TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 2/2024
I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Thi đua yêu nước
Thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động không phải là một áp lực chủ quan mà bắt nguồn từ sự ra đời của chế độ mới. Nội dung cốt lõi, cũng như bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là khơi dậy, phát huy tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân vào hành động yêu nước, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc cách mạng, thực hiện tốt hơn công việc hàng ngày.
Mục đích của thi đua yêu nước là làm cho nước nhà nhanh giành được độc lập, tự do, xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, lực lượng của phong trào thi đua yêu nước là toàn thể nhân dân “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái trai; bất kỳ giàu nghèo, lớn, nhỏ đều phải trở nên một người chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó phong trào thi đua yêu nước cần phát huy sức mạnh của toàn dân, tạo được sự tham gia tích cực của nhân dân, làm cho thi đua yêu nước trở thành phong trào hành động cách mạng của nhân dân, của mọi tầng lớp xã hội. Người chỉ rõ: “Với lòng nồng nàn yêu nước và lực lượng vô cùng tận của nhân dân ta, cuộc thi đua ái quốc nhất định sẽ thành công to”.
Thi đua, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, gắn liền với công tác khen thưởng, khen thưởng là kết quả của phong trào thi đua. Chính vì vậy, Người vừa khởi xướng phong trào thi đua yêu nước, vừa quan tâm đến công tác, khen thưởng, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương người tốt, việc tốt. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bởi nó vừa thiết thực, dễ hiểu, dễ đi sâu vào cuộc sống, lại vừa sâu sắc, toàn diện và hệ thống.
Người cho rằng, muốn tổ chức tốt phong trào thi đua yêu nước, trước hết phải hiểu rõ bản chất, mục đích, nội dung, cách thức, mức độ và ý nghĩa của thi đua. Nội dung thi đua phải gắn với nhiệm vụ của từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng, đó là thi đua tăng gia sản xuất, thi đua thực hành tiết kiệm… thi đua khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cách thức thi đua phải phong phú, đa dạng nhằm gom góp sáng kiến, rút ra kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi và phổ biến kinh nghiệm. Mức độ thi đua là phải nâng cao dần mãi mãi. Như vậy, thi đua yêu nước theo Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp của quá trình vận động cách mạng, có ý nghĩa sâu sắc, rộng lớn, thi đua không chỉ khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người, mà quan trọng hơn là cải tạo bản thân con người, nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế, làm cho già, trẻ, gái, trai và tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội đều hướng tới mục đích chung. Thi đua để mọi người đều làm việc tốt hơn, nhiều hơn và “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Ngày nay, cách mạng nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong trào thi đua yêu nước vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và thực tiễn.
Mọi phong trào thi đua phải vì nhân dân, xuất phát từ nhân dân
Phát biểu tại Phiên họp lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 – 2026 của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương yêu cầu, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Càng khó khăn thì càng phải thi đua” để huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo triển khai có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức.
“Mọi phong trào thi đua phải vì nhân dân, xuất phát từ nhân dân, hướng tới người dân, gắn với lợi ích của nhân dân; với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng thì phong trào mới sống động, thiết thực và nhân dân mới hưởng ứng tích cực. Từ đó, huy động được sức mạnh từ nhân dân, huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức… Đồng thời, các phong trào mang tính toàn dân, toàn diện phải gắn với nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm người đứng đầu”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Năm 2024, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn; để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, Thủ tướng yêu cầu bám sát chủ đề điều hành “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững” của Chính phủ, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra, triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các nhiệm vụ thi đua khen thưởng gắn với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị; khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
“Mãi mãi niềm tin theo Đảng”
Ngày 28/1, tại Đà Nẵng, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Thành ủy Đà Nẵng, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và Đảng ủy Tập Đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Mãi mãi niềm tin theo Đảng”. Chương trình là hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024).
Chương trình tái hiện những mốc son lịch sử hào hùng 94 mùa xuân của Đảng ta, nhắc nhở công lao to lớn của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị anh hùng cách mạng; trải qua biết bao thăng trầm nhưng đầy vinh quang và kiêu hãnh với vai trò là ngọn cờ lãnh đạo, một lòng trung hiếu với đất nước và dân tộc, chiến đấu hy sinh vì lợi ích của nhân dân.
