Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật

Xuất khẩu gặp trở ngại ở thị trường lớn


Xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực như EU, Trung Quốc tăng trưởng quá thấp, thậm chí sụt giảm, tác động tới nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Sicbo Tài Xỉu Sảnh Rồng

Tàu làm hàng tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Đức Thanh

Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng quá thấp

Báo cáo tại cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu 7 tháng năm 2019 của Bộ Công thương cho thấy, xuất khẩu đối mặt nhiều thách thức, bởi tăng trưởng xuất khẩu sang một số thị trường lớn diễn biến thất thường.

Cụ thể, xuất khẩu sang Trung Quốc trong nửa đầu năm nay tăng quá thấp, chỉ đạt 16,68 tỷ USD, tăng 0,3% (tương đương mức tăng 42,7 triệu USD).

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương giải thích, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng quá thấp một phần do nhu cầu nhập khẩu của thị trường giảm. “Xung đột thương mại Mỹ – Trung làm nhiều  Trung Quốc không có đơn hàng mới, phải cắt giảm nhân công, nên tác động mạnh đến thu nhập và sức  của người dân Trung Quốc. Ngoài ra, đồng nhân dân tệ yếu đi cũng làm hàng hóa nước ngoài đắt lên tương đối”, ông Khánh nói.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2019 của nước này đạt 990 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Những mặt hàng Trung Quốc giảm nhập khẩu so với cùng kỳ như gạo (giảm 28,7% về lượng và 30,7% về trị giá), cá đông lạnh (giảm 9,5%), cao su thiên nhiên (giảm 5,2% về lượng và 3,7% về trị giá), các sản phẩm công nghiệp (xơ sợi, máy vi tính và linh kiện…), nên ngay lập tức đã tác động đến xuất khẩu các nhóm hàng này của Việt Nam.

Trong đó, xuất khẩu điện thoại, linh kiện của Việt Nam giảm 26,2%; dây điện và cáp điện giảm 22,7%; xuất khẩu gạo giảm tới 70%; cà phê giảm 10%; giấy và sản phẩm từ giấy giảm 39%…

Không chỉ từ Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ nhiều thị trường đều giảm hoặc chỉ tăng nhẹ như từ Hàn Quốc giảm 14,6%, từ Nhật Bản giảm 6,4%, từ Đài Loan giảm 7% và từ Thái Lan tăng 0,5%.

Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã giảm so với cùng kỳ năm trước (giảm 0,6%). 5 mặt hàng có sự sụt giảm xuất khẩu làm xuất khẩu chung vào EU giảm mạnh là điện thoại và linh kiện (giảm 6,8%, do xuất khẩu sang Áo, Đức, Hà Lan, Anh, Thụy Điển giảm); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 4,7%); sắt thép (giảm 42,9%, do xuất khẩu sang tất cả các thị trường  giảm); cà phê (giảm 13%, xuất khẩu sang hầu hết các thị trường giảm và giá xuất khẩu giảm hơn 10%); thủy sản (giảm 13%, do xuất khẩu sang các thị trường Hà Lan, Bỉ, Italy giảm).

Doanh nghiệp phập phồng

Chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu sợi, nông, thủy sản…, nên dù biến động nhỏ của thị trường Trung Quốc cũng làm các doanh nghiệp trong nước đứng ngồi không yên.

Công ty cổ phần Dam San mỗi tháng xuất sang Trung Quốc khoảng 1.400 tấn sợi với giá 2,8 USD/kg, nhưng hiện tại, lượng xuất khẩu giảm mạnh và giá xuất khẩu giảm còn 2,4 USD/kg.

Bà Vũ Phương Diệp, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Dam San lo ngại, giá bán đã giảm mạnh, không bù được chi phí sản xuất, nhưng doanh nghiệp đang ở trong tình thế hết sức mơ hồ bởi căng thẳng Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Nhiều doanh nghiệp da giày cho hay, rất khó để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày dép sang thị trường Trung Quốc trong những tháng cuối năm bởi nhu cầu yếu đi.

Trong khi đó, với ngành hàng rau quả, nhiều doanh nghiệp lo bị chậm thanh toán. Ông Ryan Galloway, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Navifood lo ngại sẽ bị chậm thanh toán các hợp đồng đã xuất khẩu.

Có lẽ, khó khăn hơn cả là điện thoại và gạo. Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu điện thoại sang Trung Quốc giảm 26,27% (tương ứng với 390 triệu USD), xuất khẩu gạo giảm 69% (tương đương gần 180 triệu USD). Hai mặt hàng này “đóng góp” nhiều nhất vào sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, phải có những giải pháp trước mắt và thiết thực đối với các ngành hàng xuất khẩu lớn.

“Có những việc không phụ thuộc vào chúng ta, nên những giải pháp đưa ra sẽ khó trúng đích. Do vậy, trong những tháng tới, nên tập trung vào những việc mà ta có thể làm được, như đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD, giảm 1,7%. Đó là những tín hiệu cần quan tâm”, ông Khánh nói.

Ngoài nguyên nhân nhu cầu thị trường Trung Quốc yếu đi, thì xuất khẩu sang Trung Quốc giảm tốc trong thời gian qua còn do sự thay đổi chính sách thương mại từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Trước đây là trao đổi thương mại cư dân, không bị kiểm soát quá ngặt nghèo, nhưng nay chuyển sang chính ngạch, nên phải tuân theo quy tắc thương mại.

Thực tiễn những tháng đầu năm cho thấy, cần có sự vào cuộc của các tỉnh và các doanh nghiệp. Đáng lẽ, nước bạn đã áp dụng một số quy tắc từ năm 2018, nhưng sau đó đã đồng ý giãn 6 tháng để các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị. Nhưng rất tiếc, nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn bị được, thậm chí còn thờ ơ. Điều này dẫn đến câu chuyện mực tồn ở Quảng Nam, cá nục tồn ở Quảng Trị.

“Thực tiễn cho thấy, tỉnh nào vào cuộc thì sản phẩm nông sản tiêu thụ rất tốt, như Sơn La, Bắc Giang. 3 vụ vải gần đây, Bắc Giang xuất khẩu được giá, xoài Sơn La làm ra không đủ để bán”, ông Khánh lưu ý.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt 145,1 tỷ USD, thấp hơn khoảng 1 tỷ USD so với kịch bản tăng trưởng đề ra.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu 261 – 262 tỷ USD hàng hóa trong năm nay, tăng 7 – 7,5% so với năm 2018, thì xuất khẩu bình quân mỗi tháng còn lại phải đạt 23,2 – 23,4 tỷ USD.

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)


Các tin khác