Vấn đề lao động, hãy để người làm được nói
Dự thảo Bộ luật lao động trở thành vấn đề nóng trong thời gian qua. Những ý kiến nhiều chiều của các chuyên gia, thậm chí tranh cãi trên công luận chưa đến hồi kết. Khi nhìn vào mục đích cuối cùng là “VÌ CON NGƯỜI, VÌ SỰ PHÁT TRIỂN”, thì những động lực sẽ tập trung hơn để trở thành một sức mạnh duy nhất.
ột Hội thảo trung tuần tháng 9/2019 do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức, về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), như quy định về khung giờ làm thêm, lương lũy tiến theo giờ, hợp đồng lao động, thời gian làm việc tiêu chuẩn, kỷ luật lao động…, và những tác động ảnh hưởng tới người lao động, doanh nghiệp và nền kinh tế, đã được nhiều nhà nghiên cứu, học giả, và các chủ doanh nghiệp, đại diện một số hội doanh nghiệp tham gia.
LÀM THÊM BAO NHIÊU CHO ĐỦ?
Điểm nóng thu hút sự chú ý của hầu hết các đối tượng tham gia Hội thảo cũng như đối tượng liên quan trong doanh nghiệp, xã hội, đó là Thời giờ làm thêm và cách tính tiền lương làm thêm giờ. Tổng số giờ được làm thêm tối đa trong mỗi năm ở Việt Nam đang bị hạn chế ở mức 200 giờ/ năm. Mức này là thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia đang cạnh tranh lao động với Việt Nam.
Thời gian làm thêm chưa phù hợp với ngành nghề, nhất là ngành dệt may, da giày (những ngành thâm dụng lao động) và có đặc thù về thời gian giao hàng theo mùa vụ, theo xu hướng thời trang, nên đã hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, năng suất lao động của NLĐ Việt Nam còn thấp, tỷ trọng các ngành thâm dụng lao động có giá trị gia tăng thấp vẫn còn lớn thì nhu cầu mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ là nhu cầu có thực để góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Đơn cử, năm 2016, năng suất lao động của người Việt Nam đạt mức 11 USD/ngày, trong khi của người Singapore là 132,8 USD/ngày (Singapore cao gấp 12,1 lần so với Việt Nam), Đài Loan là 99,2 USD (cao gấp 9 lần Việt Nam), Nhật Bản là 74,2 USD (cao gấp 6,7 lần Việt Nam)…
Trong số các quy định mới của Dự thảo, có thể kể đến một số quy định tiêu biểu mà nếu được áp dụng sẽ tác động không nhỏ tới nền kinh tế nói chung cũng như lợi ích của người lao động và doanh nghiệp nói riêng là: không thay đổi về trần làm thêm giờ, trả lương lũy tiến làm thêm giờ, cắt giảm thời giờ làm việc tiêu chuẩn. Một ví dụ cụ thể đối với Tập đoàn Samsung tại Việt Nam quản lýhàng trăm nghìn lao động, nhưng với xu hướng giảm giờlàm việc bình thường, giới hạn thời gian làm thêm vàtăng lương lũy tiến giờlàm thêm cóthểkhiến một tháng Samsung mất thêm 2 triệu USD vàmột năm mất hơn 20 triệu USD, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như bất ổn cho hoạt động sản xuất. Khi áp lực quálớn từnhững quy định đó, doanh nghiệp sẽcókhảnăng chuyển nhàmáy sang quốc gia khác khiến tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia giảm đi, kéo theo các chuỗi doanh nghiệp cung ứng cho Samsung tại Việt Nam cũng bịảnh hưởng lớn, không còn khảnăng đểduy trìhoạt động.
Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng Thư ký VCCI, kiêm Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, cho rằng, việc quy định thời gian làm thêm từ 500 – 600 giờ/năm vẫn đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Không quy định giới hạn giờ làm thêm theo tuần, theo tháng, chỉ quy định giới hạn giờ làm thêm theo năm. Bà Lan Anh cũng đề xuất nội dung Điều 109 Dự thảo Bộ Luật Lao động (BLLĐ) về làm thêm giờ:
Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 500 giờ đến 600 giờ trong một năm:
- a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, sản xuất linh kiện hỗ trợ cho các sản phẩm nêu trên, chế biến nông, lâm, thủy sản;
- b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- d) Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn, do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước được (như hậu quả thời tiết, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn; thiếu điện; thiếu nguyên liệu; sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất).
LƯƠNG LŨY TIẾN: ĐỪNG XÔ ĐẨY DOANH NGHIỆP VÀO KHÓ KHĂN HƠN
Dĩ nhiên, hầu hết NLĐ mong muốn tăng giờ làm thêm, tăng thu nhập. Trong khi đó, thì Tiền lương làm thêm giờ ở Việt Nam hiện nay đang cao hơn so với tiền lương làm thêm giờ của nhiều quốc gia khác. Quy định mới sẽ khiến cho chi phí DN tăng cao, khó quản lý, theo dõi, giảm sức cạnh tranh của DN.
Bà Lan Anh đề xuất nội dung Khoản 1 Điều 100 Dự thảo BLLĐ cần được quy định:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
- a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
Việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ với mức lương cao hơn quy định ở khoản này thì do hai bên thỏa thuận để thực hiện.”