Chương trình “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” lần này là năm thứ 18 được tổ chức với quy mô trang trọng. Trong thời lượng 80 phút, với các tiết mục âm nhạc ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ kính yêu, quê hương đất nước. Những thông điệp giàu ý nghĩa của Chương trình nghệ thuật “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và nhân dân ta anh hùng đã khơi dậy những cảm xúc lắng đọng trong lòng người xem, từ đó nhân lên niềm tự hào, phát huy ý chí và thể hiện lòng quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước phát triển hùng cường, thịnh vượng.
Triển khai thực hiện Kết luận số 64-KL/TW, ngày 18/10/2023 “về kinh tế – xã hội năm 2023 – 2024”
Thực hiện Kết luận số 64-KL/TW, ngày 18/10/2023 “về kinh tế – xã hội năm 2023 – 2024” Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối DNTW đề nghị các đảng uỷ trực thuộc rà soát, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền để hoàn thiện thể chế, chính sách đáp ứng yêu cầu thực tiễn và những vấn đề mới phát sinh gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là các cơ chế chính sách giải quyết các điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như: Chủ động, tích cực đề ra những giải pháp để phục hồi và phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững các loại thị trường, nhất là thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ… góp phần nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Tiếp tục thực hiện các giải pháp để triển khai hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối DNTW, nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và nghị quyết nhiệm vụ công tác năm 2024 đề ra.
Đồng thời các đảng uỷ trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động gắn với công tác cơ cấu lại doanh nghiệp; đẩy mạnh đầu tư các dự án quy mô, tác động lan toả.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị, trong đó xác định “văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”; tập trung xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; xây dựng con người có nhân cách, nâng cao văn hoá công vụ, văn hoá doanh nghiệp, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Chú trọng triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
II. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH VINATEX
Vinatex kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, đoàn kết vượt khó khăn
Ngày 12/01, Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Báo cáo về những kết quả đạt được, ông Cao Hữu Hiếu – Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, ngành dệt may nói chung và Vinatex nói riêng đã trải qua năm 2023 với những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ. Các doanh nghiệp trong hệ thống nỗ lực, kiên cường bám trụ hoạt động sản xuất kinh doanh để bảo toàn lao động, giữ thu nhập, giữ vị trí trong chuỗi cung ứng, giữ khách hàng và thị trường. Kết quả, năm 2023 Vinatex có doanh thu hợp nhất 17.018 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, lợi nhuận 377 tỷ đồng, đạt 101,9% kế hoạch.
Năm 2024 kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm, GDP ước đạt 2,9%. Tổng cầu dệt may thế giới dự kiến đạt 714 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2023 nhưng vẫn thấp hơn năm 2022. Cùng với đó, chi phí đầu vào tăng do giá điện, giá cước vận tải, lương tối thiểu tăng. Trong bối cảnh đó, Vinatex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 17.536 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2023, lợi nhuận đạt 415 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023. Để thực hiện được kế hoạch trên, nhiệm vụ trọng tâm của Vinatex sẽ là tiếp tục đảm bảo duy trì ổn định mọi nguồn lực, giảm tổn thất xuống mức tối thiểu. Quản trị chặt chẽ dòng tiền, có các giải pháp hỗ trợ các đơn vị không để mất khả năng thanh toán. Cải thiện công tác tổ chức sản xuất, đảm bảo hiệu quả tối ưu. Cải thiện mô hình tổ chức, đào tạo nhân lực, hoàn thiện hệ thống số hóa quản trị sản xuất, đầu tư chiều sâu để đón đầu cơ hội. Chú trọng công tác quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.
Định hướng hoạt động năm 2024, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, năm 2024, tổng cầu có xu hướng cải thiện so với năm 2023 nhưng còn nhiều bất định phụ thuộc vào diễn biến thị trường ở Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản. Với mức độ cải thiện kinh doanh của Quý 4, giảm nhanh tồn kho thì có những hy vọng về đơn hàng ngành may sớm trở lại. Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn phải đối diện với 2 thách thức đó là hiệu suất khai thác các nhà máy ở trong nước của Trung Quốc vẫn còn thấp nên về chính sách vĩ mô họ sẽ tăng cường sản xuất trong nước hạn chế nhập khẩu. Đối với ngành sợi kết quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào mức độ chính sách của Trung Quốc. Giá nguyên liệu bông, xơ sẽ thấp trong nửa đầu năm 2024.
Bên cạnh việc tiếp tục các giải pháp kiên định: kiên cường – dũng cảm – sáng tạo – đoàn kết thì cần bổ sung hai giá trị mới với những người là cán bộ quản lý vốn của Tập đoàn tại các đơn vị là: Trung thực – trung thành – trung hậu và Chủ động quản trị rủi ro toàn diện, đa dạng thị trường. Tôn chỉ, định hướng trong giai đoạn này chính là quản trị biến động, cập nhật dự báo, hệ thống linh hoạt và đa dạng thị trường. Ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh, trong năm 2024, HĐQT Tập đoàn sẽ chỉ đạo hoàn thiện các quy định nội bộ, tập trung cẩm nang quản trị rủi ro toàn diện tại doanh nghiệp có vốn Tập đoàn. Xây dựng Quy tắc ứng xử, quy hoạch đào tạo, phương án sử dụng người đại diện vốn phù hợp yêu cầu phát triển của Tập đoàn trong đề án tái cơ cấu. Nghiên cứu triển khai chiến lược, đầu tư, phát triển người đại diện vốn.
Công đoàn Dệt May Việt Nam phát động thi đua – triển khai nhiệm vụ năm 2024
Công đoàn DMVN quản lý trực tiếp 116 công đoàn cơ sở (CĐCS) với tổng số 108.595 đoàn viên/114.252 lao động (trong đó đoàn viên nữ chiếm tỉ lệ 71%). Năm 2023, Công đoàn DMVN đã nỗ lực, linh hoạt thực hiện đầy đủ, hiệu quả các mặt công tác, tổ chức thành công Đại hội Công đoàn các cấp, Đại hội Công đoàn Dệt May Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Công đoàn DMVN cũng phối hợp với Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng tổ chức Hội thi Thợ giỏi ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI lĩnh vực May Dệt thoi và May Dệt kim.
Trong điều kiện khó khăn chung toàn ngành, các DN của hệ thống nỗ lực tìm các giải pháp ổn định việc làm và chăm lo cho NLĐ trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với mức bình quân lương tháng 13 và thưởng Tết ước đạt gần 16 triệu đồng/người, tương đương 1,7 tháng lương.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Công đoàn Dệt May Việt Nam, đồng chí Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng đánh giá cao những hoạt động của Công đoàn DMVN và CĐCS trong năm 2023. Ông Lê Tiến Trường đề nghị, công đoàn ngành và CĐCS tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024. Đồng thời, công đoàn các cấp tiếp tục tuyên truyền sâu rộng văn hóa Vinatex. Năm 2024, trước những dự báo tiếp tục DN phải đối diện với nhiều khó khăn, Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng bổ sung 3 thành tố văn hóa, đó là trung thành, trung thực, trung hậu. Công đoàn là lực lượng chủ chốt vận động, triển khai thực hiện văn hóa Vinatex và văn hóa doanh nghiệp nhằm đảm bảo NLĐ gắn bó và đồng hành cùng DN vượt qua những khó khăn, xây dựng đơn vị phát triển bền vững.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của năm 2024, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Ủy viên BCH Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ủy viên BTV Đảng ủy Tập đoàn DMVN, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, Công đoàn DMVN xác định các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong năm là tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chế độ chính sách, bảo vệ, chăm lo cho NLĐ, triển khai chương trình “Thúc đẩy cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường chăm lo lợi ích thiết thực cho NLĐ”; tiếp tục phối hợp duy trì hiệu quả chương trình “Phúc lợi đoàn viên công đoàn” với các đối tác hiện có; tìm kiếm đối tác và ký kết các thỏa thuận hợp tác mới để cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, ưu đãi cho NLĐ; đẩy mạnh chương trình “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực thích ứng cho cán bộ, đoàn viên, NLĐ”, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện nhiệm vụ được giao; Triển khai chương trình “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo”, duy trì hiệu quả các phong trào thi đua…
Tại Hội nghị, Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng và Công đoàn DMVN đã phát động thi đua năm 2024 đến toàn thể đoàn viên, người lao động, phấn đấu thực hiện các mục tiêu: tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là cạnh tranh theo chuỗi cung ứng trọn gói trong Tập đoàn. Phấn đấu duy trì được mức tăng trưởng như năm 2023, chú trọng chất lượng tăng trưởng thể hiện qua tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. 100% người lao động có việc làm. Thu nhập bình quân đạt từ 9,3 triệu đồng/người/tháng. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, không để xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động gây thiệt hại về người và tài sản. Giữ vững quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ; không để xảy ra đình công, lãn công hoặc các vụ việc phức tạp nổi cộm. Các đơn vị hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, Tập đoàn và Công đoàn theo luật định.
May 10 sôi nổi phát động thi đua năm 2024
Ngay từ đầu tháng 01/2024, Tổng Công ty May 10 – CTCP (May 10) tổ chức Lễ phát động thi đua năm 2024 và Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm May 10 (08/01/1959 – 08/01/2024). Trong dịp về thăm May 10, Bác Hồ nhắc nhở công nhân phải tiết kiệm trong sản xuất, bởi “sản xuất mà không chú ý đến tiết kiệm thì như gió vào nhà trống”, “máy móc dù tối tân đến đâu nếu ta cố gắng suy nghĩ thì cũng có thể cải tiến cho tốt hơn được”. Từ ngày Bác về thăm, những lời dạy bảo ân cần của Người đã thực sự trở thành kim chỉ nam trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của May 10, là nguồn sức mạnh tinh thần cho các phong trào thi đua cũng như trong định hướng phát triển của May 10, đưa May 10 trở thành một trong những lá cờ đầu của ngành Dệt May Việt Nam.
Năm 2024, thị trường được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, với sự quyết tâm cao của tập thể CBNV-NLĐ, Tổng Công ty đặt ra mục tiêu: Doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, vượt 6,6% so với năm 2023; Lợi nhuận 130 tỷ đồng, vượt 5,7% so với năm 2023; Thu nhập bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 2,7% so với năm 2023.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, đúc kết lại năm 2023 có thể gói gọn trong 8 từ “kiên cường – dũng cảm – sáng tạo – đoàn kết” mà Vinatex và các đơn vị thành viên, trong đó có May 10 đã trải qua trong suốt năm 2023. Sự kiên cường không ngại khó, sự dũng cảm trong các quyết định khi chấp nhận làm các đơn hàng không có hiệu quả để duy trì hoạt động SXKD, nhất là đối với DN lớn có 12 nghìn lao động như May 10. Cùng với đó sự sáng tạo trong điều hành, linh hoạt chuyển đổi mặt hàng, tìm kiếm khách hàng, đơn hàng và sự đồng lòng, đoàn kết của Tập thể đã giúp cho May 10 mặc dù có sự suy giảm về kết quả SXKD, nhưng vẫn là một trong những DN ổn định, có hiệu quả tốt trên toàn hệ thống. Đây cũng là năm May 10 trở lại đứng top 3 các DN có hiệu quả tốt nhất trong ngành May của Tập đoàn sau một số năm tập trung tái cấu trúc toàn hệ thống.
Vinatex gặp mặt cán bộ hưu trí chức danh
Nhân dịp Xuân mới Giáp Thìn 2024, Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) long trọng tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí chức danh ở phía Bắc và phía Nam của Tập đoàn và các đơn vị thuộc Tập đoàn qua các thời kỳ. Tại buổi gặp mặt, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các cán bộ hưu trí và báo cáo kết quả SXKD của Tập đoàn năm 2023, kế hoạch triển khai năm 2024. Ông Lê Tiến Trường cho biết, trong bối cảnh doanh nghiệp chịu nhiều áp lực về cạnh tranh đơn giá, thiếu việc làm, khó khăn trong tìm kiếm khách hàng và thị trường…,Vinatex đã nỗ lực hoàn thành kết quả SXKD, đặc biệt đảm bảo được việc làm, thu nhập, bảo toàn được lực lượng lao động.
Ông Bùi Xuân Khu- nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam thay mặt các cán bộ hưu trí đã gửi lời cảm ơn lãnh đạo Vinatex đã luôn quan tâm đến thế hệ đi trước và tổ chức buổi gặp mặt tất niên chuẩn bị chào đón năm mới Xuân Giáp Thìn 2024. Năm 2023, dù Tập đoàn phải đối diện nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn nhớ đến đội ngũ cán bộ đi trước. Hy vọng, Vinatex sẽ tiếp tục vượt qua các chướng ngại vật để phát huy vai trò đầu tầu dẫn dắt các doanh nghiệp dệt may cả nước, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.
Tại buổi gặp mặt, các cán bộ hưu trí đã cùng nhau trao đổi và ôn lại kỉ niệm trong không khí vui tươi, đầm ấm và thân tình giữa các thế hệ cán bộ qua các thời kỳ.
“Tết sum vầy – Ngày hội công nhân – Phiên chợ nghĩa tình”
Tập đoàn và Công đoàn Dệt May Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Ngày hội công nhân – Phiên chợ nghĩa tình” Giáp Thìn 2024 với các hoạt động cụ thể:
Ở miền Bắc, Công đoàn Dệt May Việt Nam phối hợp cùng Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng đã tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Nam Định. Chương trình đã tặng quà cho 180 đoàn viên, NLĐ thuộc 7 CĐCS, mỗi suất quà gồm 500.000 đồng tiền mặt và hiện vật bằng sản phẩm may mặc, nhu yếu phẩm trị giá khoảng 1 triệu đồng.
Ở miền Trung khu vực Huế, 145 NLĐ có hoàn cảnh khó khăn được nhận suất quà gồm: 02 phần quà tiền mặt trị giá 500.000 đồng/phần của Công đoàn Dệt May Việt Nam và Công ty CP Dệt May Huế; 01 túi quà trị giá 500.000 đồng của CĐ Công ty; 01 túi quà trị giá 200.000 đồng của các đơn vị đối tác; 2 phiếu mua hàng tại các gian hàng hội chợ trị giá 5.00.000 đồng/phiếu. Tổng giá trị là 2,7 triệu đồng/suất.
Khu vực Đà Nẵng, “Phiên chợ nghĩa tình” được triển khai tại Siêu thị Hòa Thọ với hình thức ưu đãi giảm giá từ 15-40% một số mặt hàng thiết yếu cho NLĐ. Chương trình kéo dài từ 10-15 ngày vào thời điểm trước Tết. Công đoàn Tổng Công ty đã tổ chức gian hàng “không đồng” nhằm tặng quà cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, khuyết tật, chất độc da cam… với tinh thần “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”. Tính đến cuối tháng 1/2024, đã có 349 NLĐ được hỗ trợ với mức quà tặng 500.000 đồng/người.
Ở miền Nam, “Phiên chợ nghĩa tình” được tổ chức tại Tổng Công ty Việt Thắng – CTCP với 40 gian hàng gồm các sản phẩm thiết yếu như: quần áo, chăn, ga, gối, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, hóa mỹ phẩm…, đảm bảo chất lượng, giảm giá từ 30 – 50%, thuộc các công ty, tổng công ty: Phong Phú, Nhà Bè, Thắng Lợi, May Việt Thắng, quốc tế Phong Phú, Đồng Nai, May 10, Liên Phương, … cùng nhiều doanh nghiệp ngoài ngành như: Quế Lâm, Việt Dũng, Coop Mart, Liên Thành, Clean House, Vissan, Liêu Thanh, Clean House, Vina Gio, …
Công đoàn Dệt May Việt Nam đã trao tặng 632 phần quà và tiền, với tổng trị giá 316 triệu đồng cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo.
Tính đến thời điểm 15/01, toàn hệ thống công đoàn chi khoảng 42,68 tỷ đồng để tặng quà Tết, trợ cấp khó khăn và hỗ trợ tấm vé nghĩa tình cho trên 119.000 lượt người lao động. Trong đó, Công đoàn ngành trợ cấp khó khăn, tặng quà hiện vật, hỗ trợ tấm vé nghĩa tình, trợ cấp NLĐ bị giảm giờ làm việc, hỗ trợ sữa cho NLĐ nữ nuôi con nhỏ (khoảng 1,8 tỷ đồng cho hơn 4.420 lượt người lao động).
Bên cạnh các hoạt động chăm lo nội bộ, Công đoàn ngành và một số CĐCS còn tham gia “Chợ Tết Công đoàn” do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô với các sản phẩm may mặc được ưu đãi giảm giá từ 30-80%.
III. VĂN BẢN VÀ CHÍNH SÁCH
– Kết luận số 69-KL/TW, ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
– Công văn số 2089-CV/ĐUK, ngày 29/12/2023 của Đảng ủy Khối DNTW triển khai thực hiện Kết luận số 64-KL/TW, ngày 18/10/2023 “về kinh tế – xã hội năm 2023-2024” Hội nghị lần thứ tám BCH TW Đảng khóa XIII
– Hướng dẫn số 16-HD/BTGĐUK, ngày 17/01/2024 của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối DNTW tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM