động của dịch đối với doanh nghiệp thực tế hiện hữu.
Chính sách hỗ trợ là để doanh nghiệp tồn tại, phục hồi sau dịch chứ không nên để doanh nghiệp đóng cửa rồi mới hỗ trợ, Hiệp hội dệt may Việt Nam cho hay.
Ngoài ra, theo VITAS cho đến nay các chính sách hỗ trợ lĩnh vực ngân hàng mới chỉ tập trung cho các khoản vay bằng tiền VND, trong khi các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lại có nhu cầu vay vốn bằng tiền USD rất nhiều.
Do đó, Hiệp hội kiến nghị Nhà nước có các chính sách hỗ trợ cho cả khoản vay bằng USD và cho phép doanh nghiệp áp dụng cơ chế vay hoán đổi.
Theo Vietnambiz