Tuy nhiên, cũng nêu thực tế vấn đề việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ, ông Bùi Đức Thịnh – Chủ tịch HĐQT Cty CP May Sông Hồng nêu rõ: “90- 95% số doanh nghiệp Việt Nam hiện còn khó khăn, không đủ tiền để chi trả phần lương vượt trội thời gian như mức các chuyên gia đưa ra, đừng xô đẩy doanh nghiệp khó khăn thêm nữa, thậm chí còn là phạm pháp khi bị kết tội là không tuân thủ pháp luật.
Về lương lũy tiến: Thông thường, chỉ có trả lương theo sản phẩm lũy tiến chứ không ai trả lương thời gian lũy tiến cả. Nếu trả lương lũy tiến theo thời gian thì cực kì nguy hiểm bởi sẽ kéo theo sự bùng phát và dung dưỡng cho thói lười nhác, vô trách nhiệm, vô kỉ luật, vốn đang là điều tệ hại phổ biến nhất của số đông người lao động Việt. Trả lương kiểu vậy, sẽ triệt tiêu mọi động lực tích cực và chỉ tàn phá nhanh chóng mọi nguồn lực xã hội mà thôi. Ở doanh nghiệp chúng tôi không thể chấp nhận chuyện đó. Các nhân viên của chúng tôi ở trong nước hay nước ngoài, kể cả các nhân viên người nước ngoài đang làm việc cho Công ty và tôi đã thăm nhiều doanh nghiệp nước ngoài, họ luôn tự giác tới mức tối đa, hết việc mới về chứ không phải hết giờ là về. Dù phải làm việc trái múi giờ tới 6-7 tiếng, thậm chí là 12 tiếng/ ngày đêm… nhưng họ luôn hoàn thành công việc mà không một lời kêu ca, oán thán vì họ đã xác định Công ty chính là cuộc đời, là nghiệp sống của họ rồi. Đó là gắn bó máu thịt giữa doanh nghiệp và người lao động. Thứ văn hóa cốt lõi đem lại sự hưng thịnh hay lụi tàn cho doanh nghiệp, bài học sơ đẳng ban đầu ấy, giới doanh nhân ai cũng biết rất rõ. Do vậy xin bỏ hẳn khái niệm trả lương theo thời gian lũy tiến, vì đó là mối nguy hiểm tiềm tàng khôn lường cho xã hội, kìm hãm, thậm chí sẽ phá nát nền kinh tế đất nước.”
GIẢM GIỜ LÀM, TĂNG THÁCH THỨC
Về nội dung giảm thời giờ làm việc mỗi tuần từ 48 giờ xuống còn 44 giờ, kể cả các chuyên gia hay giới chủ doanh nghiệp đều cho rằng chưa hợp lý với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn của Việt Nam là tương đương với các quốc gia có cùng trình độ phát triển như Lào, Campuchia, thậm chí những quốc gia phát triển hơn Việt Nam như Thái Lan, Philippines, Maylasia vẫn duy trì 48 giờ/tuần. Hàn Quốc thậm chí còn làm việc 52 giờ/ tuần. Giờ làm việc ở trong khoảng 40 – 44 giờ/tuần đa phần chỉthuộc các quốc gia phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản, Singapore.
Bà Trần Thị Lan Anh nhận định: “Việc giảm giờ làm việc mỗi tuần trong thời gian này có khả năng làm suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, gây mất niềm tin của khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó dẫn đến nguy cơ người lao động có thể mất việc làm. Giảm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn thuế của doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách nhà nước sẽ bị sụt giảm đáng kể.”
Đồng quan điểm về việc không nên giảm giờ làm việc mỗi tuần, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ: “Tình hình tuyển dụng lao động ở Việt Nam hiện nay vô cùng khó khăn cộng thêm tình trạng nghỉ việc tràn lan của người lao động nên các doanh nghiệp thậm chí phải sử dụng dịch vụ tuyển dụng thông qua trung tâm giới thiệu việc làm và đến các tỉnh xa mà vẫn không tuyển đủ lao động. Với thời giờ làm việc tiêu chuẩn là 48 giờ/ tuần, doanh nghiệp vẫn phải tổ chức làm thêm giờ mới có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn “lách” Luật, làm thêm quá số giờ quy định do giới hạn làm thêm giờ hiện nay ở Việt Nam đang quá khắt khe. Do vậy, ngay cả thời gian làm việc tiêu chuẩn cũng cắt giảm thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, gây mất niềm tin của khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu. Các doanh nghiệp nội địa dần dần sẽ không còn đơn đặt hàng nào từ khách hàng nữa sẽ phải đóng cửa, giải thể. Các doanh nghiệp FDI cũng sẽ phải chuyển sản xuất sang các nước khác, khối lượng công việc ở Việt Nam theo đó cũng sẽ giảm đi đáng kể gây hệ lụy vô cùng xấu tới nền kinh tế quốc gia.”
Thiết nghĩ, khi việc sửa đổi Luật nhằm mục tiêu xây dựng chính sách tốt, thể chế tốt, bộ luật tốt để sức khỏe quốc gia được tốt, thì ngoài tiếng nói các chuyên gia, còn cần lắng nghe tiếng nói của chủ doanh nghiệp, và cả tiếng nói của người lao động, những người thiết thân nhất với Luật Lao động.
Theo VTGF (Đón đọc Tạp chí số tháng 10/2019 )
Quý Doanh nghiệp, độc giả có nhu cầu mua ấn phẩm Tạp chí Dệt May & Thời trang Việt Nam xin vui lòng liên hệ: Ông: Cao Quang Nam Chuyên viên Ban Thông tin & Truyền thông – Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng Điện thoại: 0978.881.092 Email: [email protected] hoặc [email protected] Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà Leadvisors Place, 41A Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội |