Trường Đại học Deakin giới thiệu phương pháp xử lý bông thải với chi phí thấp
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu nguyên liệu Frontier tại trường Đại học Deakin đã nghiên cứu thành công phương pháp hiệu quả và giá thành thấp để xử lý vải sợi cotton (denim) thải thành sợi dạng visco. Loại sợi này có cả màu trắng và màu gốc của sản phẩm. Nghiên cứu này đã mang lại hiệu quả cao vì hiện tại quần áo phế thải ngày càng nhiều, quá trình tái chế sản phẩm không hiệu quả và tốn kém.
Nghiên cứu này do Hội đồng nghiên cứu Úc về sợi tương lai tài trợ và được tạp chí Khoa học và Công nghệ (ACS Sustainable Chemistry & Engineering) công bố.
Quần áo làm từ chất liệu cotton như denim tạo lên lượng vật liệu dệt thải rất lớn. Trồng bông tiêu thụ nhiều tài nguyên và đất canh tác. Khi chuyển đổi hiệu quả vải denim thải thành sợi cotton tái chế sẽ giúp giải quyết cả hai vấn đề trên.
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng chất lỏng ion (hợp chất muối ở dạng lỏng) để hòa tan vật liệu dệt từ bông dệt thành khối cellulose. Sau đó cenllulose sẽ được kéo thành sợi dạng viscose và từ đó có thể dệt thành vải. Tuy nhiên, chất lỏng ion rất đắt và khó sử dụng vì độ nhớt cao. Ông Nolene và các đồng nghiệp muốn tìm ra một cách khác để giảm lượng chất lỏng ion dùng để tái chế denim thành sợi cellulose.
Các nhà nghiên cứu lấy ba mẫu vật liệu dệt nghiền thành bột (vải denim xanh da trời, vải quần denim đỏ và áo phông màu hỗn hợp). Sau đó họ hòa tan bột trong hỗn hợp của chất lỏng ion 1-butyl-3-methylimidazolium acetate và dimethyl sulfoxide (DMSO) theo tỷ lệ 1: 4. Các nhà nghiên cứu sử dụng DMSO nồng độ cao làm dung môi do vậy sẽ giảm lượng lớn chất lỏng ion. Ngoài ra, DMSO làm giảm độ nhớt của dung dịch ion, giúp dễ dàng kéo sợi xenlulo thành sợi mới.
Do DMSO rẻ hơn nhiều so với chất ion lỏng nên quy trình mới này đã giảm giá thành khi xử lý lên đến 77%. Các nhà nghiên cứu thực hiện tiền xử lý bột vật liệu dệt bằng dung dịch natri hydoxit đã có thể tạo ra các sợi giống viscose màu trắng. Không có bước này, các sợi vẫn giữ được màu của vật phẩm ban đầu, giúp tiết kiệm nước và năng lượng cần thiết trong quá trình nhuộm vải.
Người dịch: Phùng Thị Ái