Vinatex cập nhật thông tin kinh tế, thị trường cho các doanh nghiệp
Ngày 13/04/2022, Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) tổ chức hội thảo trực tuyến cập nhật thông tin kinh tế, thị trường.
Toàn cảnh hội thảo
Tham dự hội thảo có T.S Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Vinatex; ông Cao Hữu Hiếu- Tổng Giám đốc Vinatex cùng các đồng chí trong HĐQT, Cơ quan điều hành, lãnh đạo các Ban chức năng của Tập đoàn và lãnh đạo các doanh nghiệp trực thuộc Vinatex.
Tại hội thảo, T.S Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã cập nhật tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong quí 1/2022 đến các doanh nghiệp. Theo đó, trong quí 1/2022, bên cạnh sự tác động của đại dịch Covid – 19, kinh tế thế giới còn chịu tác động của 3 yếu tố mới đó là: Tình hình kinh tế và các chính sách của Mỹ; Tình hình kinh tế và các chính sách của Trung Quốc; Xung đột quân sự Nga – Ukraine. Các yếu tố trên đã đẩy giá năng lượng và giá nguyên vật liệu đầu vào lên cao gây cản trở đà phục hồi của nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất cao hơn đã tạo áp lực lên quản lý nợ công của nhiều quốc gia. Ngoài ra, mối đe dọa về lạm phát khiến tỷ giá biến động, nợ công tăng, gây áp lực lên điều hành chính sách kinh tế. Đối với tình hình kinh tế trong nước, quý 1/2022 tăng trưởng kinh tế đạt 5,03%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,41% so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng trưởng 6,44%, doanh thu và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng 4,4%. Về cán cân xuất nhập khẩu thì Việt Nam vẫn xuất siêu 0,81 tỷ USD, mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.
T.S Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cập nhật tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong quí 1/2022 đến các doanh nghiệp
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe ông Vương Đức Anh – Chánh Văn phòng HĐQT trình bày về chiến lược của EU cho ngành dệt may bền vững và tuần hoàn; ông Nguyễn Ngọc Cách – Trưởng ban Tài chính Kế toán Vinatex trình bày về Tỷ giá và lãi suất quí 1/2022 dự báo năm 2022; bà Đỗ Phương Nga, Phó Trưởng ban Quản lý nguồn Nhân lực kiêm trợ lý Tổng Giám đốc trình bày về Chương trình đào tạo tài năng trẻ Vinatex năm 2022; bà Thái Thị Phương Thanh, Phó Trưởng ban Tổng hợp Pháp chế trình bày về Báo cáo bông Tân Cương.
Kết luận buổi hội thảo, Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường cho biết, khi đánh giá về tốc độ tăng trưởng kinh tế thì tất cả các nước đều xét đến 3 ảnh hưởng chính đó là kinh tế Mỹ, Trung Quốc và xung đột quân sự Nga – Ukraine. 3 yếu tố này tạo ra 2 cú sốc đối với nền kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương về kim ngạch xuất nhập khẩu và tài chính. Đối với nền kinh tế Việt Nam, trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương kỳ tháng 4/2022, Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 6,5% xuống 5,3%.
Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường kết luận buổi hội thảo
Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường nhận định, tổng cầu của thị trường dệt may không phục hồi như dự báo cũ. Vì vậy, với 3 kịch bản đã đưa ra trong quí 1/2022 thì hiện nay Vinatex đang ở kịch bản trung bình với kim ngạch xuất khẩu tương đương năm ngoái. Trong đó, ngành Sợi đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi giá nguyên liệu chính tăng từ 30% – 40% và giá bán giảm 5% – 6% nên cần cân nhắc tăng lượng tồn kho và hạn chế mua bông giá quá cao hơn nhu cầu để chờ giá của niên vụ mới. Ngành May tiếp tục có dư địa của đơn hàng nhưng cần xem xét những rủi ro về nguồn gốc vải có thành phần bông từ Trung Quốc, logistics tăng giá và kéo dài, chi phí trong nước tăng (nhất là tiền lương) nên cần giữ ngoại tệ tối đa và luân chuyển kịp thời vào từng thời điểm. Bán lẻ hàng thời trang trong nước tiếp tục giảm cho thấy xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân vẫn là xu thế của thị trường nội địa. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và cân nhắc một cách khoa học trước khi quyết định mở rộng kinh doanh nội địa trong năm nay.
“Trong thời gian tới các doanh nghiệp cần quan tâm 3 việc chính, đó là: giữ vững hoạt động SXKD ngành Sợi với hy vọng quí 3 thị trường sẽ hồi phục; tập trung nâng cao năng suất lao động và không nên trông chờ vào thị trường nội địa trong năm 2022 như một giải pháp để bù vào thị trường xuất khẩu nếu có”, Chủ tịch Lê Tiến Trường nhấn mạnh.
Xuân Quý