Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 8/2024


I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG

Vĩnh biệt một nhân cách lớn, trọn đời vì Đảng, vì Dân!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi trong nỗi tiếc thương vô hạn của Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Hàng triệu con tim nghẹn lại, sẽ mãi không bao giờ quên hình ảnh về một vị lãnh đạo đứng đầu Đảng ta, một tài năng xuất sắc, nhà lãnh đạo lỗi lạc, một nhân cách lớn, bình dị, mẫu mực, đôn hậu, gần dân, sát dân, cả cuộc đời lo cho dân.

Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, 14 năm trên cương vị Tổng Bí thư, hơn 2 năm trên cương vị Chủ tịch nước, hơn 5 năm trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam. Được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, tư duy sắc bén, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với tổng kết thực tiễn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kế tục, vận dụng xuất sắc Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng đất nước ta “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày nay”. Đặc biệt, trong công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm mang tầm chiến lược, góp phần xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng cầm quyền.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng có ý nghĩa then chốt. “Trong những năm tới, phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Trong đó, đặc biệt chú ý nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng là kiên định các nguyên tắc: 1) Tập trung dân chủ; 2) Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; 3) Tự phê bình và phê bình; 4) Kỷ luật nghiêm minh, tự giác; 5) Đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Với quan điểm đó, ngay từ lần đầu nhậm chức Tổng Bí thư năm 2011, một trong những cải cách đầu tiên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, định hướng, khởi xướng là đổi mới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Và kết quả là Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã ban hành Nghị quyết TW 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Sau đó, đến khóa XII tiếp tục ban hành Nghị quyết số TW 4 “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”, Nghị quyết này Trung ương đã nhận diện được 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa và đề ra được 4 hệ thống giải pháp vừa đồng bộ, vừa khả thi. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII, kết luận khóa XIII cùng hệ thống các quyết định, quy định, quy trình trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là trong công tác cán bộ, nên nửa nhiệm kỳ đầu của khóa XIII, chúng ta đã thu được những kết quả rất tích cực, thực sự lấy lại được niềm tin của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Theo Tổng Bí thư, cần phải quyết liệt trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, với tinh thần “bất kể người đó là ai”, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “có vào, có ra; có lên, có xuống”. Vừa thể hiện tính nghiêm minh, kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, đồng thời thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, tính giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần kiềm chế, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”, “chủ nghĩa cá nhân”, “tha hóa quyền lực” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên để lấy lại niềm tin trong Nhân dân.

Cùng với đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh, phẩm chất chính trị vững vàng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao, gắn với quy định về nêu gương và những điều đảng viên không được làm; nhất là nội dung làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên bằng những việc làm, hành động cụ thể với phương châm “trên trước, dưới sau”. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, có uy tín cao; cấp trên phải làm gương cho cấp dưới theo tinh thần: “Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, và dám hành động vì lợi ích chung”. Đây là nét đặc sắc trong tư duy lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác cán bộ, là sự đúc kết, khái quát sâu sắc về lý luận và thực tiễn, mang tính biện chứng, lôgic, dễ nhớ, dễ thuộc.

Có thể khẳng định trong hơn 13 năm giữ trọng trách cao nhất của Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản lớn cho Đảng và đất nước ta. Trong đó có lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, kiên định vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” với tư tưởng nhất quán: Lấy con người, lấy nhân dân làm trung tâm, chủ thể phụng sự.

Nguồn dangcongsan.vn

Một số cuốn sách tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong thời gian qua, các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; trở thành cẩm nang cho cán bộ, đảng viên trong các ngành, lĩnh vực, tạo thành các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cả nước. Sau đây là một số cuốn sách tiêu biểu:

1. Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” gồm 29 bài viết, bài phát biểu phân tích biện chứng, lý giải thấu đáo những câu hỏi lớn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư.

Các bài viết đã thể hiện rõ và làm sâu sắc thêm bản chất, giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội trên các bình diện chính trị, kinh tế, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… bằng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, cách diễn đạt hết sức dung dị, gần gũi, dễ hiểu đối với mọi tầng lớp nhân dân, được chắt lọc từ đời sống thực tiễn sinh động của đất nước.

2. Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” được kết cấu 3 phần, thể hiện tư tưởng nhất quán, kiên định và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nêu vấn đề gợi mở, định hướng và đưa ra nhiều giải pháp có giá trị quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, quán triệt và tổ chức thực hiện sâu rộng, hiệu quả để góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

3. Cuốn sách “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” tuyển chọn các bài phát biểu, bài viết, bài trả lời phỏng vấn, thư, điện… tiêu biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong năm 2023.

Cuốn sách của Tổng Bí thư thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, mang tầm chiến lược của người đứng đầu Đảng ta đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, là tài liệu quý để các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức đảng nghiên cứu, quán triệt nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

4. Cuốn sách “Biến thách thức thành cơ hội, quyết tâm tạo đột phá đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững”. Điểm mới trong phương pháp làm việc của nhiệm kỳ XIII là ngay sau Đại hội, các hội nghị toàn quốc của Quốc hội, Chính phủ và của các khối: Nội chính, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc phòng, An ninh, Văn hoá, Đối ngoại… được tổ chức đồng bộ, bài bản ngay từ đầu nhiệm kỳ đã định hướng rõ ràng, đúng đắn cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết trong cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc ngay từ đầu của các ngành, các cấp, các địa phương, sự đoàn kết, nỗ lực của toàn dân với các mục tiêu phát triển đất nước trong 5 năm 2021 – 2026 cũng như những năm tiếp theo.

5. Cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” là tài liệu quý về xây dựng và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và toàn hệ thống chính trị về chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với nhiệm vụ phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

6. Cuốn sách “Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” tuyển chọn 40 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thể hiện những tư tưởng, quan điểm và định hướng quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược và toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, nhằm triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước nói chung, cũng như của các lĩnh vực, các khu vực và các địa phương nói riêng.

7. Cuốn sách “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới” thể hiện sự am hiểu sâu sắc, tư duy ở tầm chiến lược của người đứng đầu Đảng ta về đường lối quân sự, quốc phòng Việt Nam; trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam và bằng nhãn quan chính trị sắc bén, những kinh nghiệm phong phú trong thực tiễn cách mạng.

8. Cuốn sách “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. Nội dung cuốn sách, nhất là Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, lời huấn thị của đồng chí Lê Duẩn “chỉ biết còn Đảng thì còn mình”, lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, trở thành “kim chỉ nam” để mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, xứng đáng là lực lượng vũ trang nòng cốt, tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân; không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên của Nhân dân; luôn giữ mình trong sạch, vững vàng, không bị sa ngã trước sự mua chuộc, quyến rũ của các phần tử xấu, “lợi ích nhóm”.

9. Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam””gồm ba phần: Vai trò quan trọng và đóng góp to lớn của công tác đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Đối ngoại Việt Nam vì độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; Dấu ấn đối ngoại, ngoại giao. Cuốn sách là cẩm nang rất cần thiết giúp các cấp ủy, tổ chức đảng, các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên, cán bộ làm công tác đối ngoại nắm vững và triển khai có hiệu quả công tác đối ngoại trong thời gian tới.

10. Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nội dung các bài phát biểu, bài viết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập, tạo nguồn lực nội sinh và huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nguồn dangcongsan.vn

Ký ức đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ

Hơn 10 năm trước, vào sáng 18/3/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên và người lao động tại Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ trong chuyến công tác tại TP. Đà Nẵng. Sau khi tham quan nhà máy, Tổng Bí thư đã tới kiểm tra bếp ăn, điều kiện ăn, ở của công nhân, công tác bảo hộ lao động, hoạt động của các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ… và trồng cây mai lưu niệm trong khuôn viên Tổng Công ty. Tổng Bí thư căn dặn Ban lãnh đạo, CBNV và NLĐ Tổng Công ty tiếp tục phát huy thành tựu, kinh nghiệm đã có, thực hiện quy trình sản xuất hiện đại, khẳng định thương hiệu, uy tín, mở rộng thị trường xuất khẩu. Cùng với đó, với hơn 60% là lao động nữ, Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý Tổng Công ty cần quan tâm chăm lo cả đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, trước hết là lo nhà ở, tạo điều kiện để anh chị em an cư lạc nghiệp. Muốn vậy, lãnh đạo Tổng Công ty cần quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ ngày càng thực chất, hiệu quả hơn.

10 năm trôi qua, Hòa Thọ vẫn luôn lấy người lao động làm trọng tâm cho sự phát triển, là lá cờ đầu của các doanh nghiệp dệt may miền Trung trong công tác chăm lo đời sống cho người lao động, nhiều lần được vinh danh “Doanh nghiệp vì người lao động” cấp Quốc gia, đồng thời quy mô Tổng Công ty đã được nhân rộng với hơn 11.000 lao động trực tiếp, 19 đơn vị – xí nghiệp thành viên trải rộng tại các tỉnh thành miền Trung từ Quảng Trị tới Quảng Ngãi.

Đồng chí Lương Cường – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm việc với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

Ngày 30/7, tại Hà Nội, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã có buổi làm việc với Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới.

Báo cáo nêu rõ, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối đã xây dựng, ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ III; kịp thời xây dựng các chương trình, kế hoạch để cụ thể hoá, triển khai thực hiện các nghị quyết Trung ương 3, 4, 5, 6, 7, 8 và các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đảng ủy Khối đã ban hành 11 nghị quyết (trong đó có 03 nghị quyết chuyên đề, 01 chỉ thị, 415 kết luận, 03 quy chế, 13 quy định, 05 hướng dẫn, 84 kế hoạch, 23 chương trình hành động và 3.389 văn bản khác để lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc thực hiện các mặt công tác xây dựng Đảng và triển khai nhiệm vụ chính trị; trong 6 tháng đầu năm 2024, Đảng uỷ Khối đã tổ chức quán triệt triển khai nhiều văn bản mới của Trung ương, nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, 9; kịp thời, nghiêm túc triển khai và hoàn thành nhiều nội dung tổng kết quan trọng; từ năm 2020 đến năm 2023, tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty trong Khối đều có sự tăng trưởng, từ 1,4 triệu tỷ đồng lên hơn 2 triệu tỷ đồng (tăng hơn 42%); lợi nhuận trước thuế từ 123 nghìn tỷ đồng lên gần 200 nghìn tỷ đồng (tăng 61%); nộp ngân sách từ 220 nghìn tỷ đồng lên hơn 242 nghìn tỷ đồng (tăng 10%); thực hiện công tác an sinh xã hội với tổng số tiền đạt trên 10 nghìn tỷ đồng; 6 tháng năm 2024, tổng doanh thu các tập đoàn, tổng công ty trong Khối ước tăng 12,2%, lợi nhuận trước thuế ước tăng 42,4%; nộp ngân sách nhà nước ước tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2023…

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đề nghị Đảng ủy Khối tiếp tục thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động cơ bản của Đảng, đó là: tập trung dân chủ trong Đảng, tự phê bình và phê bình, đoàn kết thống nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân; Đảng ủy Khối và các cấp ủy tổ chức quán triệt, cụ thể hóa để triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; ban hành kế hoạch tổ chức đại hội các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; phát động đợt thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Thường trực Ban Bí thư yêu cầu rà soát đội ngũ cán bộ cấp ủy, cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp của đảng ủy trực thuộc và phối hợp với ban cán sự đảng các bộ, ngành, kiện toàn cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp theo quy định để chuẩn bị cho công tác nhân sự cấp ủy trực thuộc nhiệm kỳ 2025-2030; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối phù hợp với quy định của Trung ương và mô hình tổ chức của doanh nghiệp; quan tâm chăm lo đời sống, vật chất và tinh thần của cán bộ, công chức, đảng viên, người lao động; có chính sách thu hút những người giỏi, có năng lực trong doanh nghiệp nhà nước.

Theo doanhnghieptrunguong.vn

II. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH VINATEX

Đảng ủy Vinatex sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024

Ngày 26/7, Đảng ủy Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ nhằm sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

6 tháng đầu năm 2024, Đảng ủy Vinatex đã chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các kế hoạch, báo cáo theo nội dung văn bản của Trung ương, Đảng ủy Khối DNTW. Ban hành 06 Nghị quyết, 67 Quyết định, 11 Thông báo Kết luận, 20 Chương trình Kế hoạch, cùng nhiều văn bản chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị các Đảng ủy, Chi ủy trực thuộc. Chỉ đạo toàn thể cán bộ đảng viên và NLĐ nêu cao tinh thần nhận thức, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Triển khai công tác kiểm tra giám sát, phòng chống tham nhũng tiêu cực. Cùng với đó, BTV Đảng ủy Tập đoàn đã chỉ đạo HĐQT, CQĐH Tập đoàn triển khai chương trình đánh giá 59 người đại diện vốn tại 25 đơn vị thành viên của Tập đoàn. Đảng ủy tiếp tục chỉ đạo triển khai Đề án “Tái cơ cấu Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn Tập đoàn có 22 dự án, trong đó có 02 dự án may, 09 dự án đầu tư chiều sâu, nâng cấp bổ sung máy móc thiết bị và 11 dự án khác.

Toàn Đảng bộ thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình cán bộ, đảng viên, NLĐ trong hệ thống. Chỉ đạo Công đoàn DMVN tiếp tục thương lượng với Hiệp hội DMVN bổ sung một số chế độ mới vào TƯLĐTT ngành lần thứ VI. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn DMVN, Đoàn Thanh niên Tập đoàn và các doanh nghiệp, đơn vị đã tích cực triển khai hoạt động chăm lo đời sống NLĐ dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ NLĐ có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ các hoạt động xã hội, từ thiện với tổng số tiền hỗ trợ của toàn hệ thống là 63,18 tỷ đồng…

Trong 6 tháng cuối năm 2024, Đảng ủy Vinatex sẽ tiếp tục tổ chức quán triệt, học tập và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và Đảng ủy Khối DNTW. Chỉ đạo xây dựng nội dung tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ IV nhiệm kỳ 2025-2030. Triển khai có hiệu quả Quy định 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Kết luận số 01 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 05 “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chủ động, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh công tác nắm bắt dư luận xã hội, thực hiện tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên, NLĐ trong Tập đoàn…

Cũng tại Hội nghị, các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ Vinatex đã thảo luận, biểu quyết thông qua điều chỉnh các chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tập đoàn nhiệm kỳ 2020-2025 như sau:

  • Chỉ tiêu giá trị SXCN, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu: tăng trưởng hàng năm từ 8-10% xuống tăng trưởng bình quân hàng năm là 5%.
  • Chỉ tiêu lợi nhuận: tăng trưởng hàng năm từ 12-15% sang tăng trưởng bình quân hàng năm từ 12-15%.
  • Thu nhập của người lao động bình quân tăng hàng năm tăng cao hơn CPI thực tế 2-3% sang thu nhập bình quân của người lao động tăng cao hơn CPI thực tế 2-3%.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, BTV Đảng ủy Tập đoàn xác định nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động SXKD 6 tháng cuối năm 2024 đó là, tiếp tục tận dụng tốt nhất mọi điều kiện kinh doanh để quay trở lại với khách hàng. Tiếp tục đầu tư, xây dựng hệ thống quản trị số để tiếp xúc với khách hàng thuận tiện hơn, tăng năng suất quản lý, ra quyết định nhanh, chính xác. Toàn Đảng bộ Vinatex sẽ hỗ trợ, tham gia giải quyết khó khăn tại các đơn vị hoạt động còn yếu kém…

Vinatex triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 và đánh giá người đại diện vốn tại doanh nghiệp

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 và đánh giá người đại diện vốn Vinatex tại doanh nghiệp.

Báo cáo sơ kết công tác sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn 6 tháng đầu cho biết, cầu dệt may bị tác động mạnh bởi sự bất ổn của kinh tế, chính trị thế giới và mặt trái của kiểm soát lạm phát của các quốc gia; kinh tế thế giới phục hồi chậm, ảnh hưởng đến cầu dệt may và làm tăng chi phí; lạm phát đang giảm. Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm có những tín hiệu khởi sắc, tăng trưởng GDP đạt 6,42% so với cùng kỳ năm trước, lãi suất cho vay ở mức thấp nhưng điều kiện vay vốn siết chặt, khó tiếp cận.

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 8.468 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch năm, bằng 98% so với cùng kỳ, lợi nhuận ước đạt 283 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm, tương đương 163% so với cùng kỳ.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex nhấn mạnh, toàn Tập đoàn phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024, duy trì ổn định lực lượng lao động trong toàn hệ thống, đặc biệt là các đơn vị may, tăng cường các giải pháp cải thiện năng suất và chất lượng, chú trọng số hóa công tác quản trị, ưu tiên quan tâm quản trị dòng tiền để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.

Đánh giá hoạt động của người đại diện vốn Vinatex tại doanh nghiệp năm 2023, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex nhận định, người đại diện vốn Vinatex tại các doanh nghiệp là những cán bộ có chuyên môn sâu về ngành dệt may, có thời gian gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, gắn bó với Tập đoàn và chia sẻ với các doanh nghiệp bạn, thực hành nhuần nhuyễn văn hóa Vinatex (hiểu việc mình làm, giỏi việc mình làm, yêu việc mình làm, không đổ lỗi, cạnh tranh bằng sức mạnh tập thể) thượng tôn pháp luật, tuân thủ các quy định nội bộ – quản trị minh bạch, dân chủ, tận tâm, cầu thị, từng nhóm người đại diện có liên kết khá chặt chẽ với Tập đoàn; liên tục được Tập đoàn cung cấp thông tin thị trường, dự báo, định hướng chiến lược kinh doanh.

Trước yêu cầu mới, để nâng cao công tác người đại diện vốn, Tập đoàn cần tập trung: xây dựng hệ thống số hóa hoạt động xin ý kiến của người đại diện và trả lời người đại diện trên môi trường chung; hình thành các nhóm người đại diện theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, theo khu vực để có sự liên thông, so sánh, học hỏi từ kinh nghiệm hoạt động ban SXKD Sợi và May trong các doanh nghiệp chi phối; cùng người đại diện tại doanh nghiệp tổ chức lựa chọn nhanh quy hoạch người đại diện, đào tạo, bổ sung và mời tham gia sinh hoạt nhóm người đại diện với Tập đoàn ít nhất 1 năm trước khi bổ nhiệm; khuyến khích các đơn vị lớn, có tính phức tạp cao, sản xuất nhiều địa điểm sử dụng công cụ powerbi để phân tích đa chiều.

Về phía các doanh nghiệp, cần tập trung hoàn thiện, nâng cao năng suất quản lý, chất lượng ra quyết định quản trị ở các doanh nghiệp thông qua hệ thống quản trị số hoá, hướng tới ERP phù hợp quy mô doanh nghiệp; doanh nghiệp lớn ngành may (quy mô doanh thu trên 150 triệu USD) cần xúc tiến hoạt động R&D, chuyển đổi phương thức kinh doanh lên FOB thực chất; doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết sử dụng Trung tâm PD&B của Tập đoàn; doanh nghiệp ngành sợi theo khu vực hình thành trung tâm nghiên cứu sản phẩm mới từng bước dịch chuyển ra khỏi khu vực sợi phổ thông.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex đề nghị, người đại diện vốn tại các đơn vị cũng cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình tại doanh nghiệp, đặc biệt trong việc hoạch định các chiến lược dài hạn cho đơn vị; sắp xếp nguồn lực để đạt mục tiêu chiến lược, trong đó chú trọng chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực thay thế cho các vị trí chủ chốt; tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với Tập đoàn và các đơn vị thành viên để cùng tham gia giải quyết các vấn đề chung hoặc thực hiện các nhiệm vụ chung của Tập đoàn. Toàn hệ thống của Vinatex hoạt động theo tôn chỉ Kiên cường – Dũng cảm – Sáng tạo – Đoàn kết với nền tảng Tôn trọng – Tin tưởng lẫn nhau.

Nhân dịp này, nhằm ghi nhận sự đóng góp của người đại diện vốn tại các đơn vị cho hoạt động SXKD của Vinatex năm 2023, Tổng Giám đốc Vinatex đã ký quyết định khen thưởng cho các đơn vị với tổng số tiền khen thưởng là 2,4 tỷ đồng.

Vinatex hiện thực hóa chiến lược “một điểm đến – cung ứng giải pháp trọn gói về dệt may và thời trang xanh”

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) vừa khánh thành đưa vào hoạt động Chi nhánh Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng – Trung tâm Phát triển sản phẩm và Kinh doanh thời trang Vinatex (Vinatex PD&B) tại 524 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Trung tâm Vinatex PD&B được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, theo xu hướng xanh, bền vững, nằm trong chiến lược thực hiện mục tiêu phát thải ròng về 0 (Net Zero) của Vinatex. Tòa nhà trung tâm đã đạt chứng chỉ công trình xanh Gold Lotus – chứng nhận của Hội đồng công trình xanh Việt Nam (tương đương chứng nhận LEED về công trình xanh của Mỹ nhưng được điều chỉnh phù hợp với điều kiện riêng của Việt Nam). Trung tâm xây dựng mô hình hoạt động tập trung chủ yếu phát triển hàng FOB, ODM, OBM cho xuất khẩu và nội địa, được trang bị đầy đủ chức năng để cung cấp trọn gói giải pháp cho khách hàng từ khâu thiết kế (thiết kế 3D.

Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex nhận định, thành lập Vinatex PD&B là bước đi thoát ra khỏi vùng an toàn, từ quản lý các đơn vị theo hình thức hành chính khi chuyển từ Bộ Công nghiệp nhẹ sang quản lý sản xuất kinh doanh thông thường. Đây là bước đi mới của Vinatex hướng tới việc hướng dẫn các DN chuyển đổi sang ODM, thiết kế và đổi mới sáng tạo, đương đầu với thách thức để làm nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Lãnh đạo Tập đoàn hy vọng, các DN đi trước sẽ đồng hành, dẫn dắt Vinatex PD&B có thể hoạt động nhanh chóng và từng bước trưởng thành. Cùng với đó, các DN trong Tập đoàn đang kinh doanh theo hình thức CMT có thể ủng hộ Vinatex PD&B trở thành lực lượng sản xuất, triển khai sản xuất các mẫu mã mà Trung tâm đã triển khai thành công với khách hàng theo hình thức trọn gói, từ thiết kế, nguyên phụ liệu tới thành phẩm ngay tại Việt Nam. Với các đơn vị sản xuất nguyên phụ liệu, sự phát triển của trung tâm cũng là bước tiến quan trọng giúp cho việc sản xuất các mặt hàng vải dệt thoi, dệt kim có thể bước chân ra ngoài thế giới. Hơn hết, Vinatex PD&D chính là “mũi nhọn” tấn công về mặt chiến lược phát triển của Tập đoàn. Hội đồng Quản trị Vinatex cam kết ủng hộ về mặt chủ trương, khẳng định mô hình nghiên cứu phát triển PD&B, đồng thời hỗ trợ PD&B trong quan hệ quốc tế, trong việc liên kết các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn cũng như các chủ trương nghiên cứu và định hướng phát triển cho một Trung tâm nghiên cứu phát triển đầu tiên của Tập đoàn sau 30 năm phát triển.

Lãnh đạo Vinatex tiếp các đoàn khách quốc tế

Vừa qua, Lãnh đạo Vinatex đã tổ chức đón tiếp đoàn công tác của Tập đoàn Rieter, Công ty TNHH Murata Machinery Việt Nam, Công ty TNHH Máy Lakshmi và Đoàn khảo sát đầu tư Trung Quốc CCCT-Intereras.

Trao đổi với các đoàn, Lãnh đạo Vinatex cho biết: Trong vòng vài năm tới, Việt Nam kỳ vọng ngành dệt may Việt Nam sẽ quay trở lại nhịp tăng trưởng với tốc độ khoảng 5-6%/năm khi thị trường ổn định. Mặc dù các dự án nhà máy sợi vẫn đang gặp khó khăn về nguồn vốn do lãi suất ngân hàng cao, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 chưa được tích cực và chi phí đầu tư tăng so với các năm trước. Nhưng một trong những yếu tố tích cực cho dệt may Việt Nam gần đây là xu hướng dịch chuyển sản xuất và mua hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam do những vấn đề liên quan đến siết chặt quy định về lao động cưỡng bức của Mỹ (UFLPA) và khu vực Châu Âu. Ngành sợi Việt Nam, cũng như ngành dệt may nói chung sẽ có những lợi thế nhất định trong chuỗi cung ứng nếu tiếp tục duy trì chất lượng sản phẩm và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quốc tế này.

Cũng theo Lãnh đạo Vinatex, Tập đoàn hoàn toàn đủ năng lực đáp ứng yêu cầu và có thể hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, để gia tăng năng lực cạnh tranh, dệt may Việt Nam đang chú trọng vào chất lượng sản phẩm, dần chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn hướng tới dệt may bền vững hơn đáp ứng yêu cầu của các thị trường…

Đại diện Tập đoàn Rieter, Công ty TNHH Murata Machinery Việt Nam, Công ty TNHH Máy Lakshmi và Đoàn khảo sát đầu tư Trung Quốc CCCT-Intereras cùng mong muốn hai bên tiếp tục chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hướng tới sự đổi mới trong chuỗi cung ứng dệt may của Vinatex.

Chương trình đào tạo nội bộ năm 2024

Ngày 4/7, Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) tổ chức khai giảng chương trình đào tạo nội bộ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Theo kế hoạch, Vinatex tiếp tục triển khai đào tạo chuyên sâu về chuyên môn và nghiệp vụ, kiến thức quản trị tiên tiến, đồng thời các chương trình, giáo án sẽ được thiết kế nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại lớn các DN trong toàn hệ thống, từ đó giúp các học viên thực hành, áp dụng kiến thức đã học trong thực tế hoạt động SXKD tại mỗi doanh nghiệp. Chương trình đào tạo nội bộ năm 2024 của Vinatex bao gồm: Đào tạo quản lý dự án đầu tư và đấu thầu; Đào tạo pháp chế; Đào tạo tài chính kế toán; Đào tạo quản trị sản xuất ngành Sợi; Đào tạo lãnh đạo cấp cao quản trị doanh nghiệp; Đào tạo cán bộ trẻ – Vinatex Young Talent học kỳ 3.

Tham gia chương trình đào tạo nội bộ lần này có gần 300 học viên đến từ 16 đơn vị tại 3 miền Bắc – Trung – Nam với 3 lớp đào tạo gồm: quản lý dự án đầu tư và đấu thầu, pháp chế, tài chính kế toán.

Ông Cao Hữu Hiếu – Tổng Giám đốc Vinatex nhận định, cùng với các chuyên gia, các giảng viên nội bộ sẽ có sự trao đổi trực tiếp về công tác đầu tư, đấu thầu, các quy định về luật pháp hiện tại trong lĩnh vực Sợi và May. Đây là tiền đề giúp học viên trang bị các kiến thức chuyên ngành theo từng lĩnh vực, để khi thị trường dệt may khởi sắc trở lại, công tác đầu tư đấu thầu là một trong những nhiệm vụ quan trọng tại mỗi doanh nghiệp, đón đầu các cơ hội của thị trường.

Công đoàn Dệt May Việt Nam cần nghiên cứu các chương trình hành động mang màu sắc riêng của dệt may

 Mới đây, ông Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) cùng lãnh đạo Văn phòng HĐQT Vinatex, các ban tham mưu giúp việc Đảng ủy Tập đoàn đã đến chúc mừng Công đoàn Dệt May Việt Nam (DMVN) nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024).

Ghi nhận về các hoạt động của Công đoàn DMVN trong thời gian qua, ông Lê Tiến Trường cho biết, năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 là thời điểm rất khó khăn của ngành Dệt May Việt Nam. Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn đánh giá cao những nỗ lực của Công đoàn DMVN đã tổ chức được các hoạt động cho NLĐ và có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn nhất. Công đoàn DMVN đã thực hiện rất sát với những nhiệm vụ được của Đảng ủy Tập đoàn giao tại Nghị quyết Đại hội VI đó là “Hướng về cơ sở – Hoạt động thực chất”, giữ được nhịp độ hoạt động ổn định, như là chất xúc tác quan trọng đồng hành cùng doanh nghiệp bảo toàn được nguồn lực, duy trì hoạt động SXKD.

Tình hình SXKD của ngành dệt may còn nhiều thách thức như đơn hàng nhỏ, khó, thời gian giao hàng nhanh, hệ thống quản lý phải thay đổi với số hóa, thực tế ảo,… Chủ tịch Lê Tiến Trường yêu cầu tổ chức công đoàn phải cập nhật diễn biến thị trường, hoạt động SXKD của doanh nghiệp, kịp thời hướng dẫn, vận động NLĐ đồng hành cùng doanh nghiệp; cần chuyển hóa các hoạt động phong trào thành chương trình mang tính chất gìn giữ đội ngũ, gắn kết NLĐ với doanh nghiệp. Công đoàn DMVN cần nghiên cứu các chương trình hành động, đề tài, sáng kiến mang màu sắc riêng của dệt may; hướng hoạt động công đoàn ngày càng đi vào thực chất hơn để thực hiện đúng tinh thần “Lợi ích hài hòa- Rủi ro chia sẻ”.

Ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI

Ngày 11/7 tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) và Công đoàn Dệt May Việt Nam (Công đoàn DMVN) tổ chức Lễ ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI. TƯLĐTT lần này đã xác lập các chế độ, chính sách phúc lợi cao hơn quy định của pháp luật để áp dụng cho người lao động (NLĐ) trong hệ thống.

Hai bên đã thống nhất: Giữ nguyên các điều khoản đã xác lập trong TƯLĐTT ngành lần V về mức thu nhập tối thiểu, thang bảng lương, chế độ phụ cấp, tiền thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và quy định về đảm bảo duy trì, cải thiện các chế độ đã đạt được.

Tăng mức và xác định mức tiền cụ thể đối với một số chế độ, chính sách đã được xác lập từ TƯLĐTT ngành lần V gồm: tăng mức tiền ăn ca thêm 2.000 đồng/suất/vùng; tặng quà cho lao động nữ vào ngày 8/3 và ngày 20/10 hàng năm mức tối thiểu 50.000 đồng/người/lần.

Xác lập chế độ phúc lợi mới: Chi hỗ trợ NLĐ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi mức tối thiểu 50.000 đồng/người/tháng.

Mở rộng đối tượng tham gia áp dụng TƯLĐTT. Theo đó, những doanh nghiệp (DN) mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) không thuộc Hiệp hội và Công đoàn cơ sở (CĐCS) không thuộc Công đoàn Dệt May nhưng nếu cả NSDLĐ và đại diện tập thể lao động của DN cùng ký công văn xin tham gia TƯLĐTT ngành gửi cho Hiệp hội và Công đoàn Dệt May Việt Nam và được cả hai bên chấp thuận thì được áp dụng TƯLĐTT ngành.

Căn cứ kết quả thương lượng, ngày 20/5/2024, Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Công đoàn DMVN đã ban hành Công văn liên tịch số 109/LT-HH-CĐDMVN về việc ủy quyền và đăng ký tham gia TƯLĐTT ngành Dệt May Việt Nam để lấy ý kiến NSDLĐ và CĐCS theo quy định. Tính đến ngày 30/6/2024, đã có 85 DN và 85 CĐCS gửi giấy ủy quyền và đăng ký tham gia TƯLĐTT ngành Dệt May lần thứ VI, chiếm tỷ lệ trên 75%, đủ điều kiện ký kết theo quy định của pháp luật hiện hành.

III. VĂN BẢN VÀ CHÍNH SÁCH

– Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9/5/2024 chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

– Hướng dẫn số 159-HD/BTGTW, ngày 03/7/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

– Quyết định số 147-QĐ/TW, ngày 14/5/2024 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước.

– Quyết định số 1669-QĐ/ĐUTĐ, ngày 03/6/2024 của Đảng ủy Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng ban hành Chương trình tổng thể của Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024-2025. Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh – tài chính – đầu tư xây dựng để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng với mục tiêu kép phát triển Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu Nhà nước đầu tư tại Tập đoàn và vốn của Tập đoàn đầu tư vào các doanh nghiệp khác, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM


Các tin khác