Tọa đàm trực tuyến về giải pháp hỗ trợ, ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch
Sáng 17/11, Báo Nhân Dân phối hợp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Triển khai giải pháp hỗ trợ và ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch”. Chương trình có sự tham gia của đại diện các cơ quan như: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cũng như các doanh nghiệp. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Lê Tiến Trường tham gia tọa đàm tại Chương trình.
Ban tổ chức tặng hoa các đại biểu khách mời tham gia Tọa đàm.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Từ đầu năm 2021, Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hàng chục triệu lao động. Trong quý III, người lao động bị tác động nhiều nhất với 4,7 triệu lao động bị mất việc làm, 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; trên 10 triệu lao động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm. Đặc biệt, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng rất nặng nề với 4,59% lao động vùng Đông Nam bộ có và 44,7% lao động vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do ngừng việc, giãn việc, nghỉ việc.
Tiền lương thu nhập giảm, đời sống công nhân lao động gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao. Tỷ lệ thiếu việc làm quý III/2021 là 4,46%, là hơn 1,8 triệu người, tăng 1,86% so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,98% hơn 1,7 triệu người, tăng hơn 1,25% so với cùng kỳ năm trước.
Về kết quả các chính sách hỗ trợ lao động thất nghiệp, thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và triển khai một số chính sách hỗ trợ người lao động do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trong đó, có Nghị quyết 68 của Chính phủ và để triển khai, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 23. Sau quá trình thực hiện có vướng mắc khó khăn, Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 126, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 33. Cùng với đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 116 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Để triển khai Nghị quyết ngày, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 28.
Về kết quả thực hiện Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116, tính đến thời điểm này, tổng kinh phí thực hiện 27,24 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho 27,62 triệu lượt đối tượng.
Hiện còn có một số đối tượng bảo hiểm chưa nắm danh sách thì các đối tượng này sẽ đến trực tiếp bảo hiểm xã hội. Hy vọng trong thời gian ngắn nhất sẽ hoàn thành chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh chia sẻ: Hiện nay, Bộ đang dự thảo chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động, với 7 nhóm giải pháp lớn với những cơ chế chính sách tập trung vào những vấn đề lớn: Hỗ trợ trực tiếp người lao động: giúp chi trả chi phí đi lại, nhu yếu phẩm, tiền điện, tiền nước, chi phí xét nghiệm… Hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng người lao động, cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh. Một số nơi thiếu lao động, biện pháp này hỗ trợ bảo đảm nguồn cung cho doanh nghiệp. Hỗ trợ kết nối cung cầu lao động. Hoàn thiện bền vững thị trường lao động: hiện đại hóa thị trường lao động, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động việc làm, có kết nối chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu dân cư Quốc gia của Bộ Công an. Bảo đảm điều kiện về nơi sinh sống cho người lao động. Xây dựng quan hệ giữa người lao động hài hòa, tiến bộ.
Chủ tịch HĐQT Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng Lê Tiến Trường phát biểu tại Tọa đàm.
Chia sẻ về những tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021, nhất là trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng nhấn mạnh: Năm 2021 thị trường thế giới mở cửa trở lại, các nền kinh tế lớn hoạt động tương đối bình thường hơn trong điều kiện bình thường mới; chúng ta lại rơi vào trạng thái “có việc làm nhưng khó tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh để phát triển”. Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể khẳng định, đối với ngành Dệt May Việt Nam thì năm 2021 vẫn là một năm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Về cơ bản, chúng ta coi như quay lại được mức kim ngạch xuất khẩu cỡ ngang bằng năm 2019 trước dịch, tức là vượt hơn 10% so với năm 2020, đạt 38,5-39 tỷ USD.
Với câu hỏi ngành Dệt May quay trở lại hoạt động có thiếu lao động không, Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May phân tích: Chúng ta phải phân biệt 2 khái niệm thiếu lao động. Bản thân ngành dệt may và các ngành thâm dụng lao động đang phát triển với tốc độ cao ở Việt Nam luôn trong trạng thái cạnh tranh về lao động, kể cả khi không có dịch Covid-19.
Chúng tôi đánh giá, đến giờ phút này câu chuyện thiếu lao động cục bộ vì sự dịch chuyển của lao động do Covid-19 chủ yếu diễn ra với các doanh nghiệp trẻ, mới thành lập ở khu công nghiệp, không tuyển dụng được lao động địa phương và có sự di dời lao động từ địa phương khác tới. Nhưng với những doanh nghiệp có truyền thống, có tuổi đời lâu năm, có chế độ chính sách an sinh xã hội tốt thì không có tình trạng lao động bỏ về quê lớn.
Đến giờ phút này, trong 65 nghìn lao động của Tập đoàn thì chỉ có 1.200 người không giữ được mối liên hệ. Mặc dù dịch bệnh vẫn đang còn diễn biến phức tạp, chưa biết đến lúc nào kết thúc và quay trở lại bình thường, nhưng rõ ràng bài học về việc có một hệ thống an sinh của đất nước, cộng với hệ thống chính sách mang tính nội tại của doanh nghiệp thật hoàn chỉnh, đó sẽ là điều kiện cơ bản để thị trường lao động, lực lượng lao động của ta phát triển bền vững hơn trong lâu dài. Nhất là ở một đất nước có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lên đến hơn 60 triệu người như Việt Nam, thì đây sẽ là những nền tảng cơ bản cho phát triển.
Theo Chủ tịch HĐQT Vinatex, chúng ta nên tận dụng cơ hội của tái bố trí lao động sau Covid-19 do dịch chuyển để thực hiện luôn “bàn tay” can thiệp của Nhà nước trong định vị lại thị trường lao động phù hợp hơn trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội cả nước với các vùng công nghiệp ở các khu công nghiệp khác nhau.
Từ góc độ của doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn Nghị quyết 128 được thực hiện nghiêm túc ở tất cả các địa phương vì đây là tiền đề cơ bản của đi lại ổn định, sản xuất ổn định, lưu thông ổn định. Hiện nay đã là tháng 11, giai đoạn đang xây dựng toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2022. Do đó, nên sớm hướng dẫn để doanh nghiệp biết các yếu tố thuộc về phòng ngừa dịch bệnh cho năm 2022 để chuẩn bị các nguồn lực.
Ví dụ, có cần tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ ba hay không. Mũi tiêm thứ ba có còn trong diện được hỗ trợ miễn phí của Nhà nước hay không hay trở thành một chi phí y tế thông thường và bảo hiểm y tế có chi trả hay không hay doanh nghiệp phải lo. Đây là vấn đề đầu vào cho doanh nghiệp phải tính toán trong quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của 2022.
“Do đó, tôi cho rằng, đây không phải là thời điểm nói phục hồi thị trường lao động bằng việc tuyển dụng được lao động trở lại doanh nghiệp mà quan trọng hơn là phục hồi thị trường lao động bằng hình ảnh doanh nghiệp hoạt động ổn định, bền vững thì khi đó thị trường lao động tự khắc có sự ổn định và tạo việc làm tốt hơn”- Ông Lê Tiến Trường khẳng định.
Giang Nguyễn