Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 4/2023
I. Công tác xây dựng Đảng
Tiếp tục xây dựng văn hóa trong tình hình mới
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.
Đảng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Chúng ta xác định: con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; …
Một doanh nghiệp phát triển bền vững phải dựa trên một sức mạnh văn hoá doanh nghiệp vừa có những giá trị cốt lõi, vừa tạo được động lực ứng phó với thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp vượt qua được thử thách chính là nhờ văn hoá sáng tạo, đổi mới, chịu trách nhiệm, hy sinh cho tập thể và tự hào với thành quả chung. Vinatex kinh doanh trong ngành dệt may là ngành cạnh tranh rất khốc liệt, lại đang đứng trước giai đoạn cần đổi mới nhanh đáp ứng yêu cầu của kinh tế tuần hoàn với các vấn đề mới chưa có tiền lệ. Chính lúc này, chúng ta rất cần một nền tảng văn hoá doanh nghiệp vững vàng, đủ sức và ánh sáng sáng tạo để “soi đường cho doanh nghiệp đi”.
Vinatex đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh văn hoá của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện toàn cầu hoá, cách mạng công nghiệp 4.0, sự sắp xếp lại chuỗi cung ứng sau Covid -19, các khái niệm mới về kinh tế tuần hoàn và các tiêu chuẩn ESG.
Với tính chất là văn hoá phổ quát, có thể ứng dụng chung cho tất cả các đơn vị thành viên, đồng thời sẽ được bổ sung các nội dung đặc thù tại từng doanh nghiệp, văn hoá Vinatex được xây dựng trên nền tảng đặc điểm của doanh nghiệp thâm dụng lao động, trình độ lao động ở mức trung bình, tính chất cạnh tranh khốc liệt với các DN trên toàn thế giới, các đơn vị nằm ở các địa bàn khác nhau về cả điều kiện kinh tế, văn hoá, tôn giáo, sắc tộc. Do đó, Vinatex lựa chọn 6 trụ cột chính để xây dựng văn hoá của mình gắn với điều kiện sản xuất kinh doanh đó là: hiểu việc mình làm, giỏi việc mình làm, yêu việc mình làm, tự hào vì thành quả tập thể, không đổ lỗi và học tập, cải tiến liên tục. Các trụ cột này phù hợp với tất cả các đơn vị thành viên sản xuất trong chuỗi cung ứng dệt may, đồng thời mỗi thành viên sẽ bổ sung các khía cạnh văn hoá của riêng doanh nghiệp mình. Ví dụ, bên cạnh các trụ cột văn hoá cấp Tập đoàn, thì tại Công ty Mẹ sẽ xây dựng thêm 2 khía cạnh bổ sung đó là Đổi mới sáng tạo và Chấp nhận rủi ro có cân nhắc.
Để xây dựng được văn hoá chung của doanh nghiệp mỗi cá nhân trong doanh nghiệp phải được liên tục thực hành theo 12 nhân tố tạo ra giá trị đích thực cho các cá nhân, đó là:
– CHÍNH TRỰC: mỗi nhân sự, toàn tổ chức đều đề cao, tuân thủ sự liêm chính trong hoạt động.
– TRUNG TÍN: doanh nghiệp thâm dụng lao động, tỷ lệ thay đổi lao động cao, để phát triển bền vững rất cần sự trung thành của mỗi người.
– CỐNG HIẾN: sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp.
– CÓ ĐI CÓ LẠI: cung cấp và cũng được tiếp nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Xây dựng văn hoá phục vụ lẫn nhau trong tổ chức.
– ƯU TIÊN: biết phân loại và xác định thứ tự ưu tiên của danh mục công việc, xử lý vấn đề ưu tiên trong điều kiện nguồn lực hạn chế.
– ĐA DẠNG: chấp nhận và dung hợp được sự đa dạng trong tổ chức, tạo môi trường cho nhiều luồng ý kiến khác nhau được tồn tại.
– HY SINH BẢN THÂN: xác định lợi ích cá nhân sau lợi ích chung của doanh nghiệp.
– HỌC TẬP LIÊN TỤC: liên tục có ý thức học tập, đổi mới, cập nhật trong mỗi cá nhân.
– PHỤC VỤ: làm việc với tinh thần phục vụ cao, không chỉ gói gọn trong mô tả công việc.
– RÈN MỚI BẢN THÂN: luôn rèn mới, tạo năng lực mới, trải nghiệm mới cho mình.
– TRÁCH NHIỆM: dám chịu trách nhiệm với công việc được giao.
– DẠY ĐỂ HỌC: tham gia đào tạo thế hệ sau.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương
Tại Hội thảo “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương” do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức vào ngày 17/3 đã tập trung trao đổi, đánh giá thực trạng việc tổ chức, triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp qua đó góp phần làm sáng rõ thêm những giá trị khoa học – thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa trong kinh doanh; tiếp tục cụ thể hóa văn kiện Đại hội XIII của Đảng và triển khai hiệu quả Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị văn hóa toàn quốc.
Tại Hội thảo, đồng chí Lê Văn Châu, Phó Bí thư Đảng uỷ Khối DNTW nhấn mạnh: Công tác xây dựng văn hóa trong Đảng, trong doanh nghiệp tiếp tục được chú trọng, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; nhận thức của cán bộ, đảng viên, người lao động về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp được nâng cao; quan điểm “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế – chính trị – xã hội” được quán triệt và nhận thức đầy đủ hơn, cụ thể hóa trong nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của mỗi doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Các giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp ngày càng được thấm nhuần, dần trở thành những chuẩn mực đạo đức, lối sống của từng cá nhân và tổ chức trong doanh nghiệp; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; tạo môi trường văn hóa lành mạnh.
Phó Bí thư Đảng uỷ Khối DNTW yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng đưa việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp của các cấp ủy Đảng là một trong những nội dung đánh giá, xếp loại tổ chức Đảng và Đảng viên hằng năm; xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải gắn với công tác xây dựng Đảng, với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Chú trọng xây dựng môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, hiện đại. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn chặt với chuyển đổi số; quan tâm xây dựng và giữ gìn uy tín thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm; chú trọng công tác bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội, vì lợi ích cộng đồng.
Quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty
Ngày 18/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc Ủy ban về giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, góp phần thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh việc triển khai nhiệm vụ năm 2023 có khó khăn, thách thức đan xen cơ hội và thuận lợi, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Để phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đề nghị 19 tập đoàn, tổng công ty nâng cao nhận thức và trách nhiệm chính trị với tài sản, nguồn vốn của Nhà nước, đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, và các chính sách khác; điều hành cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa tỉ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, giữa tình hình trong nước và ngoài nước.
Trong bối cảnh thị trường thu hẹp, các doanh nghiệp phải phát huy nguồn lực, truyền thống, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu), đa dạng hóa thị trường, sản phẩm chuỗi cung ứng. Đổi mới mô hình quản lý, nâng cao năng lực quản trị hiện đại trên cơ sở chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, thích ứng điều kiện mới và hoàn cảnh Việt Nam.
Tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, thực chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tương xứng với nguồn lực nắm giữ, đầu tư cho đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ, các ngành mới nổi liên quan tới chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu…
Hoàn thiện các chương trình, kế hoạch, chủ trương lớn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng văn hóa doanh nghiệp đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở tôn trọng quy luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự can thiệp của nhà nước khi cần thiết; nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực.
II. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH VINATEX
Đảng ủy Vinatex họp Ban chấp hành thông qua Đề án thành lập các ban tham mưu giúp việc Đảng ủy theo Quy định số 87-QĐ/TW
Ngày 10/3, Đảng ủy Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) tổ chức Hội nghị Ban chấp hành thông qua Đề án thành lập các ban tham mưu giúp việc Đảng ủy Tập đoàn theo Quy định số 87-QĐ/TW, ngày 28/10/2022 của Ban Bí thư.
Đồng chí Lê Tiến Trường- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex đã phổ biến, quán triệt đến các Ủy viên BCH Đảng bộ Tập đoàn những quy định, nguyên tắc thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo Quy định số 87-QĐ/TW.
Bí thư Đảng ủy Tập đoàn nhấn mạnh: Theo Hướng dẫn số 23-HD/BTCTW ngày 14/02/2023 của Ban Tổ chức Trung ương, việc sắp xếp kiện toàn các cơ quan tham mưu, giúp việc của đảng ủy phải kịp thời, tinh gọn, nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm cho cấp ủy thực hiện tốt vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước. Các đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp lại, thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc của đảng ủy trong quý I/2023.
Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn đã tổ chức Hội nghị cho ý kiến vào dự thảo báo cáo về Đề án thành lập các ban tham mưu giúp việc Đảng ủy theo Quy định số 87-QĐ/TW. Sau khi thảo luận, trao đổi ý kiến, Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn thống nhất biểu quyết tán thành 100% nhất trí với Đề án thành lập 4 cơ quan tham mưu, giúp việc Đảng ủy Tập đoàn, gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Cơ quan Ủy ban kiểm tra.
Theo phương án bố trí nhân sự chuyên trách của Đảng ủy Tập đoàn, Trưởng Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Cơ quan Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Tập đoàn được bổ nhiệm là các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy; Chánh Văn phòng Đảng ủy được bổ nhiệm là đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ Tập đoàn. Ngoài ra, mỗi ban có 01 phó ban chuyên trách và 3-4 chuyên viên. Ngay khi tái lập 4 cơ quan tham mưu, giúp việc Đảng ủy Tập đoàn từ ngày 01/4/2023, tổng số cán bộ chuyên trách công tác Đảng của Đảng bộ Tập đoàn gồm 15 người.
Vinatex công bố Quyết định chuẩn y và bổ nhiệm Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 24/3, Lãnh đạo Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) đã công bố Quyết định chuẩn y, bổ nhiệm chức vụ Bí thư Đảng ủy và Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Lê Tiến Trường chúc mừng ThS. Nguyễn Ngọc Hiển được tín nhiệm giao trọng trách Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và mong muốn đồng chí Nguyễn Ngọc Hiển tiếp tục phát huy những phẩm chất, năng lực điều hành, quản lý, đoàn kết tập thể giúp cho nhà trường vượt qua khó khăn và ngày càng phát triển bền vững. Chủ tịch Lê Tiến Trường nhấn mạnh: “Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn yêu cầu các đồng chí trong BCH Đảng bộ nhà trường nhanh chóng thực hiện các thủ tục kiện toàn BCH, UBKT của nhà trường để đảm bảo công tác lãnh đạo của Đảng được toàn diện trên tất cả các lĩnh vực”.
Chủ tịch Lê Tiến Trường cũng đề nghị nhà trường tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động trong công tác giảng dạy, tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề và năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy… trong 5 năm tới, tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, sáng tạo vượt khó xây dựng Trường Cao đẳng Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ThS. Nguyễn Ngọc Hiển hứa sẽ nỗ lực phấn đấu, phát huy tinh thần đoàn kết tập thể, quyết tâm xây dựng trường Cao đẳng Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của Vinatex và các đơn vị trong cả nước.
Vinatex nâng cao chất lượng hoạt động quản trị nhân sự
Với mục đích củng cố, cập nhật và nâng cao kiến thức cho các cán bộ phụ trách nhân sự tại các doanh nghiệp trong hệ thống của Vinatex, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản trị nhân sự, từ đó giúp duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong 2 ngày 30-31/3/2023, Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) tổ chức Hội nghị Trưởng phòng nhân sự Vinatex 2023 cho các đơn vị thành viên trong hệ thống.
Tại Hội nghị, các đại biểu nghe Lãnh đạo Tập đoàn báo cáo đánh giá về tính đầy đủ của quy trình và mức độ trưởng thành của hệ thống Quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Mẹ và một số đơn vị thành viên của Vinatex; Báo cáo dự báo thị trường lao động và tiền lương; Đồng thời tham gia vào các chuyên đề: Xây dựng hệ thống khung năng lực và đánh giá năng lực cán bộ; Kỹ năng Phỏng vấn tuyển dụng; Văn hóa doanh nghiệp và thảo luận ý kiến đóng góp vào các nội dung trọng tâm triển khai chương trình hành động năm 2023…
Cũng tại Hội nghị diễn ra lễ ký kết Chương trình Hành động giữa Tập đoàn với các đơn vị về công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Hội nghị Trưởng phòng nhân sự Vinatex 2023 nằm trong Kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác nhân sự năm 2023. Theo Kế hoạch, trong năm 2023, Tập đoàn sẽ tiếp tục hoàn thành nốt các chương trình đào tạo của năm 2022: Chương trình đào tạo Young Talent (dự kiến tháng 5-8/2023); Đào tạo cập nhật cho khóa Bồi dưỡng cán bộ cấp cao (dự kiến tháng 4 và tháng 10/2023).
Bên cạnh đó là dự kiến một số chương trình đào tạo mới: Quản trị tài chính cho cán bộ quản lý cấp trung tại các đơn vị; Đào tạo đội ngũ giảng viên nội bộ tại các đơn vị. Cùng với đó là dự kiến tổ chức các khóa đào tạo cho Cơ quan Văn phòng Tập đoàn, tập trung vào các nội dung: Nghiệp vụ: đầu tư/luật DN/tài chính; Kỹ năng quản trị; Quy trình 5S; Văn hóa doanh nghiệp.
Cũng trong năm nay, Trung tâm đào tạo tiếp tục kết hợp với trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức các lớp đào tạo theo chương trình sẵn có như: Giám đốc nhà máy, Quản lý sản xuất, Quản lý chất lượng…
Chuẩn bị cho kế hoạch đào tạo dài hạn, Tập đoàn sẽ xây dựng khung năng lực và tiêu chuẩn đánh giá cán bộ tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên nhằm xác định kế hoạch đào tạo phù hợp tại từng vị trí cán bộ. Khảo sát nhu cầu đào tạo tại các đơn vị để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp. Đồng thời, bổ sung các khóa đào tạo ngắn hạn đáp ứng yêu cầu cấp bách tại doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý và đánh giá chất lượng sau đào tạo. Xây dựng các quy trình, tiêu chí đánh giá để quản lý và kiểm soát chất lượng sau đào tạo. Tiến hành rà soát lại nội dung các chương trình đào tạo sẵn có, cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của doanh nghiệp…
Vinatex kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam
Ngày 22/3, tại Nhà truyền thống Dệt May (Nam Định), ông Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex cùng lãnh đạo Cơ quan điều hành, lãnh đạo một số đơn vị thành viên tại khu vực Nam Định đã dâng hương Tổ nghề, kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam (25/3) và 125 năm ngày Liên hiệp Dệt Nam Định chính thức hoạt động theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương.
Thành lập năm 1898, khi ấy, Nhà máy Dệt Nam Định là nhà máy lớn nhất Đông Dương, là một cơ sở nghiên cứu về tơ lụa của toàn quyền Đông Dương. Một nhà máy tơ chạy bằng hơi nước, với 6 lò hơi được đặt ngay tại Thành phố. Năm 1900, một số tư bản Pháp trong công ty bông vải sợi Bắc Kỳ cùng với thương nhân Trung Quốc cùng kinh doanh lĩnh vực dệt vải. Sau 1954, nhà máy được chính quyền của ta tiếp quản từ tay tư bản Pháp và đổi tên thành Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định. Cũng tại Nhà máy Dệt Nam Định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 3 lần về thăm và nói chuyện với các cán bộ, công nhân ở đây…
Hiện nay, những hiện vật, tư liệu quý về truyền thống chiến đấu, lao động sản xuất của cán bộ, công nhân ngành dệt may đang được lưu giữ tại Nhà truyền thống Dệt May, được xây dựng trên địa điểm của Nhà máy Dệt Nam Định trước đây.
Ghi lại lưu bút tại Nhà truyền thống Dệt May, Chủ tịch Lê Tiến Trường nêu rõ: Kỷ niệm ngày truyền thống ngành Dệt May và 125 năm Liên hiệp Dệt Nam Định chính thức đi vào hoạt động theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1898), cán bộ quản lý và người lao động ngành Dệt May Việt Nam nguyện vững bước truyền thống của ngành, vượt mọi khó khăn, thách thức hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chăm lo cho người lao động và phục vụ an sinh xã hội.
Nhân dịp này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong ngành và hệ thống Vinatex đã đến dâng hương Tổ nghề và tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống Dệt May. Đây là hoạt động thiết thực nhằm khơi gợi truyền thống, tinh thần cách mạng, khí thế lao động sáng tạo, kiên định ứng phó với khó khăn của lãnh đạo cùng toàn thể CBNV và NLĐ trong bối cảnh ngành Dệt May Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ biến động của nền kinh tế toàn cầu.
Nhiều hoạt động sôi nổi trong Tháng Thanh niên 2023
Chào mừng Tháng Thanh niên 2023, kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2023), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) đã tổ chức nhiều hoạt động, phong trào sôi nổi, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.
Tại TP. Hồ Chí Minh, đội bóng của Đoàn Thanh niên Vinatex cùng 11 đội bóng đã tham gia thi đấu tranh cúp “Thanh niên VRG Cup 2023”. Trải qua các vòng loại, Đoàn Thanh niên Vinatex (với nòng cốt là Đoàn Thanh niên TCT May Việt Tiến) đã xuất sắc đạt Á quân.
Cũng trong dịp này, BCH Đoàn trường Cao đẳng Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, như: Tham gia hiến máu nhân đạo (ngày 13/3); Hội thi thợ giỏi nghề ngành may (ngày 23/3); Hội thi thiết kế tranh diễn họa đồ 3D (ngày 22/3); Hội thao với nhiều môn thi như: bóng đá nam, kéo co, nhảy bao bố… (ngày 24/3); Chương trình giao lưu văn nghệ và đốt lửa trại (ngày 24/3).
Tại Hà Nội, Chi đoàn Cơ quan Văn phòng Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng tại Hà Nội đã tham giải chạy hưởng ứng “Giờ trái đất 2023” với 18 vận động viên, hoàn thành cự ly chạy 5km (tương đương với 3 vòng hồ Hoàn Kiếm). Đây là sự kiện do Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) phối hợp với Tạp chí Công Thương tổ chức nhằm “kick off – khởi động” cho kế hoạch tổ chức chiến dịch “Mỗi thanh niên 10.000 bước chân mỗi ngày” trong năm 2023 của Đoàn Thanh niên Vinatex.
Qua những hoạt động nhằm thể hiện tinh thần của sức trẻ, là nơi giao lưu, gắn kết và học hỏi mô hình, công tác Đoàn và phong trào Thanh niên của các Đoàn cơ sở trực thuộc Đoàn khối DNTW. Đồng thời, các hoạt động hướng đến xây dựng các mô hình CLB thể thao, lan tỏa tinh thần tuổi trẻ rèn luyện sức khỏe theo gương Bác.
III. VĂN BẢN VÀ CHÍNH SÁCH
– với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
80 năm sau kể từ khi Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời (1943-2023), có thể khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, mà còn chú trọng xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc – coi đó là một trong những nhiệm vụ vừa cấp thiết vừa thường xuyên, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển của đất nước.
– Công văn số 1059-CV/ĐUTĐ, ngày 15/3/2023 về việc tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943-2023)
BAN TUYÊN GIÁO – TRUYỀN THÔNG VINATEX