Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Vì sao Dệt May Việt Nam chưa tận dụng được ưu đãi từ CPTPP?


Mặc dù Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực từ tháng 1/2019, nhưng sau hơn 7 tháng triển khai, các mặt hàng tận dụng được Quy tắc xuất xứ (QTXX) để được hưởng ưu đãi về thuế quan là chưa nhiều.

Ngành được kỳ vọng có những bước đi “bứt phá” và được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định như dệt may, sau nửa năm vẫn chưa có những tín hiệu đáng mừng. Vì đâu?

Chưa như kỳ vọng

Chiều 12/1, với 100% phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua và phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Việt Nam là quốc gia thứ 7 phê chuẩn Hiệp định này sau: New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico và Singapore. Theo quy ước của CPTPP, Hiệp định có hiệu lực khi có đủ 6 quốc gia phê chuẩn, do đó Hiệp định đã có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 khi New Zealand thông qua.

Với quy mô thị trường khoảng gần 90 tỷ USD, CPTPP được coi là cơ hội để các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: nông sản, dệt may, da giày… có thể tận dụng được các quy định khi mức thuế tại các quốc gia trong khối CPTPP có lộ trình về 0%. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu này, mỗi mặt hàng lại có những quy tắc xuất xứ khác nhau. Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, sau 6 tháng triển khai, mới chỉ có một số ngành hàng được hưởng lợi về QTXX từ Hiệp định. Dệt may là ngành được nhiều chuyên gia, nhà nhận định chính sách kỳ vọng, lại chưa có được cơ hội bứt phá vào một số thị trường mới trong khối như: Canada hay Australia.

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

(Ảnh minh họa)

Ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ đa biên (Bộ Công Thương), cho biết, mặc dù tín hiệu xuất khẩu sang các thị trường trong khối CPTPP đã có mức tăng trưởng 30% trong 7 tháng đầu năm 2019, nhưng có những ngành hàng được kỳ vọng sẽ được hưởng nhiều cơ hội về ưu đãi thuế quan từ Hiệp định lại có mức tăng trưởng tương đối thấp. Theo ông Khanh, với mức tăng trưởng khoảng 16,4 tỷ USD xuất khẩu sang thị trường CPTPP, hiện mới chỉ có 190 triệu USD tận dụng được QTXX, chiếm 1,17% tổng kim ngạch xuất khẩu sang CPTPP. Đây là một con số tương đối khiêm tốn, nếu không nói là rất thấp.

“Với thị trường lớn như Canada, chúng ta xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019, nhưng những mặt hàng đáp ứng được QTXX mới chỉ đạt 118 triệu USD ưu đãi, đạt khoảng 6,5%. Tổng kim ngạch Xk sang Mexico trong 7 tháng đạt 3 tỷ USD, nhưng xuất khẩu có C/O để hưởng ưu đãi chỉ 54 triệu USD, chiếm 4,16%.” Ông Khanh nhấn mạnh.

Nhưng đó mới chỉ là tổng số tất cả các mặt hàng, còn đi sâu vào từng ngành hàng thì con số trên còn “đáng lo ngại” hơn. Ông Khanh cho biết, chỉ có 2 mặt hàng là da giày và sắt thép là tận dụng được QTXX trên dưới 10%. Trong đó, mặt hàng sắt thép đạt khoảng 9,89%, da giày khoảng 12,6%. “Tôi hơi bất ngờ khi mặt hàng chúng ta có kỳ vọng rất lớn như dệt may chỉ đạt 0,03%. Gần như chưa tận dụng được gì từ CPTPP”.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) cho biết, bên cạnh những con số về việc DN chưa tận dụng được các quy định về QTXX sang các thị trường CPTPP, còn có sự “thờ ơ” của DN khi có đến gần 60% DN khi VCCI đi khảo sát có nghe nói đến CPTPP nhưng lại chưa tìm hiểu về Hiệp định.

Nguyên nhân vì đâu?

Việc CPTPP đã có hiệu lực hơn nửa năm, nhưng các mặt hàng tận dụng được QTXX chưa được như kỳ vọng cũng là một số dấu hỏi lớn đối với nhiều chuyên gia kinh tế và nhà hoạch định chiến lược. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức độ yêu cầu về QTXX của CPTPP đối với những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là tương đối “khó nhằn”.

Lấy ví dụ thực tiễn từ ngành Dệt May Việt Nam, CPTPP quy định QTXX của mặt hàng dệt may phải từ Sợi trở đi. Trong khi chuỗi cung ứng của ngành dệt may nước ta từ lâu vốn được biết đến là bất cân bằng khi “phình to” ở hai đầu, chỉ có ngành Sợi, May là phát triển, còn ngành Dệt Nhuộm lại tương đối yếu. Hiện mới chỉ có một số DN hoàn thiện được chuỗi cung ứng từ Sợi trở đi như: Dệt may Thành Công, TCT Phong Phú, Hanosimex…

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Ông Lê Tiến Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, TGĐ Vinatex cho biết, theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, có 2 nguyên nhân DN chưa đáp ứng được CPTPP. Một là mỗi ngành hàng lại có những quy định về QTXX khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều DN trong ngành vẫn chưa hoàn thiện được chuỗi cung ứng từ Sợi – Dệt nhuộm – May. Hai là việc cấp Chứng nhận xuất xứ C/O hiện nay của ta đang có vấn đề. Hiện nay chỉ có Bộ Công Thương và VCCI là có thẩm quyền cấp C/O, do đó sẽ có thể bộc lộ những hạn chế, hoặc chưa thực sự hướng tới phục vụ DN. “Thực tế cho thấy, với các mặt hàng trong khối nông nghiệp được SX trọn vẹn trong một quốc gia, thì QTXX của nó rất dễ chứng minh. Còn ngành Dệt May nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và chúng ta chấp nhận nó với QTXX từ Sợi trở đi. Vấn đề là, ai sẽ là người chứng minh nó có QTXX từ Sợi để được hưởng thuế quan. Duy nhất trong CPTPP, Việt Nam có Thông tư 03 của Bộ Công Thương quy định rằng DN làm xuất khẩu hưởng miễn thuế phải có C/O, còn đối với các quốc gia khác DN được tự chứng nhận QTXX. Chính vì vậy, có 2 vấn đề về việc DN chưa đạt được chứng nhận QTXX, một là DN chưa đạt QTXX cho nên không tham gia. Hai là quy trình xác định QTXX của Việt Nam còn bất cập. Trong 7 tháng, 2 thị trường quan trọng trong CPTPP là Australia và Canada, mặt hàng dệt may tăng trưởng rất cao. Canada tăng trưởng 22%, còn tổng kim ngạch XK sang Australia của Việt Nam có giảm, nhưng riêng dệt may vẫn tăng 20%. Rõ ràng, xu thế của nhà mua hàng, của chuỗi cung ứng muốn tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam là đã có, đã thể hiện. Nhưng, người ta sẽ vướng, đang vướng và nếu tiếp tục vướng, thì chuyện có dịch chuyển đến Việt Nam để đáp ứng QTXX hay không lại là câu hỏi.” Ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.

Theo bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, đối với các nước trong khối CPTPP đã có các Hiệp định FTA với Việt Nam trước đó mà Việt Nam đang được hưởng ưu đãi về thuế quan, thì trước mắt các DN vẫn nên lựa chọn các ưu đãi mà chúng ta đã ký kết trước đó. Còn đối với các thị trường mới chưa có FTA với Việt Nam, mới cần đến ưu đãi từ CPTPP. Tuy nhiên, để thực hiện được cần có lộ trình dài hơn để các DN có thể bắt kịp và đáp ứng được các yêu cầu.

Theo Tạp chí Dệt May & Thời trang Việt Nam (Đón đọc số tháng 10/2019 tại đây!)


Các tin khác