Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Những tấm gương dệt may không ngừng sáng tạo


Cùng đạt giải Nhất tại Ngày hội Lao động Sáng tạo ngành Dệt May Việt Nam lần thứ III năm 2022, 03 gương mặt đại diện cho 03 lĩnh vực Sợi – Dệt Nhuộm – May đều có những sáng kiến sáng tạo nổi bật, góp phần tăng năng suất, đồng thời làm lợi cho doanh nghiệp hàng trăm triệu đồng. Những minh chứng ấy như lời khẳng định về phẩm chất của người dệt may cần cù và đầy sáng tạo.

Anh Nguyễn Phan Nhật – Giải Nhất lĩnh vực Sợi

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Anh Nguyễn Phan Nhật – Công ty CP Sợi Hòa Thọ Thăng Bình, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ đã đạt giải Nhất lĩnh vực Sợi với đề tài “Thiết kế băng tải chuyền côn sợi tự động cho gian máy đánh ống”, được hội đồng chuyên môn đánh giá cao.

Gắn bó với Sợi Hòa Thọ – Thăng Bình kể từ ngày công ty thành lập, anh Nhật kể lại trước đó công việc của anh chủ yếu là lao động tự do. Vào làm tại bộ phận kỹ thuật cơ điện, anh Nhật như được “mọc thêm cánh” bởi sự động viên, khích lệ và quan tâm từ ban giám đốc công ty để anh có thêm tình yêu và gắn bó với nghề, đồng thời hun đúc nên những ý tưởng, sáng kiến nhằm cải tiến kỹ thuật.

Anh kể, xuất phát từ việc mặt bằng gian máy đánh ống tương đối rộng, công nhân chuyển sợi thành phẩm sang khu đóng gói hoàn toàn thủ công với quãng đường xa, mỗi gian máy đánh ống đều phải bố trí một xe chở côn, hàng ngày mỗi công nhân phải di chuyển nhiều lần giữa khu vực máy đánh ống và khu đóng gói. Điều này không chỉ khiến công nhân mất sức mà còn khiến năng suất lao động bị ảnh hưởng. Mặt khác, xe chở côn sợi có kích thước tương đối lớn, việc bố trí mỗi dãy máy đánh ống một xe chở côn càng khiến gian máy chật hẹp hơn.

Anh Nhật đã băn khoăn và trăn trở để làm sao cải thiện được năng suất cũng như giúp công nhân đỡ nặng nhọc hơn trong công việc. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn và động viên của lãnh đạo công ty, cùng với đó là sự hưởng ứng phong trào sáng kiến sáng tạo của Công đoàn Dệt May Việt Nam, anh Nhật đã cùng một số đồng nghiệp xây dựng phương án “Thiết kế băng tải chuyền côn sợi tự động cho gian máy đánh ống” để cải tiến hệ thống.

Đã có những thất bại nhưng anh Nhật bảo “anh không nản lòng” vì được sự động viên kịp thời của ban giám đốc. Khó khăn lớn nhất của anh Nhật là việc tính toán làm sao cho băng chuyền có thể di chuyển theo đúng định hướng của nhân viên kỹ thuật từ gian máy đánh ống tới khu vực đóng gói. Thời gian đầu khi chưa có kinh nghiệm, côn sợi bị biến dạng khá nhiều, nhưng sau khi nghiên cứu và không ngừng nỗ lực đến nay hệ thống đã hoạt động ổn định.

Anh Nhật cho biết, ý tưởng trên được bắt tay vào làm từ năm 2017, đến năm 2020 là hoàn thiện cho toàn bộ khu vực máy đánh ống. Phương án xây dựng băng tải chuyền côn sợi tự động của anh đã giúp giảm được 1,5 công nhân công nghệ, chi phí ước tính lương, thưởng cho 1 người khoảng 190 triệu/năm. Đồng thời, giảm được 7 chiếc xe chở côn sợi với chi phí mỗi chiếc là khoảng hơn 4 triệu đồng. Bên cạnh tiết kiệm được chi phí, việc chuyển côn sợi từ thủ công sang tự động còn làm giảm được tình trạng biến dạng côn sợi do người lao động làm thủ công, di chuyển trên quãng đường dài. Điều này giúp chất lượng sợi thành phẩm được đảm bảo, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng. Người lao động cũng giảm được thời gian di chuyển giữa hai khu vực, giảm nặng nhọc trong công việc.

“Khó khăn không nản” là điều mà anh Nhật luôn đặt lên hàng đầu, bởi sản phẩm của anh Nhật không chỉ là một sản phẩm của trí tuệ Việt, kỹ thuật Việt mà còn là sản phẩm được làm nên bởi chính những người lao động làm việc hàng ngày trong phân xưởng, nhà máy. Anh Nhật dự định, trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục nghiên cứu tăng tính tự động hóa cho khu vực máy ống và khu vực hoàn thành. Tuy nhiên, việc từ ý tưởng đến hoàn thiện sẽ có thể mất nhiều thời gian hơn dự tính, do đó anh mong tiếp tục nhận được sự đồng hành của lãnh đạo công ty để anh có thể phát huy những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đồng thời mang đến những sản phẩm hữu ích cho doanh nghiệp và người lao động.

Anh Trần Quang Vinh – Giải Nhất lĩnh vực Dệt Nhuộm

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Không chỉ là Quản đốc phân xưởng Nhuộm, anh Trần Quang Vinh còn là một Bí thư Đoàn năng nổ nhiệt huyết của Tổng Công ty CP Phong Phú. Từ một nhân viên kỹ thuật nhuộm, sau 12 năm gắn bó cùng Phong Phú anh Vinh đã có những nấc thang mới trong sự nghiệp, nhưng với đó cũng là trách nhiệm và trọng trách cao hơn. Mới đây, tại Ngày hội Lao động Sáng tạo, với đề tài “Kiểm soát cân màu thuốc nhuộm bằng mã vạch”, anh Vinh còn vinh dự đạt giải Nhất trong lĩnh vực Dệt Nhuộm.

Anh kể, trong suốt nhiều nằm làm việc tại nhà máy Nhuộm, anh nhận thấy mỗi năm đều có trường hợp cân sai màu nhuộm hoặc cân sai trọng lượng. Điều này khiến nhà máy phải tốn nhiều chi phí để sửa chữa ánh màu, trường hợp nặng hơn có thể phải hạ loại lượng sản phẩm do không sửa chữa được. Là một kỹ sư, anh bắt đầu suy nghĩ phải làm sao để giúp người công nhân tránh được những sai sót trên. Khi công nghệ ngày càng phát triển, việc áp dụng mã vạch ngày càng phổ biến trong đời sống. Nhà máy Nhuộm chủ trương số hóa toàn bộ dữ liệu công thức màu nhuộm trong sản xuất, chuyển đổi từ hình thức lưu trữ trên giấy tờ, sổ sách sang lưu trữ trên phần mềm. Điều này giúp người công nhân khi cần cung cấp 1 công thức màu bất kỳ ra sản xuất chỉ cần in ra từ phần mềm quản lý công thức.

“Từ cơ sở dữ liệu đang có đó, tôi đưa ra ý tưởng cần thêm 1 mã vạch vào phiếu xuất đơn công thức, lắp đặt 1 máy tính, máy quét mã vạch có liên kết với cân ở phòng pha chế. Sau đó bố trí lại tất cả hơn 70 thùng thuốc nhuộm trong phòng pha chế trên các kệ có đánh số thứ tự, mỗi thùng thuốc nhuộm sẽ trang bị 1 mã vạch riêng để công nhân xác nhận khi cân màu. Đưa giải thuật cho IT của công ty để tự viết chương trình cân màu (không đưa đơn vị ngoài viết chương trình). Nếu công nhân cân sai màu thuốc nhuộm, chương trình sẽ tự động báo lỗi” – anh Vinh chia sẻ.

Điều khó khăn nhất với anh Vinh trong quá trình làm đó chính là việc thay đổi tư duy và suy nghĩ cho IT. Anh nói, thời gian đầu triển khai giả thuật IT và kết nối từ thiết bị tới mã vạch cũng mất tương đối thời gian, tuy nhiên phải bắt tay vào làm, mọi thứ “vỡ” ra, IT cũng dần hiểu hơn về quy trình và lập trình hoàn thiện hệ thống theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Kể từ khi có chương trình “Kiểm soát cân màu thuốc nhuộm bằng mã vạch”, công nhân trong nhà máy đã cân đúng và cân đủ màu, không còn gây sai sót. Sau khi hoàn thiện chương trình, anh còn đề xuất thêm IT phát triển chương trình này liên kết với chương trình xuất nhập tồn hóa chất thuốc nhuộm. Điều này giúp người quản lý có thể kiểm soát được chi phí hóa chất thuốc nhuộm tức thời tại thời điểm bất kỳ, giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất nhanh và kịp thời hơn. Chương trình cũng đã giúp tiết kiệm hồ sơ, giấy tờ sổ sách và tiết kiệm công lao động của 1 nhân viên thống kê hóa chất thuốc nhuộm. Bên cạnh đó, chương trình cũng là một phần nhỏ trong các giải pháp giúp tăng tỷ lệ “Right First Time” (nhuộm đúng ngay từ đầu – PV) của phân xưởng trong nhiều năm qua, từ đó giúp giảm chi phí sản xuất, gia tăng sự cạnh tranh của sản phẩm Phong Phú trên thị trường.

Không chỉ có đề tài “Kiểm soát cân màu thuốc nhuộm bằng mã vạch”, anh Vinh còn được biết đến với nhiều đề tài sáng kiến, sáng tạo như: Cấp hóa chất tự động ra máy nấu tẩy liên tục; Nghiên cứu giảm hàm ẩm sản phẩm trên máy vắt ly tâm; Các giải pháp tăng tỷ lệ Right First Time tại nhà máy Nhuộm; Nghiên cứu thu hồi nhiệt và nước trên máy nấu tấy liên tục; Cải tạo giá nhuộm sợi để nhuộm được nhiều loại cone sợi khác nhau… Anh nói, trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để tiết kiệm điện hơi nước ở các thiết bị trong nhà máy Nhuộm. Đồng thời tìm hiểu và tham gia đầu tư các thiết bị mới, hiện đại để giảm chi phí sản xuất. Tìm hiểu và thử nghiệm nhiều bộ công thức màu và hóa chất mới có giá thành cạnh tranh để đưa vào sử dụng.

Anh Nguyễn Văn Thuần – Giải Nhất lĩnh vực May

 Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, Th.s, kỹ sư Nguyễn Văn Thuần – Phó Phòng Cơ điện, Tổng Công ty May 10 – CTCP còn có niềm đam mê mãnh liệt với những cải tiến, sáng kiến kỹ thuật. Ít ai biết, trong con người có phần mộc mạc, chút “thô ráp” ấy là một con người khác, nhiệt huyết, say mê và luôn đau đáu làm sao các công đoạn của công nhân may được tối ưu nhất.

Tại Ngày hội Lao động Sáng tạo, đề tài “Chế tạo máy cắt vải cuộn tự động, giúp nâng cao năng suất, chất lượng cắt” của anh Thuần đã được Hội đồng chuyên môn đồng thuận, đánh giá cao và nhất trí trao giải Nhất trong các đề tài của ngành May. Theo Hội đồng chuyên môn, đây là đề tài có tính sáng tạo, hiệu quả về kinh tế, làm lợi cho doanh nghiệp bởi tính ứng dụng cao. Đồng thời đây là sản phẩm của trí tuệ Việt Nam, từ ý tưởng cho tới khi thực hiện đều do người Việt Nam, kể cả giao diện, phụ tùng và quá trình lập trình phức tạp của máy. So với các máy nhập khẩu có chức năng tương tự, sản phẩm có giá thành rẻ hơn rất nhiều và có thể triển khai tại nhiều đơn vị ngành May.

Anh kểs, trong quá trình làm việc tại May 10, cùng với khảo sát tại nhiều DN may khác, anh thấy rằng phần lớn máy cắt vải cuộn tự động có chi phí đầu tư tương đối cao. Đồng thời, các máy móc nhập khẩu giao diện cho người sử dụng phần lớn không được lập trình bằng tiếng Việt, nên với người điều khiển là công nhân phải mất rất nhiều thời gian để làm quen với các thao tác lập trình. Do đó anh đã nung nấu và dành thời gian nghiên cứu để làm ra một sản phẩm tối ưu hơn cho công nhân.

May mắn ý tưởng của anh được Ban lãnh đạo Tổng công ty và đồng nghiệp ủng hộ, để anh có kinh phí và thời gian toàn tâm với ý tưởng của mình. Sau khi hình hài máy được “phác thảo” anh bắt tay ngay vào việc tìm phụ tùng trong nước, điều này giúp máy giảm thiểu chi phí nhập khẩu phụ tùng nước ngoài, đồng thời khi máy gặp các sự cố kỹ thuật cần sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng có thể có sẵn nguồn phụ liệu trong nước.

Bên cạnh đó, màn hình giao diện cảm ứng của máy được lập trình hoàn toàn bằng tiếng Việt, thân thiện với người điều khiển. Trong quá trình hoàn thiện máy, anh Thuần và các cộng sự còn “kịp” hoàn thiện bộ quy trình kỹ thuật, từ đó tối ưu hóa các bước thực hiện và phát triển thêm các ý tưởng mới. Với đặc tính kỹ thuật tương đương với các loại máy nhập khẩu nhưng có giá thành rẻ hơn, ước tính sản phẩm này giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp khoảng 138 triệu đồng.

Với cơ duyên về làm việc tại May 10 đã giúp anh có thêm “vùng đất mới” để thỏa sức sáng tạo thông qua việc trau dồi, học hỏi các kỹ thuật tiên tiến nhất của ngành May. Anh thường xuyên trực tiếp sửa chữa những thiết bị hiện đại và tự động hóa cao trong các xí nghiệp của Tổng công ty, đồng thời anh còn đạo tạo các kỹ thuật viên về các công nghệ hiện đại đã và đang được ứng dụng vào sản xuất như: thiết bị thùa đính tự động, chuyền treo, thiết bị cắt vải và trải vải tự động, thiết bị cắt rập, in sơ đồ, các thiết bị may tự động, máy lập trình… Ở cương vị là Phó phòng, trong những năm qua phòng Cơ điện của anh luôn là đơn vị dẫn đầu của Tổng Công ty trong phong trào lao động sáng tạo, đồng thời với riêng cá nhân anh cũng đã “rinh” được vô số thành tích đáng tự hào như: Tập thể phòng đạt giải Ba Winpo – Giải sáng tạo KHCN Việt Nam VIFOTEX năm 2018, có 03 cá nhân được “Bằng Lao động sáng tạo”, 01 cá nhân đạt Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh; 03 lần tham gia Ngày hội Lao động sáng tạo ngành Dệt May phòng đều có cá nhân đạt Giải thưởng cao. Bản thân anh Thuần nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động giỏi, chiến sĩ thi đua, cán bộ công đoàn xuất sắc. Đồng thời, tập thể phòng Cơ điện cũng đã có nhiều sáng kiến cải tiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho May 10, góp phần vào việc tăng năng suất lao động, xây dựng Phòng nói riêng và May 10 nói chung trở thành một tập thể vững mạnh.

Bài Nam Cao


Các tin khác