Vinatex họp báo công bố kết quả SXKD năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018
Ngay trong ngày làm việc đầu năm mới 02/01/2018, tại Hà Nội, Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng (Vinatex) đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả SXKD năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
KNXK dệt may năm 2017 đạt trên 31 tỷ USD
Tại buổi họp báo, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, năm 2017, tổng cầu dệt may thế giới giảm 0,85% so với năm 2016. Trong đó, nhập khẩu dệt may của Mỹ giảm 0,2%, của EU giảm 0,3%. Cùng với đó, áp lực của Hiệp định TPP bị dừng lại làm tình hình xuất khẩu dệt may trong những tháng đầu năm hết sức khó khăn. Với quyết tâm cao và nỗ lực hết mình, ngành dệt may đã từng bước ổn định, vượt qua thách thức, hoàn thành vượt mục tiêu đề ra trong năm 2017 với kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt trên 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016. Trong đó, KNXK của Vinatex đạt hơn 3 tỷ USD, tăng trưởng trên 10%, vượt 2,7% so với kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ giao.
Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành Dệt May Việt Nam đã nỗ lực phát triển đa dạng hóa các thị trường và có sự bứt phá tại các thị trường khác như: Trung Quốc, Nga, Campuchia…. Tính đến nay Việt Nam đã có 6 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bao gồm: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Theo nhận định của ông Lê Tiến Trường, nếu giải quyết được bài toán ngân hàng tại Nga (hiện tại các công ty tại Nga không thể thanh toán trực tiếp mà phải qua ngân hàng của 1 nước thứ ba) và thâm nhập sâu hơn vào thị trường Úc thông qua Hiệp định CPTPP thì Nga và Úc sẽ là 2 thị trường xuất khẩu 1 tỷ USD tiếp theo của Việt Nam.
Ngoài các mặt hàng dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất tốt. Vị thế của ngành Dệt May Việt Nam đang tương đối tốt trong số các nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới. Các khách hàng lớn đều ưu tiên cao và coi Việt Nam là trung tâm cung cấp mỗi khi đặt hàng. Có được thành công như vậy, theo ông Lê Tiến Trường là do toàn Ngành đã tập trung nâng cao năng lực quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm, cam kết giao hàng đúng hạn và đầu tư nâng cấp máy móc, trang thiết bị theo hướng hiện đại, tự động hóa để giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
Dồn sức để thay đổi công nghệ
Theo ông Lê Tiến Trường, thế giới đang trong giai đoạn bản lề của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đặt ra nhiều thách thức về năng lực cạnh tranh và phát triển đối với Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp dệt may nước ngoài đều đầu tư nhà máy hiện đại ngay từ đầu, bởi vậy nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chuyển mình thì sẽ tự đánh mất cơ hội và không còn khả năng cạnh tranh vào năm 2020. Cụ thể, đơn giá gia công ngày càng giảm, nhất là đối với các đơn hàng tiêu chuẩn như áo sơ mi, quần âu, giá trung bình giảm từ 10% đến 15% trong năm 2017 và sẽ còn tiếp tục giảm, trong khi đó chi phí tại Việt Nam đều tăng lên, bao gồm giá điện, tiền lương, vận chuyển, … cùng khấu hao máy móc ngày càng ít đi. Do đó, con đường duy nhất để cạnh tranh với các nước xuất khẩu dệt may nói chung và với các doanh nghiệp FDI nói riêng, là chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm phải giảm, tức năng suất trên đầu người, giá trị sản xuất trên đầu người phải tăng. Ông Lê Tiến Trường xác định, nếu có trang thiết bị nào có thể thay thế được lao động làm bằng tay thì sẽ phải đầu tư. Mặc dù tiền đầu tư sẽ nhiều, ngay lập tức có thể thấy cao hơn tiền lương và trong giai đoạn đầu tư có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên tiền khấu hao nằm lại tại doanh nghiệp và số tiền này chính là tiềm lực để doanh nghiệp tiếp tục sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại hơn. Thêm vào đó, với sự tiếp sức của công nghệ, các doanh nghiệp dệt may mới có thể tăng được năng suất, rút ngắn thời gian giao hàng, cùng với đó tăng lương cho người lao động, thu hút được nhân sự và đồng thời giải quyết được bài toán cạnh tranh lao động với các ngành nghề khác trong xã hội.
Theo ước tính, với tốc độ tăng trưởng 10%/năm trong thời gian qua, thì mỗi năm ngành DMVN cần thêm 200.000 người lao động mới. Tuy nhiên, khi Ngành có thể tập trung vào đầu tư thiết bị công nghệ cao, thì vẫn có thể tăng trưởng ở mức 10%, mà chỉ cần tuyển thêm 100.000 người lao động/năm. Hơn thế, khi Ngành áp dụng công nghệ quản lý kết nối tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, thì còn giảm được chi phí tồn kho. Đơn cử, bên May có thể biết thông tin bên Dệt đang sản xuất hàng gì, có thể phù hợp thì đăng ký ngay để sau khi dệt, hàng sẽ được chuyển ngay tới bên may, tiết kiệm thời gian lưu kho cho bên Dệt và giảm thời gian giao hàng cho bên May. Sự kết nối thông tin như vậy khiến các bên có thể sử dụng sản phẩm của nhau trong chuỗi sản xuất nhanh nhất, tối ưu hóa thời gian di chuyển hàng, giảm chi phí chung trong cả quá trình sản xuất.
Đặt mục tiêu đạt 34 tỷ USD KNXK năm 2018
Năm 2018 được dự báo GDP toàn cầu tăng trưởng bền vững, tuy nhiên với sự bất ổn chính trị và kinh tế thế giới, đặc biệt là tình hình Triều Tiên và Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, dẫn đến tổng cầu thế giới về dệt may sẽ chỉ tăng 1-2%, thậm chí là không thay đổi. Mặc dù vậy, ngành Dệt May Việt Nam vẫn đặt mục tiêu cao, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 34 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2017. Để đạt được con số tăng trưởng như vậy, theo ông Lê Tiến Trường, toàn Ngành phải dồn sức để thay đổi công nghệ, bắt nhịp trong đầu tư, làm chủ được các sản phẩm đưa ra thị trường thế giới nhằm tạo ra một nền công nghiệp dệt may phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả.