Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 5/2023
I.Công tác xây dựng Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng của Đảng
Là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng về tư tưởng. Người chỉ rõ, công tác tư tưởng là hoạt động xây dựng Đảng về trí tuệ, tư tưởng – chính trị, góp phần bảo đảm cho Đảng luôn là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đủ năng lực lãnh đạo chính trị đối với toàn xã hội. Người chỉ ra: “Công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất. Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới, thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất. Nếu trong Đảng và ngoài Đảng từ trên xuống dưới, từ trong đến ngoài đều tư tưởng thống nhất và hành động thống nhất thì nhiệm vụ tuy nặng nề, công việc tuy khó khăn phức tạp, ta cũng nhất định thắng lợi”. Muốn vậy, Người lưu ý rằng, phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ, đảng viên để giúp đỡ trong công tác, vì tư tưởng thông suốt thì làm việc tốt, tư tưởng “nhùng nhằng” thì không làm được việc.
Trong phương pháp thực hành tuyên truyền, cổ động, Hồ Chí Minh chú ý đến phương pháp thuyết phục. Người cho rằng, phương pháp thuyết phục cần bảo đảm tính kiên trì, “có lý, có tình”, lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục lẫn nhau. Đây là một trong những cách tốt nhất nhằm xây dựng Đảng, xây dựng con người và cuộc sống mới: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Và chính Người là một tấm gương sáng trong việc tự rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị.
Một sự phát triển sáng tạo, có ý nghĩa về phương pháp luận trong công tác tư tưởng là Hồ Chí Minh không chỉ dừng ở những nguyên lý, mà luôn biết chuyển hóa thành những chuẩn mực đạo đức xã hội, có giá trị hướng dẫn hành vi con người, ví như “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “học để làm việc, để làm người”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”… Đồng thời, Người cũng đề cao và phát huy tính sáng tạo, tự do tư tưởng, tác phong độc lập suy nghĩ. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mọi vấn đề, mọi người được tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đây vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra “quyền tự do phục tùng chân lý”. Làm được như vậy tức là đã “đánh thông tư tưởng và động viên sáng kiến và lực lượng của toàn Ðảng, toàn dân”. Người nhấn mạnh, tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm. Do vậy, “mỗi đảng viên, mỗi chi bộ, mỗi cấp ủy đảng phải luôn luôn tăng cường công tác tư tưởng của Đảng, nâng cao đạo đức cách mạng, bảo đảm chặt chẽ kỷ luật và tổ chức của Đảng”.
Công tác tư tưởng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm xác lập, phát triển hệ thống tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hình thành niềm tin, định hướng giá trị, xây dựng thế giới quan khoa học cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong toàn xã hội, thúc đẩy mọi người hành động tích cực, sáng tạo, thực hiện thắng lợi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023) là dịp để chúng ta ôn lại những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc gắn với sự nghiệp và những cống hiến vĩ đại của Người, để khẳng định một cách đầy tự hào về thời đại chúng ta đang sống – thời đại Hồ Chí Minh. Ngày nay, các thế hệ người dân Việt Nam không ngừng nỗ lực viết tiếp những trang sử mới trong công cuộc đổi mới, xây dựng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng.
Hội thảo “Vai trò của kinh tế Nhà nước trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu, rộng”
Ngày 13/4, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của kinh tế nhà nước trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu, rộng”.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Long Hải, Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương nêu rõ: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986 đến nay. Trong tiến trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, qua các kỳ Đại hội, Đảng ta xác định kinh tế nhà nước (KTNN) giữ vị trí trọng yếu, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tạo nền tảng cơ bản để phát triển mọi ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với điều kiện của nước ta và là tiêu chí quan trọng bảo đảm tính định hướng XHCN, bởi: Thứ nhất, vai trò chủ đạo của KTNN thể hiện rõ bản chất, đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN, hoàn toàn khác với KTTT ở các nước tư bản chủ nghĩa, được xây dựng trên cơ sở sở hữu tư bản độc quyền. Vai trò chủ đạo của KTNN xuất phát từ lợi ích của đất nước, của nhân dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, KTNN có vai trò đầu tầu, hướng dẫn, dẫn dắt các hình thức sở hữu khác trong việc phát triển các lĩnh vực đặc biệt như cần nhiều vốn đầu tư, có hàm lượng khoa học cao, một số lĩnh vực đặc biệt mới hình thành.
Thứ ba, KTNN có vai trò chủ đạo sẽ bảo đảm phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Thứ tư, đối với an ninh quốc gia, KTNN thể hiện vai trò ở hai nội dung cơ bản, đó là nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia (sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh,…). Tham gia chiếm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng để chủ động định hướng xã hội, làm đối trọng trong phát triển hội nhập kinh tế quốc tế (bán buôn lương thực, xăng dầu; sản xuất điện; khai thác khoáng sản quan trọng; một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin quan trọng; bảo trì đường sắt, sân bay,…).
Thứ năm, về mặt xã hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục đích hoạt động, KTNN có vai trò quan trọng trong gánh vác chức năng và vai trò xã hội. KTNN phải đảm nhận những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị – xã hội mà tư nhân không muốn đầu tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hoá công cộng thiết yếu, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các chương trình xóa đói, giảm nghèo,…
Với vai trò của mình, những năm qua, KTNN đã góp phần không nhỏ vào thành tựu chung trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng ở Việt Nam. Thể hiện ở việc: giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước; nền kinh tế phát triển ổn định, năng lực cạnh tranh cao cả về quy mô của nền kinh tế cũng như sự cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm quốc gia; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác.
Tham luận tại Hội thảo, đồng chí Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Viantex chia sẻ: Trong các tiêu chí đề xuất về một nền kinh tế tự chủ của các chuyên gia, có nhấn mạnh yếu tố đầu tiên là tự chủ các nhu cầu cơ bản. Ngành dệt may đảm nhiệm việc phục vụ một nhu cầu cơ bản của người dân đó là nhu cầu mặc. Vấn đề đặt ra cho khu vực KTNN, DNNN là cách tiếp cận để có thể hình thành nhiệm vụ, giao và đánh giá mức độ hoàn thành.
Đồng chí Lê Tiến Trường đề xuất 3 cụm giải pháp chính là: Thứ nhất, với khu vực DNNN: cần có cách tiếp cận trên cơ sở đánh giá toàn diện chi phí bỏ ra thông qua hệ thống BHXH, BH thất nghiệp khi có lượng lao động lớn mất việc với chi phí hỗ trợ lãi suất, tạo nguồn vốn rẻ, kể cả chi phí không hiệu quả của đầu tư cho sản xuất nguyên liệu những năm đầu. Xác định nguyên tắc muốn xây dựng kinh tế tự chủ độc lập phải có chi phí được bỏ ra và đo lường không phải bằng hiệu quả tài chính trong trung hạn mà đo lường bằng tỷ lệ khả năng tự chủ. Trong dài hạn phải bảo đảm năng lực cạnh tranh tương đương hàng hoá nhập khẩu, phải tham gia được vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Giao nhiệm vụ cho DNNN thông qua đặt hàng đầu tư các cơ sở sản xuất nguyên liệu tiên tiến, vừa thay thế nhập khẩu, vừa đi tắt đón đầu xu hướng kinh tế tuần hoàn, tận dụng triệt để lợi thế người đi sau trong một nền kinh tế toàn cầu chuyển đổi. Đánh giá trên bộ chỉ tiêu đo lường bằng thời gian đầu tư, tổng mức đầu tư, làm chủ công nghệ, đưa sản phẩm ra thị trường. Sau 5-6 năm bắt đầu yêu cầu về hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh
Thứ hai, với khu vực kinh tế tư nhân trong nước, có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu dệt may bao gồm các chính sách thuế nhất là miễn thuế VAT cho hàng hoá trong nước phục vụ sản xuất xuất khẩu, chính sách ưu đãi nguồn vốn đầu tư, ưu tiên hơn cho đầu tư xanh. Tăng cường tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn sở hữu công nghệ và năng lực sản xuất nguyên liệu, có thể coi là công nghệ nguồn của ngành dệt may thời trang là nhân tố quyết định mức độ tự chủ của ngành trong dài hạn. Đồng thời doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ bảo đảm thực hiện sự điều tiết, phân công của chính phủ trong các tình huống đặc biệt của kinh tế thế giới
Thứ ba, khu vực nhà nước đầu tư các khu công nghiệp và đào tạo nhân lực. Bên cạnh DNNN thì khu vực KTNN bao gồm cả chính quyền địa phương và hệ thống đào tạo công lập có thể đảm nhiệm vai trò chuẩn bị hạ tầng các khu vực sản xuất nguyên liệu tập trung đạt chuẩn môi trường, cũng như đào tạo nhân lực phục vụ việc xây dựng một nền kinh tế tự chủ nhờ làm chủ tri thức công nghệ, quản lý.
Với việc đang sử dụng tới gần 30% lực lượng lao động công nghiệp trên cả nước xây dựng một ngành sản xuất dệt may, da giày độc lập tự chủ sẽ là sự đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ cần có chi phí, trong đó nguồn vốn mồi từ khu vực nhà nước đóng vai trò điểm bùng phát. Khu vực kinh tế nhà nước, trong đó có DNNN là khu vực nhận trách nhiệm sử dụng nguồn vốn mồi từ ngân sách tạo điểm bùng phát có sức lan toả mạnh, thông qua việc đầu tư và làm chủ các khâu thắt cổ chai của chuỗi cung ứng đang gây giảm khả năng độc lập tự chủ của ngành. Đánh giá quá trình xây dựng ngành dệt may độc lập tự chủ trong dài hạn chính là tỷ lệ giá trị gia tăng trong nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhưng vẫn phải bảo đảm được năng lực cạnh tranh quốc tế. Quá trình đầu tư của nhà nước có thể diễn ra liên tục ở những lĩnh vực, địa bàn tư nhân chưa sẵn sàng đầu tư. Để tạo vòng quay vốn mới các công trình đầu tư từ nguồn nhà nước, khi đã hình thành năng lực tự chủ nhà nước lại có thể tiếp tục cổ phần hoá thu lại nguồn lực vốn mồi ban đầu.
II. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH VINATEX
Đảng ủy Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng chỉ đạo giải pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh quý II năm 2023
Ngày 14/4, Đảng ủy Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ và Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng. Đồng chí Lê Tiến Trường- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II/2023, báo cáo kết quả SXKD quý I, kế hoạch và giải pháp SXKD quý II/2023, báo cáo tình hình chuẩn bị Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn ngành Dệt May Việt Nam.
Hội nghị phân tích, nhận định tình hình kinh tế quý I và những quý tiếp theo của năm 2023 với những diễn biến khó lường, từ đó đề xuất các giải pháp quản trị tài chính; đào tạo nguồn nhân lực, sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu khi thị trường khởi sắc; đảm bảo ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên và người lao động trong tình hình mới, tiếp tục đảm bảo mức lương cho người lao động ổn định đời sống…
Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Lê Tiến Trường nhấn mạnh: Trong thời điểm rất khó khăn như hiện nay, mỗi doanh nghiệp, đơn vị thực hiện tiết kiệm triệt để, nghiêm túc những chi phí thường xuyên. Vinatex tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi số, quản trị số tập trung. Giai đoạn công nghệ phát triển mạnh như hiện nay thì thông tin thông suốt sẽ là lợi thế, thuận lợi trong việc quản trị và phản ứng nhanh nhạy với thị trường.
Hiện nay, nhiều đơn vị thiếu đơn hàng, đơn hàng nhỏ lẻ thì cũng chính là thời điểm thuận lợi trong việc đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp trong điều hành, sản xuất kinh doanh.
Đồng chí Lê Tiến Trường chia sẻ, thời điểm này công tác đào tạo nhân lực được thực hiện tốt không chỉ chuẩn bị tiềm lực, đón đầu khi thị trường có tín hiệu tốt mà còn không gây lãng phí, thất thoát khi nhân lực thiếu trình độ làm sai, làm hỏng.
Trước dự báo tình hình kinh tế, thị trường khó khăn còn kéo dài đến hết năm 2023, tổng cầu thế giới tiếp tục giảm, cầu ở mức thấp và thấp hơn tổng cầu năm 2020 khi có dịch Covid -19 (do có cầu về hàng y tế); các nền kinh tế đầu tàu khả năng rơi vào khủng hoảng trong khi Trung Quốc mở cửa với các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các DN trong nước; xu thế giảm việc làm, giảm lao động là tất yếu trong thời gian tới,… Vinatex dự báo trong quý 2, tình hình đơn hàng có thể cải thiện về số lượng nhưng tiếp tục khó khăn về đơn giá khi áp lực chi phí cao, biên lợi nhuận của DN chưa được cải thiện; dư địa phát triển ngành May chỉ là đơn hàng nhỏ, phức tạp; ngành Sợi sẽ có cải thiện hơn nếu DN mua được giá bông mới, xuất khẩu đến các thị trường ngoài Trung Quốc…
Qua các nhận định trên, Hội nghị thảo luận và thống nhất đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho quý II và những tháng cuối năm 2023: (1) Tiếp tục ưu tiên đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. Tổ chức công đoàn, hệ thống tuyên giáo các đơn vị tiếp tục thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Đảng ủy Tập đoàn; nắm bắt dư luận, tâm tư người lao động; chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để người lao động ổn định tư tưởng, tiếp tục có những chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp như trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát. (2) Tất cả các đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động ở mức “năng lượng thấp” theo các kịch bản để chủ động tình huống ứng phó trong SXKD, vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay. (3) Các đơn vị linh hoạt, khoanh vùng tiết giảm chi phí. Tạm dừng những chi phí chưa cấp thiết, chỉ ưu tiên chi phí phát triển thị trường, chi phí đầu tư bỏ ra và thu hồi được hiệu quả trong năm 2023. (4) Linh hoạt tổ chức SXKD, thích ứng tìm kiếm và làm hàng đơn hàng nhỏ, hàng khó. Quan tâm yếu tố chất lượng sản phẩm để cạnh tranh bán hàng và giữ uy tín với khách hàng.
Thành lập các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ủy Vinatex
Thực hiện Quy định số 87-QĐ/TW ngày 28/12/2022 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy đảng ủy cấp trên cơ sở của doanh nghiệp nhà nước và Hướng dẫn số 23-HD/BTCTW ngày 14/02/2023 của Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Vinatex đã chấm dứt 4 ban hợp nhất công tác Đảng với công tác chuyên môn và thành lập Văn phòng Đảng ủy, Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Ban Tổ chức Đảng ủy, Cơ quan Kiểm tra Đảng ủy Vinatex.
Đồng chí Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, theo Luật Doanh nghiệp 2020, Vinatex là doanh nghiệp Nhà nước nên Đảng bộ Vinatex phải hoạt động theo mô hình Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước. Chính vì vậy, Đảng ủy Vinatex đã tổ chức lại các ban tham mưu, giúp việc theo đúng qui định của Đảng. Các đồng chí được bổ nhiệm có 3 nhiệm vụ lớn cần tập trung triển khai, đó là nhanh chóng hoàn thiện mô hình, tổ chức, quy chế làm việc, chức năng nhiệm vụ của Ban; tiếp nhận đầy đủ khối lượng công việc trước đây đang nằm ở các ban hợp nhất; chủ động xây dựng kế hoạch công tác của quý II,III để đi vào hoạt động ổn định ngay từ ngày đầu tái lập. “Theo Quy định, Đảng thực hiện lãnh đạo toàn diện tất cả mọi mặt. Vì vậy, cán bộ ở các Ban Đảng cũng phải chủ động rèn luyện nâng cao năng lực, tìm hiểu, học tập, cập nhật các kỹ năng, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng để xứng đáng là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện với doanh nghiệp” – đồng chí Lê Tiến Trường nhấn mạnh.
Đạt giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2022
Thực hiện Kế hoạch số 49-KH/ĐUK, ngày 27/5/2022 về tổ chức Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2022, Đảng ủy Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng đã triển khai Giải Búa liềm vàng Khối DNTW tới toàn thể 20 đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Sau 6 tháng hưởng ứng, Ban Tuyên giáo đã nhận được 56 tác phẩm dự thi và lựa chọn được 28 tác phẩm có nội dung phản ánh kết quả xây dựng Đảng, gương người tốt việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, việc thực hiện công tác chuyển đổi số,… gửi về Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương dự thi. Qua các vòng chấm sơ loại, chung khảo, tác phẩm “Cơ hội đổi mới, phát triển và hội nhập của doanh nghiệp thuộc VINATEX” của Đảng ủy Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng đã được Ban Giám khảo Giải Búa liềm vàng Khối DNTW xét chọn trao Giải Khuyến khích.
Vinatex tổ chức hội thảo chuyên đề cập nhật, thông tin thị trường tháng 3
Ngay từ ngày đầu tháng 4, Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) đã tổ chức hội thảo chuyên đề cập nhật, thông tin thị trường tháng 3 bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Thị trường tháng 3 đã có những thay đổi so với cập nhật từ tháng 2 theo hướng kém tích cực. Sự kiện đổ vỡ các ngân hàng nhỏ ở Mỹ và ngân hàng Credit Suise của Thụy Sỹ trong tháng 3 chưa được các tổ chức kinh tế hay chính phủ các nước này cảnh báo trước, khái niệm “Too big to fail” trong trường hợp này đã không còn đúng. Hậu quả từ vụ sụp đổ các ngân hàng của Mỹ và Thụy Sỹ chưa thể đánh giá được tác động tiếp theo. Tồn kho của các hãng vẫn ở mức cao, doanh thu tăng nhẹ nhưng lợi nhuận giảm sâu. Trong bối cảnh đó, những thách thức kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị sẽ tiếp tục làm giảm tâm lí người tiêu dùng. Thực tế, doanh thu bán lẻ hàng may mặc ở Mỹ suy giảm trong 3 tháng đầu năm và chưa thấy dấu hiệu phục hồi trong các tháng tiếp theo.
Cập nhật thị trường bông, xơ, sợi đến các doanh nghiệp, dự báo trong quý II giá bông sẽ tăng nhẹ dao động ở mức 2.1 – 2.4 USD/kg. Giá xơ có thể tiếp tục duy trì giá hiện tại hoặc tăng nhẹ theo giá dầu và giá bông. Các tín hiệu hồi phục của thị trường sợi vẫn chưa rõ ràng, cầu dệt may vẫn yếu do tồn kho tăng dẫn đến giá sợi chưa có động lực để cải thiện.
Kết luận buổi hội thảo, Tổng Giám đốc Cao Hữu Hiếu đề nghị các đơn vị cần làm tốt công tác thị trường, tìm kiếm các khách hàng mới. Các doanh nghiệp cần có sự chia sẻ, tạo sự liên kết về đơn hàng, nguyên phụ liệu, thiết bị, giá và tăng cường sử dụng trong chuỗi với nhau. Quản trị sản xuất hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tối đa chi phí không cần thiết trong sản xuất. Đặc biệt các doanh nghiệp cần có giải pháp, sắp xếp điều hành sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ có hiệu quả. Cùng với đó, lãnh đạo Tập đoàn sẽ cập nhật, thông tin kịp thời về diễn biến thị trường để các đơn vị có cơ sở trong việc đàm phán với khách hàng và tổ chức kế hoạch sản xuất.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 tại một số đơn vị
* Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 Công ty cổ phần Dệt May Huế. Năm 2022, Công ty đạt doanh thu 2.057 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch ĐHĐCĐ giao năm 2022, tăng 9% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế 171 tỷ đồng, đạt 143% kế hoạch, tăng 20,4% so với năm 2021; giá trị sản xuất công nghiệp 1.986 tỷ đồng, đạt 108,5%, tăng 9,5% so với năm 2021; chia cổ tức dự kiến 72% trong đó, chi bằng tiền mặt 40%, cổ phiếu 32%; thu nhập bình quân 9,368 triệu đồng/người/tháng. Năm 2023, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, Công ty cổ phần Dệt May Huế đặt ra kế hoạch tổng doanh thu đạt 1.932 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng; tỷ lệ chia cổ tức 30% vốn điều lệ; thu nhập bình quân NLĐ 9,260 triệu đồng/người/tháng.
Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, Công ty cổ phần Dệt May Huế cần chuẩn bị sẵn sàng và thích ứng được với sản xuất linh hoạt trong các ngành. Thị trường tài chính Việt Nam đang ngược chiều với tình hình thế giới khi lạm phát thấp, tỷ giá cao, vì vậy Công ty cần nghiên cứu các phương án năng lực thấp, phòng thủ cao đi vào chiều sâu. Thực hiện qui hoạch và dịch chuyển sản xuất một phần trong nhiệm kỳ này để thực hiện phương thức đầu tư kể cả liên kết, liên doanh cho khu mới. Trước tình hình kinh doanh khó khăn của ngành May cần phải có mô hình đổi mới kinh doanh, tìm kiếm cái mới, thực hiện những mặt hàng chưa từng làm trước đây để vượt qua giai đoạn này. Hoàn thiện công tác cán bộ cấp cao để đến hết nhiệm kỳ đáp ứng đủ các điều kiện về chuyên môn tốt, uy tín tốt, năng lực tốt và phải đáp ứng các yêu cầu về công tác Đảng để điều hành Công ty.
* Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 Tổng Công ty May 10 – CTCP (May 10). Năm 2022, May 10 đạt doanh thu 4.672 tỷ đồng, bằng 123% kế hoạch, vượt 132,8% cùng kỳ; Lợi nhuận trước thuế đạt 150 tỷ đồng, bằng 125% kế hoạch, vượt 164% cùng kỳ năm 2021; Thu nhập bình quân NLĐ đạt 9,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 111% so với năm 2021; Chia cổ tức 18% bằng 180% so với cùng kỳ.
Năm 2023 được coi là năm nhiều thách thức với ngành dệt may, tổng cầu suy giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, đơn hàng ngắn, quy mô nhỏ… ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sắp xếp hoạt động SXKD. Trong bối cảnh đó, May 10 đặt mục tiêu doanh thu 4.200 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế 110 tỷ đồng; Thu nhập bình quân của NLĐ đạt 9,3 triệu đồng/người/tháng; Tỷ lệ cổ tức 15%.
Phát biểu tại Đại hội, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex mong muốn năm 2023 – khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi, May 10 xây dựng các phương án “xấu nhất” cho hoạt động SXKD, khi đơn hàng có thể bị giảm tới 30 – 50%. Điều quan trọng nhất là giữ ổn định, duy trì việc làm cho NLĐ, đồng thời thông qua các kênh truyền thông, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên tuyên truyền tới NLĐ đồng hành cùng DN trong bối cảnh thu nhập của NLĐ có thể không tiếp tục tăng trong năm 2023. Đồng thời, Tổng Công ty cũng cần tiếp tục trích lập dự phòng, quỹ đầu tư trong dài hạn, khi thị trường chưa có nhiều khởi sắc trong quý II và III của năm 2023, thậm chí là kéo dài sang năm 2024.
* Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 Tổng Công ty May Hưng Yên – CTCP (Hugaco). Năm 2022, Hugaco đạt doanh thu 832,15 tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch và 117% cùng kỳ; Lợi nhuận trước thuế đạt 117,14 tỷ đồng, bằng 146% kế hoạch và 139% cùng kỳ năm 2021; Thu nhập bình quân của NLĐ đạt 12 triệu đồng/người/tháng, bằng 120% kế hoạch và vượt 117% so với cùng kỳ 2021; Cổ tức 30% (trên vốn điều lệ mới).
Trước những diễn biến khó lường của thị trường năm 2023, những dự báo tiêu cực về tổng cầu dệt may thế giới, Hugaco đặt mục tiêu doanh thu năm 2023 là 750 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế 70 tỷ đồng; Thu nhập bình quân của người lao động từ 11 triệu đồng/người/tháng trở lên.
Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex phát biểu tại Đại hội: Vinatex mong muốn năm 2023, Hugaco tập trung vào xây dựng phương án “phòng thủ” trong SXKD. Không tiếp tục mở rộng quy mô và năng lực sản xuất. Đầu tư có chiều sâu vào máy móc thiết bị nhằm sản xuất được nhiều mặt hàng, chấp nhận tính đa dạng của sản xuất. Đồng thời, Tổng Công ty cũng cần xây dựng mối quan hệ linh động với nhiều khách hàng, nhằm tận dụng được những cơ hội dù là nhỏ nhất của thị trường.
Ông Lê Tiến Trường mong muốn cổ đông, NLĐ đồng hành, chia sẻ với Tổng Công ty và các đơn vị trong hệ thống về việc thu nhập của NLĐ và phương án phân chia cổ tức trong những năm tới có thể không tăng, điều này giúp DN trích lập các quỹ dự phòng, duy trì quỹ lương trong bối cảnh hết sức khó khăn của thị trường như hiện nay.
* Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ (Hòa Thọ) đã thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và phương hướng thực hiện kế hoạch năm 2023. Báo cáo cho biết doanh thu hợp nhất năm 2021 đạt 5.144 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ, đạt 122 kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao năm 2022. Trong đó, doanh thu Công ty mẹ đạt 4.731 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2021.
Lợi nhuận hợp nhất đạt 337,4 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2021, đạt 156% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao năm 2022. Trong đó, lợi nhuận riêng đạt 328 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2021, đạt 164% kế hoạch; Trả cổ tức dự kiến 60%, trong đó 40% chi bằng tiền mặt và 20% chi bằng cổ phiếu.
Trước những diễn biến khó lường của thị trường, cùng với đó là tổng cầu dệt may toàn cầu suy giảm, năm 2023 Hòa Thọ đặt mục tiêu doanh thu 4.500 tỷ đồng; Lợi nhuận hợp nhất trước thuế 200 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận riêng hợp nhất trước thuế là 190 tỷ đồng. Cổ tức 25%.
Ông Cao Hữu Hiếu – TGĐ Vinatex chúc mừng tập thể Ban Lãnh đạo và CBNV-NLĐ của Tổng Công ty đã hoàn thành vượt mức kết quả SXKD được Đại hội đồng cổ đông năm 2022 giao. Trong bối cảnh năm 2022 ngành Dệt May gặp nhiều khó khăn, nhưng Tổng Công ty vẫn đạt mức tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo và người lao động Tổng Công ty. Tổng Giám đốc Vinatex mong muốn Hòa Thọ sẽ phát huy hơn nữa kết quả SXKD, tiếp tục là một trụ cột vững chắc của Vinatex, là cực tăng trưởng cho các đơn vị tại khu vực miền Trung.
Tại tờ trình phương án phát hành cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, 100% cổ đông tham dự Đại hội đã thông qua phương án chia cổ tức 60%, trong đó 40% bằng tiền mặt và 20% chi bằng cổ phiếu với giá trị là hơn 60 tỷ đồng. Sau khi phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức, vốn điều lệ của Hòa Thọ sẽ tăng từ 300 tỷ đồng lên trên 360 tỷ đồng.
* Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 Công ty CP Sợi Phú Bài. Báo cáo tại Đại hội cho biết, năm 2022, Sợi Phú Bài đạt doanh thu 1.354,4 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch năm 2022, vượt 120% so với năm 2021; Lợi nhuận trước thuế đạt 11,23 tỷ đồng; Thu nhập bình quân của người lao động đạt 10,2 triệu đồng/người/tháng; Cổ tức dự kiến 7%/vốn điều lệ. Năm 2023 khi thị trường ngành Sợi chưa có dấu hiệu phục hồi, Sợi Phú Bài xác định “vượt khó” với tổng doanh thu là 950 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế 5 tỷ đồng. Cổ tức: Ủy quyền cho HĐQT xem xét quyết định mức chia cổ tức cụ thể trên cơ sở kết quả SXKD thực tế năm 2023.
Ông Cao Hữu Hiếu – Tổng Giám đốc Vinatex, Chủ tịch HĐQT Sợi Phú Bài cũng đề nghị điều chỉnh mức chia cổ tức năm 2022 là 10%/vốn điều lệ, phần lợi nhuận sau thuế còn lại để dự phòng cho năm 2023. 100% cổ đông tham gia đã biểu quyết và thông qua: Báo cáo kết quả SXKD năm 2022, nhiệm vụ năm 2023; Báo cáo về hoạt động năm 2022 và kế hoạch hoạt động năm 2023 của Hội đồng quản trị; Báo cáo hoạt động của BKS năm 2022; Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán; Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2022; Mức thù lao chi TV HĐQT và BKS năm 2022, kế hoạch năm 2023…
* Đại hội đồng cổ đông Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội (Hanosimex). Năm 2022, doanh thu hợp nhất Hanosimex đạt 1.697,7 tỷ đồng (công ty mẹ là 1.233,7 tỷ đồng) bằng 94,87 % Nghị quyết của ĐHĐCĐ 2022; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 23,39 tỷ đồng (công ty mẹ 19,54 tỷ đồng); Thu nhập bình quân NLĐ đạt 8,34 triệu đồng/người/tháng, tăng 4,28 % so với 2022.
Năm 2023, dự báo kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, tổng cầu dệt may suy giảm, trong bối cảnh đó Hanosimex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 1.390 tỷ đồng (công ty mẹ 950 tỷ đồng); Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 16 tỷ đồng; Thu nhập bình quân NLĐ đạt 8,4 triệu đồng/người/tháng.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, ông Phạm Văn Tân – Phó TGĐ thường trực Vinatex nhấn mạnh, nhiệm kỳ 2023-2028, lãnh đạo Hanosimex cần đặc biệt quan tâm ứng phó với bối cảnh tổng cầu dệt may giảm, chuẩn bị sẵn sàng và thích ứng được với sản xuất linh hoạt trong tất cả các ngành, từ sợi, dệt nhuộm đến may. Bên cạnh đó, Tổng Công ty cần cải thiện các lĩnh vực hoạt động để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất dệt kim của Tập đoàn. Trước tình hình kinh doanh khó khăn của ngành, nhất là ngành may, Hanosimex cần phải đổi mới trong mô hình kinh doanh, mở rộng tìm kiếm các đơn hàng, khách hàng và thị trường mới. Đặc biệt là các đơn hàng đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng có hiệu quả.
* Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 CTCP Tổng Công ty May Đáp Cầu. Năm 2022, Tổng Công ty đạt 547,39 tỷ đồng bằng 109,48% kế hoạch, vượt 114,68% cùng kỳ 2021; Lợi nhuận trước thuế đạt 24,459 tỷ đồng, bằng 108,71% kế hoạch, vượt 114,26% cùng kỳ; Thu nhập bình quân của NLĐ đạt 10,8 triệu đồng/người/tháng; Cổ tức 20%.
Nhận định thị trường năm 2023 còn nhiều khó khăn, Tổng Công ty đặt mục tiêu kế hoạch doanh thu từ 400 tỷ đồng trở lên; Lợi nhuận trước thuế 16 tỷ đồng; Thu nhập bình quân của người lao động 10 triệu đồng/người/tháng, giữ ổn định và duy trì cho 1.900 lao động.
Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Song Hải – Phó TGĐ Vinatex đề nghị, Tổng Công ty tiếp tục phát huy, duy trì ổn định đời sống, việc làm cho NLĐ trong năm 2023 trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng cần có các chính sách điều hành mềm dẻo, linh hoạt trong bối cảnh thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 là tuyên truyền, vận động NLĐ chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp khi đơn hàng non tải, hoạt động sản xuất cầm chừng, để khi thị trường có dấu hiệu ấm lên, NLĐ sẽ giữ được đà sản xuất.
*Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 Công ty CP Vinatex Phú Hưng. Năm 2022, Vinatex Phú Hưng đạt tổng doanh thu 855 tỷ đồng, bằng 90,86% kế hoạch năm; Lợi nhuận trước thuế đạt 10.093 tỷ đồng, bằng 16,82% kế hoạch. Tỷ lệ chia cổ tức là 10%. Năm 2023, Vinatex Phú Hưng đặt ra nhiều kế hoạch vượt khó nhằm đạt tổng doanh thu 820 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế từ 11 – 20,5 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức 8 – 15%.
Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Đức Trị – Phó TGĐ Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng nhận định, Vinatex Phú Hưng là Công ty có hoạt động hiệu quả và an toàn. Đồng thời, đây cũng là đơn vị có công tác quản trị tốt trong Tập đoàn dù rằng quy mô còn nhỏ. Trong công tác xây dựng thương hiệu, Công ty đã có sự nỗ lực lớn trong việc khẳng định vị thế, nghiên cứu các dòng sản phẩm mới phù hợp với xu thế của thị trường như sản xuất xanh, sản xuất sợi ở phân khúc chất lượng cao. Ngoài ra, đây cũng là một trong những đơn vị có nhiều đóng góp cho quá trình hoạt động của Ban SXKD Sợi của Tập đoàn, hỗ trợ cho các đơn vị khác khi thị trường sợi có nhiều bất ổn. Với dự án đầu tư mới từ 3 – 6 vạn cọc sợi, Công ty cần có nghiên cứu trong việc chọn lựa mặt hàng sản xuất để đạt được hiệu quả tối ưu trước những diễn biến phức tạp và khó lường của thị trường trong thời gian qua.
SaigonTex & SaigonFabric 2023 hội tụ hơn 1.300 đơn vị tham gia triển lãm
Từ 05 – 08/4, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may – thiết bị nguyên phụ liệu & vải 2023 (SaigonTex& SaigonFabric 2023). Triển lãm là cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ hợp tác, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.
Trong khuôn khổ triển lãm, Vinatex chủ trì tổ chức Hội thảo với nội dung nhiều doanh nghiệp quan tâm về “Biến động thị trường dệt may trong bối cảnh lạm phát, lãi suất neo cao” với các thông tin trao đổi, phân tích chuyên sâu về: 1) Nhân tố ảnh hưởng thị trường dệt may 2023; (2) Thị trường Bông xơ sợi trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động & Khuyến nghị với doanh nghiệp do các chuyên gia đến từ Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng trình bày.
SaigonTex & SaigonFabric 2023 với diện tích trưng bày 35.000 m2 quy tụ 1.700 gian hàng đến từ 21 quốc gia và 1.300 đơn vị tham gia triển lãm. Đây là triển lãm có quy mô lớn nhất kể từ năm 2021. Đặc biệt, tại triển lãm lần này, lần đầu tiên có khu trưng bày Nhuộm, Sợi và Hóa chất riêng biệt với gần 75 nhà cung cấp quốc tế tham gia. Tại triển lãm, khách tham quan có thể tìm thấy nhiều thương hiệu máy móc dệt may quốc tế nổi tiếng về các máy thiết bị dệt, nhuộm, đo quang phổ, máy thêu tự động, chuyền treo, công nghệ chuyển đổi số, hệ thống CAD-CAM, lập trình, cắt trải vải, in kỹ thuật số công nghệ cao…
Phát biểu tại triển lãm, ông Cao Hữu Hiếu – Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, Vinatex xây dựng chiến lược phát triển bền vững, dài hạn, mang tính dẫn dắt ngành công nghiệp, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường. Với chiến lược phát triển đến năm 2030 trở thành Một điểm đến cung ứng trọn gói sản phẩm thời trang Xanh, Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng tăng cường thực hiện các giải pháp như: đầu tư cho sản xuất, ổn định và chủ động nguồn nguyên liệu; đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu thời trang trên thị trường; tuân thủ quy định của các thị trường xuất khẩu chính đối với khía cạnh môi trường và trách nhiệm xã hội, trong đó tập trung vào ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm giảm sử dụng năng lượng, giảm phát thải, giảm sử dụng lao động, tăng năng suất và chất lượng; sản xuất xanh, xây dựng hệ thống sản xuất và kinh doanh tuần hoàn…
Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng không ngừng kết nối các đối tác, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp trên toàn thế giới để cập nhật các thông tin công nghệ mới nhất, dự báo tình hình thị trường, các xu hướng phát triển của ngành dệt may toàn cầu… cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Vinatex ID khởi công nhà máy xử lý nước thải công suất 8.000 m3/ngày đêm
Ngày 21/4, Công ty CP Phát triển Hạ tầng Dệt May Phố Nối (Vinatex ID) tổ chức lễ động thổ dự án nhà máy xử lý nước thải số 2 tại KCN Dệt May Phố Nối. Đây là dự án cấp thiết, bổ trợ cho nhà máy xử lý nước thải số 1 đang hoạt động quá công suất khi quy mô sản xuất dệt may của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ngày càng tăng cao.
Dự án nhà máy xử lý nước thải số 2 – KCN Dệt May Phố Nối do Vinatex ID làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 159,1 tỷ đồng. Dự án dự kiến thi công và hoàn thành trong 12 tháng, với công suất xử lý 8.000 m3/ngày đêm.
Việc khởi công dự án nhà máy nước thải số 2 là một trong những dự án trọng điểm của Vinatex ID khi nhà máy nước thải số 1 thường xuyên hoạt động quá công suất. Hệ thống xử lý nước thải số 2 sẽ được đầu tư các thiết bị máy móc tiên tiến có giá thành cao hơn đối với hệ thống xử lý cũ, điều này không chỉ hạn chế chất thải sau xử lý mà còn giúp nước thải sau xử lý đạt các yêu cầu kỹ thuật cao nhất của cơ quan quản lý nhà nước trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, hệ thống cũng được xây dựng thêm bể tách dầu nhằm xử lý nước thải đầu vào có thành phần dầu mỡ trong quá trình giặt vải gốc dầu và công nghệ dệt kim tẩm dầu của các DN sản xuất vải. Điều này không chỉ làm giảm ảnh hưởng tới hệ thống chất lượng vi sinh trong quá trình xử lý mà còn nâng cao hiệu quả, chất lượng nước thải. Bên cạnh đầu tư mới nhà máy xử lý nước thải số 2, Vinatex ID còn chỉnh trang và cải tạo lại hệ thống đường ống thu gom nước thải trên toàn bộ mặt bằng KCN sau nhiều năm hoạt động và có dấu hiệu xuống cấp.
Khi nhà máy xử lý nước thải số 2 đi vào hoạt động, sẽ tháo gỡ được những “nút thắt” cho các DN khi có nhu cầu mở rộng quy mô bởi hạn chế về công suất xử lý nước thải trước đó. Bên cạnh đó, Vinatex ID cũng mong muốn xây dựng hình ảnh KCN Dệt May Phố Nối ngày một hiện đại, xanh hóa và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao nhất đối với các DN dệt may khi yêu cầu về sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn ngày càng cao trên thế giới.
*Cùng ngày, tại KCN Dệt May Phố Nối, UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh năm 2023. Cũng trong dịp này, Vinatex ID đã nhận được Bằng khen của UBND tỉnh Hưng Yên về thành tích xuất sắc trong tham gia diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huy động nhiều lực lượng, phương tiện quy mô cấp tỉnh năm 2023. Đồng thời, ông Tạ Hữu Doanh – Tổng Giám đốc Vinatex ID cũng nhận được Bằng khen của Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên về thành tích xuất sắc trong tham gia diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huy động nhiều lực lượng, phương tiện quy mô cấp tỉnh năm 2023.
III. VĂN BẢN VÀ CHÍNH SÁCH
– Kế hoạch số 1132-KH/ĐUTĐ , ngày 13/4/2023 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023
– Kế hoạch số 1156-KH/ĐUTĐ, ngày 27/4/2023 hưởng ứng Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2023 và Thể lệ Giải Búa liềm vàng của Đảng ủy Khối DNTW
– Công văn số 1155 -CV/ĐUTĐ, ngày 24/4/2023 v/v hưởng ứng Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023 và Kế hoạch tổ chức cuộc thi chính luận của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM